Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3 biểu hiện như thế nào?

Ung thư dạ dày là loại ung thư hình thành ở niêm mạc dạ dày gồm có 4 giai đoạn chính. Trong đó, ung thư dạ dày giai đoạn 3 là một trong những giai đoạn nguy hiểm, có khả năng điều trị thành công rất thấp vì lúc này các tế bào ung thư đã bắt đầu lan sang hạch bạch huyết và cơ quan gần dạ dày. Sau đây, chúng ta hãy dành thời gian cùng GenK STF để tìm hiểu về các tiến trình phát triển cùng triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn 3 này nhé.

Xem thêm:

1. Tiến trình phát triển của ung thư giai đoạn 3

Các bác sĩ chuyên khoa đã chia thành bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 thành 3 giai đoạn nhỏ với mức độ và biểu hiện khác nhau như sau:

Ung thư dạ dày giai đoạn 3A

  • Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã có thể xâm nhập tới các lớp cơ và các hạch bạch huyết xung quanh dạ dày nhưng vẫn chưa lây lan tới các mô hoặc cơ quan ở xa. Trong nhiều trường hợp thì tế bào ung thư cũng có thể đã lan tới lớp cuối cùng của dạ dày và các hạch bạch huyết xung quanh.
Các giai đoạn khi bị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày giai đoạn 3B

  • Trong giai đoạn 3b này thì các tế bào ung thư đã tấn công vào các lớp bao phủ bên ngoài dạ dày và các hạch lympho kế bên nhưng vẫn chưa lây lan xa. Nhiều trường hợp thì khối u đã di căn tới lớp ngoài cùng của dạ dày và nhiều hạch bạch huyết xung quanh dạ dày.

Ung thư dạ dày giai đoạn 3C

  • Các tế bào ung thư ung thư dạ dày khi phát triển tới giai đoạn 3c thì đã phát triển trong tất cả các lớp của thành dạ dày nhưng vẫn chưa xâm lấn xa. Nhưng vẫn có trường hợp tế bào ung thư đã phát triển ra ngoài thành dạ dày và tấn công vào các mô cùng cơ quan lân cận.

2. Triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3

Khác với giai đoạn đầu, khi phát triển đến ung thư dạ dày giai đoạn 3 thì các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đã trở nên rõ ràng, cụ thể hơn vì các tế bào ung thư đã phát triển mạnh và bắt đầu lây lan rộng hơn:

  • Đau bụng: Trong giai đoạn đầu thì triệu chứng đau bụng thường xuất hiện với tần suất ít hơn nên rất ít bệnh nhân có thể phát hiện được bệnh ung thư dạ dày. Nhưng khi đến giai đoạn 3 thì những cơn đau bụng sẽ xuất hiện nhiều hơn, cơn đau cũng dữ dội hơn và vị trí đau thường xuất hiện ở vùng thượng vị. Bởi vì lúc này khối u đã phát triển lớn, chèn ép dạ dày, khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và gây nên những cơn đau bụng âm ỉ.
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Những cơn đau không chỉ khiến bệnh nhân gặp khó chịu mà còn gây nên tình trạng chán ăn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, không có sức lực gây ra tình trạng suy nhược nghiêm trọng.
  • Thiếu máu: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, cơ thể suy nhược thì sẽ gây ra tình trạng thiếu máu khiến cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. 
  • Rối loạn tiêu hóa: Ngoài những triệu chứng trên thì khi phát triển đến giai đoạn 3, bệnh nhân ung thư dạ dày còn gặp phải những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: nôn, chướng bụng, khó tiêu, sụt cân nhanh chóng.
  • Gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn: Bệnh nhân còn có thể gặp phải tình trạng cổ họng bị đau, khô rát, có cảm giác tắc nghẽn khiến việc nuốt nước bọt, nói chuyện, ăn uống khó khăn hơn.
  • Đi ngoài ra máu: Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 đã rất nặng. Lúc này hệ tiêu hóa đã bị tổn thương nghiêm trọng do khối u chèn ép gây biến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết hệ tiêu hóa nên người bệnh sẽ có biểu hiện đi ngoài ra máu, phân đen.
Bệnh nhân luôn cảm thấy bị đau bụng

3. Bị ung thư dạ dày giai đoạn 3 có chữa được hay không?

Nỗi lo lắng nhất của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 là không biết còn có thể chữa được không? Theo các bác sĩ thì đây đã là giai đoạn gần cuối, lúc này bệnh đã rất nặng, tế bào ung thư đã di căn ra nhiều cơ quan trong cơ thể. Vậy nên khả năng để điều trị thành công bệnh ung thư dạ dày trong giai đoạn 3 là rất khó khăn, tỷ lệ chữa khỏi không cao. 

Lúc này, việc áp dụng các phương điều trị ung thư lúc này chỉ có tác dụng hạn chế sự phát triển của bệnh và kéo dài sự sống của bệnh nhân chứ không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Theo Cơ sở dữ liệu Ung thư Quốc gia (NCDB) thì người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3 được điều trị bằng phẫu thuật sẽ có tỷ lệ sống sau 5 năm như sau:

  • Trong giai đoạn 3A là khoảng 54%.
  • Trong giai đoạn 3B còn khoảng 36%.
  • Trong giai đoạn 3C thì chỉ còn khoảng 18% mà thôi.
Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ

4. Các biện pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn 3, tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân bao gồm:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp thường được áp dụng khá phổ biến cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 vì lúc này kích thước khối u đã lớn và lan rộng ra nhiều cơ quan trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cắt toàn bộ dạ dày cùng các hạch bạch huyết lân cận đã bị tế bào ung thư tấn công. 
  • Hóa trị: Trong trường hợp khối u quá lớn không thể phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ thực hiện hóa trị để giảm kích thước của khối u nhằm hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn. Hóa trị là phương pháp dùng thuốc đặc trị giúp ức chế các tế bào ung thư, khiến chúng không thể phát triển, giảm sự tiến triển của ung thư. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cũng sẽ tiếp tục thực hiện hóa trị để ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 3 sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u thì sẽ tiếp tục được điều trị bằng phương pháp xạ trị. Nếu sau phẫu thuật mà sức khỏe bệnh nhân tốt thì bác sĩ sẽ tiến hành kết hợp hóa xạ trị, nhưng nếu sức khỏe bệnh nhân quá yếu thì sẽ được chỉ định xạ trị mà thôi.

Trong suốt quá trình điều trị ung thư dạ dày giai đoạn 3 thì bệnh nhân cần chú ý kết hợp một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cùng tinh thần thoải mái, kiên trì. Điều này sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị bệnh để có thể giảm thiểu đau đớn, kéo dài tuổi thọ.

Qua đây thì các bạn cũng có thể thấy rằng ung thư dạ dày giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh đã tiến triển rất nặng và tỷ lệ chữa khỏi là không cao. Do đó mà chúng ta cần phải chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện bệnh ngay trong những giai đoạn đầu tiên. Như vậy thì việc chữa trị sẽ thuận lợi và nhanh chóng khỏi bệnh hơn rất nhiều.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN