Ung thư dạ dày có nên mổ không và những thông tin liên quan

Ung thư dạ dày có nên mổ không nhận được sự quan tâm của người bệnh và người nhà của bệnh nhân. Phẫu thuật là một trong những phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư nhằm cắt bỏ các khối u ra khỏi cơ thể. Vậy đối với ung thư dạ dày có nên mổ không thì các bạn hãy cùng khám phá qua những chia sẻ dưới đây của Genk STF.

Xem thêm:

1. Đôi nét về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính với mức độ rất nguy hiểm vì khả năng tử vong cao. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn hãy cùng khám phá những khía cạnh dưới đây.

1.1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày xảy ra ở dạ dày do các tế bào ở niêm mạc của cơ quan này tăng sinh, phát triển một cách bất thường, vượt qua sự kiểm soát của cơ thể. Các tế bào phát triển nhanh mà không chết đi theo cơ chế tự nhiên nên chúng sẽ tích tụ nhiều lên và hình thành các khối u ác tính.

ung-thu-da-day
Ung thư dạ dày xảy ra khi xuất hiện khối u ác tính ở dạ dày

Khối u ác tính ở trong dạ dày sẽ xâm lấn, tấn công các hạch bạch huyết, cơ quan lân cận. Thậm chí, càng để lâu, những tế bào này sẽ xâm lấn đến những cơ quan khác ở xa cơ thể hơn như gan, phổi, đại tràng, não, xương… Lúc này, nguy cơ tử vong là rất cao vì khối u đã di căn lan rộng.

1.2. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày

Đến nay, chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày. Thế nhưng, các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Nhiễm vi khuẩn HP.
  • Các tổn thương tiền ung thư xảy ra ở dạ dày.
  • Những người béo phì.
  • Yếu tố tuổi tác, di truyền, nhóm máu.
  • Những đối tượng nghiện rượu bia, hút thuốc lá trong thời gian dài.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh và không hợp lý.
  • Mắc một số bệnh lý như polyp dạ dày, viêm dạ dày lâu năm, thiếu máu ác tính.

1.3. Triệu chứng của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày gây ra một số triệu chứng phổ biến. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra, đó là:

  • Thường xuyên đau dạ dày tại vị trí thượng vị.
  • Ợ nóng, ợ hơi, kèm theo cảm giác buồn nôn, nóng rát, đau ngực.
  • Người bệnh chán ăn, ăn không ngon.
  • Khi ăn sẽ có cảm giác nhanh no.
  • Người bệnh sẽ thấy khó nuốt, tắc nghẽn cổ họng, ho sặc.
  • Phân lẫn máu hoặc phân có màu đen.
  • Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

2. Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Mổ (phẫu thuật) là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến và áp dụng cho hầu hết các bệnh ung thư. Phẫu thuật là phương pháp đầu tiên được bác sĩ nghĩ đến khi phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Lúc này, phẫu thuật sẽ loại bỏ hoàn toàn các khối u ác tính nhằm điều trị triệt căn, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trong trường hợp không thể điều trị triệt căn, phẫu thuật cũng là giải pháp hay nhằm loại bỏ phần lớn các tế bào ung thư. Đồng thời, giảm triệu chứng cho người bệnh do giảm sự chèn ép của khối u lên các cơ quan. Góp phần tăng thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đối với ung thư dạ dày, phẫu thuật được chỉ định ở mọi giai đoạn gần như là bắt buộc. Lý do là ung thư dạ dày đáp ứng kém với những phương pháp còn lại. Do đó, khi được chẩn đoán dạ dày bị ung thư, phẫu thuật luôn được bác sĩ chỉ định đầu tiên và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Như vậy, đến đây bạn đã giải đáp được thắc mắc ung thư dạ dày có nên mổ không. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị này để chuẩn bị tâm lý được tốt nhất.

3. Hiểu thế nào về phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật là một trong những cách điều trị dạ dày được chỉ định ở mọi giai đoạn. Đây là phương pháp có sự xâm lấn nhiều đối với cơ thể. Mục đích của phương pháp này là thực hiện cắt bỏ một phần hoàn toàn bộ dạ dày có khối u. Hoặc trường hợp không thể điều trị triệt căn thì phẫu thuật cũng giúp giảm triệu chứng cho người bệnh.

Phẫu thuật ung thư dạ dày hiện nay có 2 cách là mổ mở và mổ nội soi. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm riêng. Theo đó, phẫu thuật nội soi sẽ giúp người bệnh ít đau, ít chảy máu nên nhanh bình phục hơn so với mổ mở. Thế nhưng, mổ mở lại giúp điều trị ung thư dạ dày cho hiệu quả cao hơn, nhất là trong giai đoạn bệnh tiến triển. 

ung-thu-da-day-co-nen-mo-khong
Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đặt một ống ở ruột của người bệnh khi thực hiện phẫu thuật ung thư dạ dày. Mục đích là sau phẫu thuật, cơ thể sẽ được nuôi dưỡng bằng cách đưa các chất dinh dưỡng dạng lỏng thông qua ống này để đi trực tiếp vào ruột. Nhờ đó, giúp ngăn ngừa, điều trị suy dinh dưỡng và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe.

4. Các dạng mổ ung thư dạ dày phổ biến hiện nay

Ung thư dạ dày có mổ được không đã được giải đáp trên đây. Tùy từng vị trí khối u, mức độ xâm lấn của tế bào ung thư mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dạng phẫu thuật phù hợp. Đó là cắt bỏ niêm mạc, cắt một đoạn dạ dày hay cắt toàn bộ dạ dày.

4.1. Phẫu thuật nội soi cắt niêm mạc

Phẫu thuật nội soi cắt niêm mạc dạ dày thường được chỉ định cho những bệnh nhân phát hiện ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn sớm. Phương pháp này sẽ sử dụng ống nội soi luôn qua cổ họng và bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u.

4.2. Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày

Ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm với kích thước khối u nhỏ và chưa di căn thì việc cắt bỏ đoạn dạ dày chứa khối u sẽ được chỉ định.

Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần của dạ dày. Trong trường hợp cần thiết, phẫu thuật cũng kèm theo một phần của thực quản hoặc phần đầu tiên của ruột non nhằm ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể loại bỏ một lớp mỡ bao phủ dạ dày và ruột cùng với hạch bạch huyết gần đó. Sau đó, bác sĩ sẽ nối lại phần còn lại của dạ dày.

Phẫu thuật cắt đoạn dạ dày sẽ được chỉ định khi người bệnh đáp ứng các vấn đề sau:

  • Vùng môn hang vị là vị trí của khối ung thư. Cho phép có thể thực hiện cắt 4/5 dạ dày kết hợp nạo vét hạch.
  • Tổn thương do khối u gây ra ở mức độ cho phép cắt ¾ mà khoảng cách xa bờ khối u vẫn được đảm bảo từ 5 – 6cm.

Các dạng cắt đoạn dạ dày về phía bờ cong lớn hoặc bé đối với cả trường hợp cắt ¾ dạ dày hay cắt 4/5 dạ dày. Do đó, phương pháp này có ưu điểm là sau khi phẫu thuật, dạ dày còn 1 đoạn nên vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát cũng rất cao.

4.3. Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày

Những trường hợp sau sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày:

  • Khối u nằm ở phần trên của dạ dày và gần thực quản. Hoặc đã có sự lan rộng của tế bào ung thư khắp dạ dày.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn muộn nên các tế bào ung thư đã di căn đến những cơ quan xa.

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày có tác dụng điều trị triệt căn ung thư tốt. Thế nhưng, phương pháp này cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm. Đó là:

  • Không còn dạ dày nên chức năng chứa đựng và co bóp của dạ dày không được thực hiện, gây cản trở đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Nguy cơ tử vong cao trong và sau phẫu thuật.
  • Sau mổ, tình trạng rối loạn dinh dưỡng rất nặng nề.

5. Tái phát sau mổ ung thư dạ dày

Phẫu thuật ung thư dạ dày cho tỷ lệ thành công cao nhưng nguy cơ tái phát cũng không phải là không có. Tái phát ung thư dạ dày có thể xảy ra ở phần dạ dày còn lại hoặc ngoài phần dạ dày còn lại.

5.1. Tái phát tại phần dạ dày còn lại

Tái phát tại phần dạ dày còn lại được chia thành 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Tái phát sớm

Tái phát sớm thường xảy ra sau mổ từ 1 – 2 năm do không loại bỏ hết tổ chức ung thư trong thành dạ dày. Do đó, bác sĩ cần phải xác định đường cắt chính xác ở trên và dưới khối u để tránh tái phát sớm.

  • Tái phát muộn

Tái phát muộn xảy ra ở phần dạ dày còn lại nhưng thời gian tái phát thường xuất hiện sau mổ 3 năm. 

ung-thu-da-day-có-the-tai-phat
Ung thư dạ dày sau phẫu thuật vẫn có thể tái phát

Tái phát trong năm 3 – 4 sau mổ có thể do sót tế bào ung thư ở thành dạ dày hoặc phần dạ dày còn lại có khối u mới hình thành, phát triển biệt lập với khối u ác tính đã được cắt bỏ trước đó.

Trường hợp sau 5 năm mới tái phát có thể do khối u mới hình thành. Lý do là mầm mống gây ung thư vẫn còn ở phần dạ dày còn lại.

5.2. Tái phát ngoài phần dạ dày còn lại

Đây là tình trạng tế bào ung thư di căn, và xâm lấn đến những tổ chức, cơ quan quanh dạ dày. Ban đầu, các tế bào ung thư theo hệ bạch huyết để di căn đến cơ quan ở gần. Sau đó, sẽ tiếp tục theo đường máu để di căn đến những cơ quan xa hơn như gan, phổi, não… Vì thế, để tránh tái phát ngoài phần dạ dày còn lại thì công đoạn nạo vét hạch là rất quan trọng. Những hạch cần nạo vét là nhóm hạch nách, nhóm hạch gan, nhóm hạch vành vị.

6. Biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có nên mổ không đã được khẳng định là CÓ. Đây là phương pháp điều trị phổ biến và áp dụng cho mọi giai đoạn của ung thư. Thế nhưng, phẫu thuật ung thư dạ dày cũng có thể gây ra một số biến chứng nhất định, đó là:

  • Chảy máu từ phẫu thuật khiến người bệnh bị thiếu máu, khó phục hồi sức khỏe.
  • Xuất hiện cục máu đông.
  • Trong quá trình phẫu thuật có thể làm các cơ quan lân cận bị tổn thương.
  • Sau phẫu thuật, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đau bụng, ợ nóng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Bung thành bụng.
  • Hẹp miệng nối.
  • Vết mổ bị nhiễm trùng.
  • Trong ổ bụng bị áp xe.
  • Có thể gây tử vong sau mổ do rò miệng nối thực quản, ruột non.

7. Chi phí phẫu thuật ung thư dạ dày

Chi phí mổ ung thư dạ dày cũng là vấn được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến chi phí phẫu thuật, đó là:

  • Tình trạng người bệnh: Căn cứ vào sức khỏe, tình trạng khối u, mức độ xâm lấn của khối u mà chi phí phẫu thuật sẽ khác nhau. Thông thường, chi phí sẽ nhiều hơn nếu việc thực hiện mổ ung thư dạ dày ở những trường hợp phức tạp.
  • Đơn vị thực hiện phẫu thuật: Mỗi đơn vị khác nhau, bệnh viện khác nhau sẽ có đưa ra bảng chi phí thăm khám, phẫu thuật… ung thư dạ dày khác nhau. Tuy nhiên, nếu cùng là bệnh viện công thì mức chi phí không có sự chênh lệch quá nhiều.

Mặc dù chi phí phẫu thuật ung thư dạ dày có sự khác nhau. Tuy nhiên, thường sẽ dao động trong khoảng 25 – 40 triệu đồng cho một ca mổ.

8. Tiên lượng sống sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Tiên lượng sống của người sau phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm là rất khả quan. Cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đạt khoảng 94% đối với những người ung thư dạ dày giai đoạn 1A.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 1B có tỷ lệ sống sót lên đến 88%.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 2A có tỷ lệ sống sót sau 5 năm đạt khoảng 82%.
  • Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người ung thư dạ dày giai đoạn 2B là 68%.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3A có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 54%.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3B có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 36%.
  • Ung thư dạ dày giai đoạn 3C có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 18%.

Ở giai đoạn 4, dù có phẫu thuật thì nguy cơ tử vong vẫn là rất cao vì các tế bào ung thư đã di căn đến cả những cơ quan ở xa dạ dày.

9. Mổ ung thư dạ dày ở đâu tốt nhất?

Mổ ung thư dạ dày luôn tồn tại những rủi ro nhất định. Vì thế, để giảm rủi ro và biến chứng, bạn nên tìm đến các cơ sở, bệnh viện uy tín đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

  • Cơ sở, bệnh viện uy tín phải có chuyên khoa về ung thư.
  • Bệnh viện, cơ sở uy tín có nhiều năm hoạt động trên thị trường, đảm bảo sự chuyên nghiệp và uy tín.
phau-thuat-ung-thu-da-day
Phẫu thuật ung thư dạ dày tốt nhất ở đâu?
  • Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm trong việc phẫu thuật, điều trị ung thư dạ dày.
  • Các trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, tiên tiến.

10. Những lưu ý sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho bản thân.

10.1. Những lưu ý sau mổ

  • Để dẫn lưu dịch dạ dày ra ngoài đều đặn, bệnh nhân sẽ được đặt thông mũi dạ dày.
  • Cho đến khi người bệnh có thể ăn uống lại bình thường thì sẽ được nuôi bằng đường tĩnh mạch. Thông thường, sau 4 – 5 ngày hậu phẫu, bệnh nhân có thể ăn nhẹ được.
  • Sau vài ngày, người bệnh cần dùng thuốc giảm đau để giảm đau. Cần thông báo cho bác sĩ nếu việc dùng thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả để được thay loại thuốc khác.
  • Bệnh nhân có thể xuất hiện sau khoảng 1 – 2 tuần cắt dạ dày.

10.2. Chế độ dinh dưỡng 

  • Người nhà cần chú ý loại bỏ một số thức ăn khó tiêu và nên thay đổi chế độ ăn phù hợp với người bệnh.
  • Nên chia thành 6 – 8 bữa nhỏ trong ngày để dễ hấp thụ và giảm áp lực cho phần dạ dày còn lại.
  • Để tiêu hóa dễ dàng hơn, người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ.
  • Để tránh gây đầy bụng, người bệnh nên tránh ăn các thức ăn nhiều sợi sau mổ. Sau thời gian khi đã hồi phục thì có thể ăn được loại thức ăn này nhiều hơn.
  • Chú ý bổ sung thực phẩm giàu protein như trứng, cá, gia cầm, thịt, phô mai, bơ… để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho người bệnh. Đồng thời, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Để thư giãn đường tiêu hóa, hãy tăng cường ăn ngũ cốc ít chất xơ.
  • Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây. Tuy nhiên, rau cần chế biến chín, trái cây phải bỏ hạt, gọt vỏ trước khi ăn.
  • Nên lựa chọn loại sữa đã tách béo hoàn toàn và bổ sung vào chế độ ăn của người bệnh.
  • Các thực phẩm nhiều sắt, canxi, vitamin C và D…
  • Tránh các thực phẩm lên men, các gia vị cay nóng, đồ ăn cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích…

10.3. Khám định kỳ

Để kiểm tra có bất thường gì xảy ra hay không và ngăn ngừa nguy cơ tái phát, người bệnh nên khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thời gian đầu, người bệnh nên khám 3 tháng/lần. Nếu thấy cần thiết hay có dấu hiệu của ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác như nội soi dạ dày, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính.

Kết luận

Trên đây các bạn vừa tìm hiểu ung thư dạ dày có nên mổ không và những thông tin liên quan đến phương pháp điều trị này. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư dạ dày mang lại cơ hội điều trị tốt cho người bệnh. Tuy nhiên, để tránh biến chứng và mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên chọn cơ sở uy tín. Đồng thời, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

https://youtu.be/MM1aeZUe178

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7