Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?
Ung thư dạ dày có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm sau khi được bác sĩ chẩn đoán mắc căn bệnh ác tính này. Việc không nắm rõ các thông tin liên quan đến bệnh khiến nhiều người có những suy nghĩ, hành động sai lệch. Vậy ung thư dạ dày có lây không thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm lời giải đáp dưới đây.
Xem thêm:
- Cô gái chiến đấu với ung thư khi đang mang thai
- Giải đáp: Tại sao bị ung thư dạ dày? 6 nguyên nhân chính
- Bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Để giải đáp cho thắc mắc ung thư dạ dày có lây không, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù đến nay chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư dạ dày nhưng các yếu tố dưới đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo vì dùng nhiều đồ nướng, đồ ăn nhanh, ăn mặn.
- Hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá trong thời gian dài với tần suất thường xuyên.
- Thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích với số lượng lớn và trong thời gian dài.
- Những người thừa cân, béo phì.
- Người già, người có nhóm máu O.
- Vi khuẩn HP. Theo như các nhà khoa học hiện đại, vi khuẩn HP là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nhiều nhất.
2. Ung thư dạ dày có lây không?
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi có sự phát triển nhanh bất thường của tế bào trong niêm mạc dạ dày và dẫn đến hình thành các khối u. Những khối u này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ xâm lấn đến thành dạ dày và cả những cơ quan, các mô… khác trong cơ thể.
Vì là căn bệnh ác tính nên vấn đề ung thư dạ dày có lây không được nhiều người quan tâm. Để giải đáp cho thắc mắc này, các bạn hãy cùng theo dõi những khía cạnh dưới đây:
2.1. Cơ chế sinh bệnh của ung thư dạ dày
Cơ chế sinh bệnh của ung thư dạ dày là do sự tăng sinh, phát triển bất thường của các tế bào ở niêm mạc dạ dày, dẫn đến hình thành các khối u ác tính. Những yếu tố dẫn đến vấn đề này thường là do chế độ ăn uống không đảm bảo, sự tác động của vi khuẩn HP, tuổi tác, hút thuốc, nghiện rượu…
2.2. Vì sao nhiều người lo lắng ung thư dạ dày là bệnh lây nhiễm
Nhiều người thắc mắc ung thư dạ dày có lây không là vì một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP gây ra nhiều bệnh lý ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày… và làm tăng nguy cơ của bệnh ung thư. Tại môi trường axit của dạ dày là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn HP sinh sống và sản sinh nhanh chóng. Chính điều này tạo cơ hội để chúng gây nhiều tổn thương ở dạ dày và càng để lâu càng gia tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Vi khuẩn HP lại có thể lây nhiễm từ người sang người thông qua đường miệng qua nước bọt. Vì thế, việc sử dụng chung ly chén, bát đĩa, vật dụng cá nhân, dùng chung vật dụng y tế mà không được khử trùng đảm bảo sẽ có nguy cơ lây truyền vi khuẩn HP từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Vậy vi khuẩn HP lây từ người bị ung thư dạ dày sang người lành qua những con đường trên thì người lành có bị lây ung thư dạ dày không? Câu trả lời là KHÔNG. Bởi để lây nhiễm ung thư dạ dày từ người bệnh sang người lành cần rất nhiều yếu tố và nếu chỉ có vi khuẩn HP thì không thể lây bệnh.
2.3. Ung thư dạ dày có lây không?
Từ những thông tin kể trên, có thể khẳng định ung thư dạ dày không phải là bệnh truyền nhiễm. Điều này đã được chứng minh khoa học thông qua nhiều nghiên cứu nên bệnh không thể lây nhiễm từ người này qua người khác. Do đó, việc chăm sóc và tiếp xúc với người bệnh hoàn toàn không gây bệnh. Vì thế, mọi người hoàn toàn có thể sống chung với người bệnh một cách bình thường.
3. Vi khuẩn HP lây qua những con đường nào?
Mặc dù ung thư dạ dày không phải là căn bệnh lây nhiễm nhưng nếu bị nhiễm vi khuẩn HP từ người bệnh sẽ gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý về dạ dày. Khi mắc các bệnh lý về dạ dày mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những thương ở cơ quan này và gia tăng nguy cơ ung thư. Vì thế, mọi người cần nắm được những con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP để có biện pháp phòng ngừa phù hợp, hiệu quả.
Dưới đây là 3 con đường chủ yếu lây nhiễm vi khuẩn HP, mời các bạ cùng tìm hiểu:
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP lây nhiễm chủ yếu qua con đường này. Theo đó, con đường lây lan là qua dịch tiết đường tiêu hóa hoặc do tiếp xúc nước bọt. Vì thế, khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP sẽ cao hơn ở những gia đình có người nhiễm HP.
- Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP từ người bệnh đào thải qua phân. Lúc này, nếu thói quen ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Đường khác: Các dụng cụ thiết bị y tế như nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa, nội soi dạ dày mà không được tiệt trùng sạch sẽ trước và sau khi thực hiện rất dễ lây nhiễm vi khuẩn HP cho người khác.
4. Các phòng ngừa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày không lây nhiễm. Thế nhưng, để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP sang những người thân trong gia đình hay những người chăm sóc bệnh nhân thì các bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Hình thành thói quen thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ.
- Nếu gia đình có người bị ung thư dạ dày và có yếu tố vi khuẩn HP thì mọi người nên sử dụng các vật dụng cá nhân riêng như bát đĩa, bàn chải đánh răng, ly chén… để tránh nguy cơ lây nhiễm HP.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ. Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
- Cần đảm bảo môi trường sống và làm việc được sạch sẽ. Đặc biệt, chú ý xây dựng khu vực nấu ăn và nhà vệ sinh cách xa nhau.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày. Hạn chế các món ăn mặn, đồ muối chua, nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…
- Đảm bảo cung cấp cho cơ thể mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước. Các loại nước nên dùng là nước lọc, nước ép rau củ, trái cây tự nhiên. Tránh xa nước ngọt, rượu bia, đồ uống có chứa chất kích thích.
- Nói không với thuốc lá, các chất kích thích thích.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục, vận động mỗi ngày để tăng sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh.
- Những người có bệnh lý về dạ dày cần được thăm khám sớm và điều trị triệt để.
- Khi nhiễm vi khuẩn HP cần phải điều trị sớm và tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
- Những đối tượng cao nguy cơ ung thư dạ dày nên tầm soát ung thư sớm và định kỳ để sớm phát hiện bất thường và có hướng điều trị phù hợp.
Kết luận
Ung thư dạ dày có lây không đã được bật mí qua nội dung bài viết trên. Bệnh mặc dù không lây nhiễm nhưng mọi người cũng cần có biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP. Đồng thời, thực hiện các việc làm thiết thực để bảo vệ cơ thể tránh căn bệnh nguy hiểm này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị