Triệu chứng bệnh ung thư da

Ung thư da là bệnh ung thư khá phổ biến và dễ mắc phải với những nguyên nhân đơn giản như tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Bài viết này của GenK STF sẽ giới thiệu tới bạn đọc những triệu chứng bệnh ung thư da mà bất cứ ai cũng nên cảnh giác.

Xem thêm:

1. Nguyên nhân ung thư da

Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da:

Tia cực tím làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da
Tia cực tím làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da

– Tia cực tím

– Hóa chất diệt cỏ

– Arsenic (thạch tín): tiền sử bệnh cá nhân: người có u nhú, mụn cơm; xơ da nhiễm sắc; các nốt ruồi; các tổn thương sừng hóa vẩy; sẹo bỏng lâu ngày cũng được coi là các tổn thương tiền ung thư.

– Chủng tộc: người da trắng, tóc sáng màu dễ mắc bệnh hơn người da và tóc tối màu, người bạch tạng dễ mắc ung thư da hơn người bình thường.

– Yếu tố di truyền: nếu cha mẹ ruột hoặc anh chị em ruột mắc ung thư da thì các

2. Triệu chứng bệnh ung thư da

Giai đoạn đầu, ung thư da không có triệu chứng rõ ràng. Ở giai đoạn tiến triển, biểu hiện của bệnh ung thư da bao gồm:

Loét lâu liền hoặc rớm máu, nốt ruồi bất thường… cảnh báo bệnh ung thư da
Loét lâu liền hoặc rớm máu, nốt ruồi bất thường… cảnh báo bệnh ung thư da

– Loét lâu liền hoặc rớm máu.

– Biến đổi dày sừng, có chảy máu, loét, nổi cục

– Loét hoặc nổi cục ở sẹo cũ

– Mảng đỏ mạn tính có loét nông

– Các khối u dưới da phát triển rất nhanh

– Nốt ruồi bẩm sinh phát triển nhanh, chuyển màu sang đen nhánh như than hoặc màu đỏ, bề mặt từ nhẵn chuyển sang gồ ghề, bờ nham nhở, có vảy hoặc loét, dễ chảy máu

– Có thể sờ thấy hạch

Cần phân biệt rõ ung thư da và các bệnh khô da, bệnh vẩy nến, hoặc bệnh chàm mặc dù chúng có biểu hiện giống nhau.

Mặc dù các triệu chứng này không phải lúc nào cũng là ung thư da, tuy nhiên, nếu thấy bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

3. Phân loại bệnh ung thư da

3.1. Ung thư biểu mô tế bào đáy (BCC)

Đây là loại ung thư da phổ biến nhất ở người da trắng và hiếm gặp ở người có làn da sẫm màu. BCC cũng phổ biến hơn ở người lớn tuổi, từ 75 tuổi trở lên.

Ung thư biểu mô tế bào đáy thường phát triển ở những nơi thường xuyên tiếp xúc ánh nắng như đầu và cổ. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ phần da nào.

Dấu hiệu thường gặp là xuất hiện cục u nhỏ màu đỏ, hồng hoặc ngọc trai. Các khối u thường là hình vòm. BCC thường phát triển rất chậm và có thể mất nhiều tháng để tăng kích thước. Theo thời gian, khối u trên da có thể đóng vảy, loét hoặc chảy máu. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh sẽ tiếp tục phát triển tại chỗ và gây thiệt hại đến cấu trúc da gần đó. Ví dụ, ung thư da trên mặt có thể làm xói mòn và hỏng mũi hoặc tai.

3.2. Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC)

Đây là loại ung thư da phổ biến thứ hai ở người da trắng và cũng hiếm ở người da sẫm màu. Bệnh cũng phổ biến hơn ở người lớn tuổi.

Ung thư biểu mô tế bào vảy thường phát triển trên mặt, xung quanh tai hoặc môi. Tuy nhiên các vùng da bất kỳ đều có thể bị ảnh hưởng.

Triệu chứng ban đầu là một khu vực đóng vảy có màu đỏ hoặc hồng. Nó có thể phát triển thành một khối u trông giống như một mụn cóc. Ung thư biểu mô tế bào vảy ở giai đoạn sớm có kích thước, hình dạng, màu sắc khác rất nhiều so với giai đoạn muộn.

Một khối u có thể phát triển rộng hơn và sâu hơn, gây thiệt hại cấu trúc gần đó. Ví dụ, nếu không được điều trị, khối u gần mũi hoặc tai có thể gây xói mòn và phát hủy hoàn toàn mũi và tai. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, trước khi bệnh lây lan.

3.3. Melanoma (ung thư da hắc tố)

Ung thư da hắc tố là loại ít phổ biến nhất của ung thư da, nhưng lại nguy hiểm nhất. Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, và tỷ lệ mắc ở nữ giới cao gấp đôi so với nam giới.

Một khối u ác tính thường bắt đầu với một nốt ruồi, nó có thể phát triển từ phần da bình thường hoặc từ một nốt ruồi sẵn có.

4. Chẩn đoán bệnh ung thư da

  • Khám toàn thân kỹ lưỡng
  • Áp lam kính trên tổn thương nếu có sùi loét.
  • Sinh thiết nhiều mảnh ở bờ tổn thương (trong trường hợp nghi ngờ ung thư sắc tố thì tránh day nắn tổn thương, tránh chọc kim sinh thiết vì dễ làm tế bào ung thư bong ra gây di căn)
  • Các xét nghiệm đánh giá di căn: chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính CT, MRI nếu có tổn thương nghi ngờ.

5. Điều trị bệnh ung thư da

Ung thư da là bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt là những người có thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, tia cực tím từ nắng mặt trời…

Ung thư da có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu, đặc biệt là những người mắc bệnh hoặc có người thân bị bệnh.

Ung thư da là bệnh có tiên lượng tốt và có thể điều trị khỏi, tỷ lệ sống sau 5 năm có thể đạt gần 100% nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp.

  • Phẫu thuật rộng: phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho các trường hợp ung thư da, bờ diện cắt phải không còn tế bào u.
  • Xạ trị thường được thực hiện khi người bệnh muốn có thẩm mỹ tốt hơn ở một vài vị trí nhưng phương pháp này lại hạn chế điều trị với các tổn thương lớn.
  • Hóa trị có thể dùng khi bệnh đã di căn không thể phẫu thuật được hoặc trong một số ung trường hợp ung thư hắc tố
  • Liệu pháp miễn dịch có thể điều trị cho một số người bệnh ung thư hắc tố.
Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ
Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Nếu chữa trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp người bệnh loại bỏ hoàn toàn ung thư da.

 5. Cách ngừa ung thư da hiệu quả

Trong trường hợp chưa mắc ung thư da, bạn cần áp dụng theo những biện pháp sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh:

  • Hạn chế tiếp xúc với nắng mặt trời từ 10-16h. Nếu buộc phải làm việc dưới trời nắng thì cần sử dụng các dụng cụ che chắn, bảo vệ da như kính râm, quần áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo găng tay, chân phù hợp…
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại, sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm việc trong môi trường hóa chất
  • Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài nắng
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, nên lựa chọn những loại mỹ phẩm rõ nguồn gốc xuất sứ, có thương hiệu trên thị trường…

Những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất hoặc thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như mũ, quần áo, găng tay, khẩu trang… phù hợp. Ngoài ra, bạn cần tạo nên các thói quen tốt nhằm tăng cường sự đàn hồi và khỏe mạnh cho da như: làm sạch da hàng ngày, tăng cường tập thể dục thể thao, uống nhiều nước; tránh ăn đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Khi da xuất hiện bất cứ vấn đề gì như vết loét, viêm, nốt ruồi hay có triệu chứng bệnh ung thư da bất thường, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GENK STF

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7