Tìm hiểu về các phương pháp xét nghiệm ung thư máu hiện nay
Ung thư máu là một bệnh lý hàng đầu hiện nay có nguy cơ tử vong cao. Để phát hiện kịp thời bạn cần thực hiện các xét nghiệm ung thư máu. Để biết các phương pháp xét nghiệm hiện nay là gì thì hãy cùng GenK STF theo dõi bài viết sau.
Xem thêm:
- Chia sẻ của người chồng chăm vợ ung thư giai đoạn cuối
- Các phương pháp điều trị ung thư máu hiệu quả
- 12 biểu hiện ung thư máu cảnh báo bạn đang bị mắc bệnh
Nội dung bài viết
1. Các triệu chứng bệnh ung thư máu
Các triệu chứng của bệnh ung thư máu thường rất dễ bị nhầm lẫn với những tình trạng sức khỏe khác. Hãy thực hiện các xét nghiệm ung thư máu ngay nếu nhận thấy cơ thể có những biểu hiện sau:
- Thường xuyên thiếu máu như hay mệt mỏi, suy nhược cơ thể,…
- Bị sốt hoặc ớn lạnh
- Dễ bầm tím hoặc chảy máu không kiểm soát
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
- Hạch bạch huyết bị sưng, các khu vực háng, bụng, cánh tay, cổ và mặt bị phù bất thường
- Đau nhức xương khớp
- Chán ăn, sụt cân không kiểm soát
- Gặp các vấn đề về răng, nướu
- Giảm thị lực, co giật
2. Những ai nên làm xét nghiệm ung thư máu?
ung thư máu là bệnh mà ai cũng có thể mắc phải bất kể tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư máu như:
- Người thường xuyên tiếp xúc và làm việc trong môi trường độc hại
- Người bị đột biến nhiễm sắc thể.
- Người sử dụng một số loại thuốc để diệt tế bào ung thư cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
- Trẻ nhỏ mắc hội chứng Down bẩm sinh.
- Người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia
- Người có tiền sử gia đình liên quan đến bệnh ung thư máu.
3. Các phương pháp xét nghiệm ung thư máu hiện nay
3.1. Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm được thực hiện nhằm đo hàm lượng một vài chất trong máu từ đó đánh giá mức độ của các tế bào đồng thời giúp bác sĩ nhận biết những dấu hiệu bất bình thường của bệnh ung thư máu. Thông thường sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau.
3.1.1. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
Xét nghiệm máu thông thường này là đo số lượng các loại tế bào máu khác nhau trong một mẫu máu của bạn nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ở hiện tại.
Xét nghiệm này có khả năng phát hiện ra những bất thường trong cơ thể hoặc những bệnh lý liên quan như nhiễm trùng máu, ung thư máu hay thiếu máu. Có thể phát hiện ra ung thư máu nếu tìm thấy quá nhiều hoặc quá ít một loại tế bào máu hay xuất hiện các tế bào bất thường.
Ưu điểm của xét nghiệm này là có thể thu thập được nhiều thông tin giá trị về tình hình sức khỏe chung nhất cũng như có khả năng phát hiện ra ung thư máu từ sớm. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể gây nhầm lẫn với những nguyên nhân khách quan khác như là căng thẳng, tập thể dục hay mang thai. Đây cũng là điểm hạn chế của xét nghiệm này, do đó để đánh giá chính xác thì bác sĩ cần kết hợp thêm một vài xét nghiệm khác.
3.1.2. Xét nghiệm máu ngoại biên
Đây là xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ quan sát các tế bào như hồng cầu, bạch cầu hay tiểu cầu. Qua đó, bác sĩ có thể nắm bắt được hình dạng, kích cỡ của những tế bào này và đánh giá xem nó có khỏe mạnh hay có bất thường gì không để từ đó chẩn đoán những bệnh liên quan đến tế bào máu.
3.1.3. Xét nghiệm protein máu
Xét nghiệm (điện di) để kiểm tra các protein khác nhau trong máu có thể giúp phát hiện một số protein bất thường của hệ thống miễn dịch. Thông thường, phương pháp xét nghiệm ung thư máu này hay sử dụng ở những người bị đa u tủy.
3.2. Các xét nghiệm đánh dấu khối u
Các xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra dấu hiệu của khối u trong cơ thể thông qua việc xác định các chất được tiết ra bởi các tế bào ung thư trong máu của bạn.
Nhưng có thể các “dấu hiệu khối u” này cũng được tạo ra bởi một số tế bào bình thường trong tình trạng không phải ung thư. Điều này làm cho các xét nghiệm đánh dấu khối u trong chẩn đoán ung thư có thể gây nhầm lẫn. Do đó, các nhà khoa học vẫn đang dày công nghiên cứu để có thể lấy được kết quả chính xác nhất từ xét nghiệm này.
3.3. Xét nghiệm di truyền
Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm ung thư máu nhằm kiểm tra các gen trong tế bào ung thư. Có thể sử dụng xét nghiệm phân tử, karyotyping hoặc xét nghiệm FISH.
Mọi loại ung thư, kể cả ung thư máu, đều do những thay đổi DNA trong tế bào gây ra. Bằng cách sử dụng một mẫu tế bào ung thư, các bác sĩ có thể tìm kiếm những thay đổi cụ thể trong gen và nhiễm sắc thể giúp họ xác định loại ung thư máu cụ thể. Từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
3.4. Sinh thiết
3.4.1. Sinh thiết tủy xương
Tủy xương là một mô xốp được tìm thấy bên trong xương, nơi cơ thể tạo ra các tế bào máu.
Sinh thiết tủy xương bao gồm việc sử dụng một mẫu tủy xương được chiết ra để xem xét dưới kính hiển vi. Từ đó có thể xác định được cơ thể bạn có đang tạo ra các tế bào máu bình thường, khỏe mạnh hay không.
Mẫu tủy xương thông thường sẽ được lấy từ xương hông của bạn. Bạn sẽ nằm nghiêng với đầu gối co lên trước ngực. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ rồi sử dụng một kim lớn để hút một mẫu tủy xương từ vị trí này. Sinh thiết tủy xương là một phương pháp phổ biến trong xét nghiệm ung thư máu mà không gây ra bất kỳ rủi ro nào.
3.4.2. Sinh thiết hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là các tuyến nằm trong hệ thống bạch huyết của bạn. Sinh thiết hạch bạch huyết là khi bác sĩ chiết ra một phần hạch sau đó xem xét và kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định liệu có tế bào máu nào bất thường hay không.
3.5. Các xét nghiệm hình ảnh
3.5.1. Chụp MRI
Phương pháp chụp MRI này có giúp bác sĩ quan sát được các mô mềm, từ đó xác định các mức độ tổn thương nhờ vào hình ảnh giải phẫu chi tiết và độ xét nét cao.
3.5.2. Chụp PET
Trường hợp bệnh nhân bị sưng hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp PET. Đây là một trong những kỹ thuật tiên tiến trong xét nghiệm ung thư máu hiện nay giúp bác sĩ kiểm tra được ở mức độ tế bào hoặc phân tử. Từ đó xác định nhanh các khối u lành tính hay ác tính.
4. Những lưu ý khi xét nghiệm ung thư máu
Khi xét nghiệm ung thư máu, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống trước khi xét nghiệm máu. Vì một vài xét nghiệm có yêu cầu bệnh nhân cần nhịn ăn 10 đến 12 giờ hoặc không ăn gì vào lúc sáng.
- Không nên uống bất kỳ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm máu vì một bài loại có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.
- Nên đi xét nghiệm vào buổi sáng vì đây là thời điểm thích hợp nhất.
- Không được dùng chất kích thích như chè, cà phê, rượu hay thuốc lá vì sẽ cho kết quả không chính xác.
Đôi khi, những chỉ số bất thường khi xét nghiệm máu cũng có thể do nhiều nguyên nhân chứ không thể kết luận ung thư máu được. Vì vậy, để được chẩn đoán chính xác hơn thì bệnh nhân cần kết hợp thêm nhiều loại xét nghiệm ung thư máu ở trên tùy trường hợp của mỗi người.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU