Tìm hiểu về bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một loại ung thư miệng rất nguy hiểm, nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Cùng GenK STF tìm hiểu về bệnh ung thư lưỡi qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- viêm lưỡi bản đồ có nguy hiểm không
- viêm loét lưỡi kéo dài
Nội dung bài viết
1. Các triệu chứng cảnh báo ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một trong những loại ung thư miệng nguy hiểm và phổ biến nhất. Nếu ung thư phát triển ở bắt đầu từ hai phần ba của lưỡi, nó được xác định là một loại ung thư miệng, nhưng nếu nó được hình thành từ cổ họng trở về sau thì được phân loại là ung thư hầu họng.
2. Dấu hiệu ung thư lưỡi
Dấu hiệu ung thư lưỡi thường không biểu hiện ra bên ngoài rõ ràng và gần giống như bệnh nhiệt miệng không chú ý, việc thăm khám là điều hết sức cần thiết.
2.1. Có mảng trắng xuất hiện ở lưỡi
Là dấu hiệu phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua nhất. Các mảng trắng này gây khó chịu cho người bệnh, nhất là khi ăn uống.
2.2. Đau lưỡi
Cảm thấy như có dị vật cắm vào lưỡi, nhưng chỉ thoáng qua. Nếu như lưỡi bạn đau không rõ nguyên nhân, có triệu chứng nhiệt miệng kéo dài, uống thuốc vẫn không đỡ thì nên đi kiểm tra để yên tâm.
2.3. Lở loét
Là triệu chứng thường gặp của ung thư lưỡi, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn.
2.4. Đau họng
Đây cũng là biểu hiện của ung thư lưỡi, để chắc chắn thì tốt nhất là bạn nên đi khám để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh, tránh nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp.
2.5. Xuất hiện u cục trên lưỡi
Nếu như bạn phát hiện thấy trên bề mặt lưỡi nổi lên một khối bất thường không tự biến mất hay đôi khi là hạch ở cổ sưng lên hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng đó.
2.6. Sụt cân, mệt mỏi
Khi bệnh ở giai đoạn tiến triển người bệnh ung thư lưỡi sẽ thấy mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, thậm chí sốt kéo dài.
Ngoài ra, người bệnh ung thư lưỡi còn có thể bị đau tê đầu lưỡi, hôi miệng, thay đổi giọng nói, đau tai,… Những triệu chứng này thì ít gặp hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ, do đó bạn cũng nên đi thăm khám sớm để đề phòng.
Lưu ý phân biệt với bệnh lí khác:
- Bệnh nhiệt miệng: vết loét nhỏ hơn 1cm, nông, rời rạc hoặc thành đám, khoảng 7-14 ngày lành và không để sẹo.
- Bạch sản: là những mảng trắng đồng đều ở bờ trên lưỡi và sàn miệng.
- Viêm họng Herpes: thường là mụn nước lan rộng, tạo thành vết loét kèm sốt, viêm họng, nổi hạch, thường xuất hiện ở môi, mép, mặt và niêm mạc miệng, bệnh lành sau 10 ngày.
3. Nguyên nhân nào gây ung thư lưỡi?
Ung thư lưỡi thường gặp ở những người có độ tuổi ngoài 50, tuy nhiên hiện nay độ tuổi ung thư lưỡi cũng đang dần trẻ hóa. Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư lưỡi vẫn còn chưa biết, nhưng một số yếu tố được xem là nguy cơ gây bệnh. Trong đó, lây nhiễm virus HPV qua đường tình dục là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất tại các nước phương Tây.
- Hút thuốc lá: Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư trong đó có ung thư lưỡi, đây là lý do ung thư lưỡi chủ yếu gặp ở nam giới, những người thường xuyên hút thuốc.
- Sử dụng rượu bia thuốc kích thích: Theo thống kê có đến 80% các trường hợp mắc bệnh có thói quen sử dụng rượu bia.
- Do virus: Trong các loại virus HPV thì có 1 loại có khả năng gây nên bệnh ung thư lưỡi. Do vậy bạn nên tiêm phòng HPV để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Theo nghiên cứu những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học trong thời gian dài, không bổ sung đầy đủ chất xơ và các vitamin như A, D, E… cũng có nguy cơ bị ung thư lưỡi.
4. Chẩn đoán ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi thường được chẩn đoán qua sinh thiết. Đây là một thủ tục đơn giản, trong đó một mẫu tế bào lưỡi được chụp và quan sát dưới kính hiển vi để xem có chứa tế bào ung thư không. Sau khi chẩn đoán ung thư, các xét nghiệm khác như chụp CT, MRI có thể được sử dụng để xác định mức độ lây lan của ung thư (gọi là giai đoạn).
5. Các giai đoạn bệnh ung thư lưỡi
1. Giai đoạn khối u
Giai đoạn T1: Khối u vẫn còn hiện diện trong các mô lưỡi và có kích thước khoảng 2 cm.
Giai đoạn T2: Khối u lớn hơn 2 cm và nhỏ hơn 4 cm.
Giai đoạn T3: Kích thước khối u đã lớn hơn 4 cm.
Giai đoạn T4: Khối u đã lan rộng từ lưỡi đến các mô lân cận của xoang và da, hàm sau, cơ hàm trên, hộp sọ..
2. Giai đoạn hạch bạch huyết
Giai đoạn N0: Không có tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết.
Giai đoạn N1: Có tế bào ung thư trong một hạch bạch huyết cùng phía với khối u. Tuy nhiên, quy mô các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư không quá 3 cm.
Giai đoạn N2a: Hạch bạch huyết cùng phía với ung thư bị ảnh hưởng, quy mô từ 3-6 cm.
Giai đoạn N2b: Có nhiều hơn một hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi ung thư, nhưng cách không quá 6 cm. Ngoài ra, các hạch bạch huyết có mặt trên cùng một bên của cổ.
Giai đoạn N2c: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết trên cả hai mặt của ung thư, nhưng không quá 6cm.
Giai đoạn N3: Có ít nhất một hạch bạch huyết bị ảnh hưởng bởi bệnh ung thư và lan ra hơn 6 cm.
3. Giai đoạn di căn
Giai đoạn M0: ung thư không lây lan sang các phần khác của cơ thể.
Giai đoạn M1: ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, như phổi.
4. Giai đoạn ung thư lưỡi
- Giai đoạn 0 còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ (CIS), nhiều bác sĩ gọi giai đoạn này là tiền ung thư. Ung thư không lây lan và người ta quan sát sự xuất hiện của ung thư trong các mô của lưỡi.
- Giai đoạn 1: Ung thư bắt đầu phát triển ở lớp mô của lưỡi và các tế bào sâu bên trong. Ung thư chỉ có kích thước 2 cm, không lây lan đến các mô khác và các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 2: Các khối u lây lan có kích thước lớn hơn 2 cm và không quá 4 cm. Ung thư vẫn chưa lây lan sang các bộ phận khác hoặc các hạch bạch huyết.
- Giai đoạn 3 có hai khả năng: Hoặc ung thư có kích thước lớn hơn 4 cm và không lây lan đến các hạch bạch huyết. Hoặc nó có kích thước thay đổi và đã lan rộng đến một hạch bạch huyết trong vòng bán kính nhở hơn 3 cm.
Giai đoạn 4 chia thành 3 phần.
– Giai đoạn 4a là khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác của miệng như môi.
– Giai đoạn 4b cho thấy ung thư đã lan rộng đến ít nhất 1 hạch bạch huyết lớn hơn 6 cm hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ.
– Giai đoạn 4c có nghĩa là ung thư đã lan đến các bộ phận xa xôi khác của cơ thể như phổi.
6. Các phương pháp điều trị ung thư lưỡi
Để điều trị ung thư lưỡi hiện nay có các phương pháp chính đó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị, điều trị nhắm mục tiêu. Tùy theo tình trạng bệnh và sức khỏe của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Phẫu thuật
Nếu khối u nhỏ, phương pháp điều trị tốt nhất là phẫu thuật loại bỏ khối u. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến khả năng nói và nuốt của bệnh nhân.
Xạ trị
Nếu khối u có kích thước lớn hơn, xạ trị sẽ hỗ trợ phẫu thuật. Ngoài các khối u trên mặt lưỡi, các hạch bạch huyết ở 2 bên cổ cũng sẽ được loại bỏ để đảm bảo ung thư không tái phát. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được chiếu xạ nhằm loại bỏ những tế bào ung thư còn sót lại.
Hóa trị
Hóa trị rất cần thiết trong trường hợp ung thư lưỡi đã di căn đến các hạch bạch huyết lân cận ở cổ. Hóa trị thường được thực hiện cùng với xạ trị để có được kết quả tốt nhất.
Điều trị nhắm mục tiêu
Phương pháp này thường kết hợp với xạ trị để mang lại kết quả tốt nhất.
7. Ung thư lưỡi có lây không?
Hiện nay nhiều người vẫn nghĩ bệnh ung thư lưỡi lây. Lý do vì sợ một khi ung thư đã di căn thì khối u đã ăn sang các bộ phận khác, ai tiếp xúc gần sẽ bị lây truyền bệnh. Tuy nhiên, bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, dù là ung thư đường hô hấp. Vì thế, bệnh được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm.
Tuy nhiên, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh thì những thành viên khác có nguy cơ ung thư lưỡi cao hơn người bình thường. Lý do là bởi đột biến gen di truyền trong gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
8. Ung thư lưỡi sống được bao lâu?
Cũng giống như tất cả các bệnh ung thư khác, thời gian sống cho bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bao gồm: giai đoạn tiến triển ung thư, lựa chọn phương pháp điều trị, độ tuổi, thể trạng bệnh nhân…
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư lưỡi phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn bệnh:
- Ở giai đoạn ung thư khu trú, khi ung thư lưỡi có thể đạt đến kích thước khoảng 4 cm và phát triển đến thành lưỡi nhưng chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết hay cơ quan ở xa nào, bệnh nhân có cơ hội sống cao nhất, khoảng 78% sau 5 năm chẩn đoán bệnh.
- Ở giai đoạn khu vực, khi ung thư phát triển với kích thước lớn hơn và bắt đầu lan đến các hạch bạch huyết vùng cổ, làm xuất hiện các khối u lớn, bệnh nhân có khoảng 63% cơ hội sống sau 5 năm được chẩn đoán bệnh.
- Ở giai đoạn ung thư di căn bệnh nhân có khoảng 36% cơ hội sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh nhân ung thư lưỡi sống được bao lâu, tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Phẫu thuật cắt lưỡi bán phần kết hợp lấy hạch cổ, xạ trị, hóa trị là những phương pháp điều trị cơ bản cho bệnh nhân ung thư lưỡi.
VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị