Viêm loét lưỡi kéo dài: Nguyên nhân, cách điều trị
Viêm loét lưỡi kéo dài sẽ cản trở đến các hoạt động hàng ngày và gây cảm giác khó chịu cho người bị bệnh. Vì vậy, trong bài viết này GenK STF sẽ gửi tới bạn đọc tất cả những thông tin cần biết để có thể giúp hiểu rõ, điều trị, và phòng chống viêm loét lưỡi kéo dài.
Nội dung bài viết
1. Viêm loét lưỡi kéo dài là bệnh gì?
Viêm loét lưỡi hay còn được gọi với tên nhiệt miệng, là tình trạng xuất hiện những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở trên niêm mạc lưỡi, miệng.
Các vết loét ở màu đỏ ở viền xung quanh, vùng ở giữa có màu trắng đục hoặc vàng nhạt và thể xuất hiện lặp đi lại lặp nhiều lần ở cùng một vị trí. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm loét miệng lưỡi kéo dài và gây cảm giác đau, xót, khó chịu khi ăn uống hay nói chuyện.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Nhưng thường gặp nhiều ở trẻ em và phụ nữ hơn do một số yếu tố đặc thù ở các nhóm đối tượng này như hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc đang mang thai.
2. Nguyên nhân gây viêm loét miệng lưỡi kéo dài
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh, các nguyên nhân thường gặp là:
- Nhiễm khuẩn, nấm: Thường hay gặp ở những người vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc, thiếu dinh dưỡng và hệ miễn dịch kém tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển.
- Nhiễm virus: Khi bị nhiễm một số virus gây bệnh có thể dẫn tới tình trạng viêm loét ở lưỡi.Ví dụ như virus Herpes gây mụn nước rồi tạo thành vết loét ở miệng, lưỡi hay virus Varicella zoster gặp trong bệnh thủy đậu, Coxsackie virus gây bệnh chân tay miệng…
- Vết thương ở lưỡi: Do cắn vào lưỡi trong lúc ăn, bị ngã, bỏng, tổn thương do hóa chất, hoặc các vết cắt ở lưỡi trong quá trình hàn răng, niềng răng gây ra…
- Thiếu vitamin và khoáng chất: Như thiếu sắt, thiếu vitamin nhóm B (B6 và B12), C, PP làm ảnh hưởng đến sức khỏe hệ miễn dịch ở miệng.
- Do sự thay đổi nội tiết tố. Sự thay đổi các hormone trong chu kỳ rụng trứng hay khi có bầu sẽ làm cho lưỡi trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
- Do bệnh lý: Bị viêm loét lưỡi kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh như ung thư lưỡi, ung thư vòm họng ở giai đoạn sớm.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như do dùng thuốc, bị dị ứng thức ăn, di truyền…
Trong yếu tố kể trên thì theo các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính gây ra viêm loét lưỡi kéo dài là do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm.
3. Dấu hiệu bị viêm loét lưỡi
Các triệu chứng khi bị viêm loét lưỡi khá đa dạng và có thể nhận ra nếu để ý kĩ:
- Trước khi bị loét, có cảm giác rát, tê, ngứa ở lưỡi.
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét có hình oval hoặc tròn màu trắng và có các kích thước khác nhau ở trên lưỡi.
- Cảm giác đau khi ăn các đồ chua, cay, mặn hoặc đau khi chạm phải trong lúc đánh răng, xỉa răng.
- Miệng khô và lúc nào cũng có cảm giác khát nước.
- Giảm vị giác và mất cảm giác ăn ngon.
- Sốt cao nếu vết loét bị nhiễm trùng, mưng mủ…
4. Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
4.1. Điều trị
- Trong điều trị bệnh này, chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là cảm giác đau, rát khó chịu cho bệnh nhân. Đa số các trường hợp bị viêm loét ở lưỡi có thể tự khỏi sau một khoảng thời gian từ 7-14 ngày.
- Nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do virus, nấm, vi khuẩn thì các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng một số thuốc như kháng sinh, chống nấm, ức chế virus… Các thuốc này có thể ở dạng viên uống, kem bôi hoặc dung dịch súc miệng. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh bỏ dở khi thấy triệu chứng giảm bớt để ngăn ngừa nguy cơ bị tái phát bệnh.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách trong thời gian bị bệnh. Khi đánh răng nên cố gắng hạn chế chạm vào các vết loét để không gây chảy máu hay làm nặng thêm.
- Một chế độ ăn hợp lý sẽ có hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị của các thuốc cũng như giúp bệnh nhanh khỏi, giảm nguy cơ tái phát bệnh. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các thực phẩm mềm. Hạn chế các đồ ăn cay, nóng hoặc quá mặn.
4.2. Cách phòng tránh
Viêm loét lưỡi kéo dài sẽ gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của bạn. Do đó, tốt nhất nên có các biện pháp ngăn ngừa nguy cơ bị mắc bệnh như là:
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách kết hợp rèn luyện thể thao với chế độ ăn giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất.
- Uống đủ nước, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày, tránh ngủ muộn, căng thẳng kéo dài
- Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng sau các bữa ăn, dùng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng.
- Không sử dụng những đồ ăn quá nóng, cay hay thực phẩm kích thích có thể làm tổn thương lưỡi. Nếu bạn có thực hiện một số phương pháp thẩm mỹ ở răng miệng như niềng răng, lắp răng sứ thì nên thực hiện ở những cơ sở có uy tín, chất lượng cao để hạn chế gây ra các tổn thương trên lưỡi.
- Tìm ra và điều trị một số bệnh lý có thể gây ra viêm loét lưỡi kéo dài bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề viêm loét lưỡi kéo dài. Rất mong qua bài viết này bạn đã giúp bạn đọc có cách phòng ngừa tình trạng này cho bản thân cũng như gia đình. GenK SFT hy vọng sẽ được gặp lại các bạn đọc ở những bài viết tiếp theo.
XEM VIDEO: VTC 1 – VIỆT NAM SẢN XUẤT THÀNH CÔNG HOẠT CHẤT HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG THƯ – GENK PLUS
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị