[Giải đáp] Tiêm HPV xong có được uống rượu không?
Tiêm HPV xong có được uống rượu không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp đứng thứ 3 ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi. Theo thống kê 80% phụ nữ sẽ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Mỗi ngày có 7 phụ nữ bị tử vong vì ung thư cổ tử cung và 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Không phải ai nhiễm HPV thì cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, có hơn 90% các trường hợp bị ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. Và để biết tiêm HPV xong có được uống rượu không thì mời bạn cùng GENK STF tìm hiểu bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Xét nghiệm HPV ở nam giới được tiến hành như thế nào?
- Trước và sau chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm virus HPV không?
Nội dung bài viết
1. Vacxin phòng HPV là gì?
Vắc-xin phòng HPV là loại vắc-xin giúp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và u nhú ở bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus sinh u nhú ở người HPV (còn gọi là Human Papilloma Virus) gây ra. Tình trạng này xảy ra ở những tế bào biểu mô da và niêm mạc, có liên quan đến bất thường cổ tử cung (bao gồm tổn thương tiền ung thư, ung thư), mụn cóc sinh dục và bệnh đa u nhú đường hô hấp tái diễn. HPV cũng có liên quan đến những bệnh lý ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, ung thư dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.
2. Các con đường lây truyền virus HPV
Theo thống kê có hơn 140 tuýp Papillomavirus (HPV) được phát hiện ở người. Và khoảng 40 loại có thể bị nhiễm vào vùng sinh dục như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, hậu môn, ở dương vật và bìu cũng như ở miệng và cổ họng.
Nhiễm trùng HPV từ đường sinh dục là rất phổ biến và hầu hết những người có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm virus tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ. Đa số những người bị nhiễm virus sẽ không có triệu chứng bất thường vì vậy họ không biết mình bị nhiễm bệnh. Dưới đây là một số con đường lây truyền virus này:
- Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: khi tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hay tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Việc hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.
- Bên cạnh đó, virus này còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót…
- HPV cũng có thể lây truyền dọc từ mẹ sang con trong quá trình sinh và gây ra đa bướu gai đường hô hấp cho trẻ sơ sinh.
3. Có nên tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung?
Cho đến nay, việc tiêm vacxin là biện pháp hiệu quả nhất để giúp chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Vắc xin phòng HPV được đánh giá khá an toàn và có thể đem lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ cũng như nam giới tránh khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV.
Các bác sĩ khuyến cáo trẻ em nhất là trẻ em gái trong độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm loại vắc xin này để đảm bảo rằng trẻ có thể được bảo vệ trước khi phơi nhiễm loại virus này.
4. Bị nhiễm HPV thì có tiêm phòng được không?
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có hiệu quả khi tiêm cho những người đã từng quan hệ tình dục và thậm chí đã từng nhiễm virus HPV. Bởi vì trên thực tế, virus HPV rất dễ tái nhiễm – tức là sau khi cơ thể đã đào thải virus thì vẫn có thể nhiễm lại chúng. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ không đủ để phòng được tái nhiễm, tuy nhiên loại vacxin lại có thể làm được điều này.
Bên cạnh đó, HPV có rất nhiều type khác nhau. Việc bạn đã từng bị nhiễm một loại HPV nào trước đây thì vẫn nên tiêm phòng vắc xin để có thể được bảo vệ tránh lây nhiễm những tuýp HPV khác.
5. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung HPV bao lâu thì được mang thai?
Khi có dự định lập gia đình thì phụ nữ cần chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm. Nếu như có thai khi đang tiêm vắc xin thì bạn hãy tạm hoãn lịch tiêm và hoàn tất lịch tiêm tiếp tục sau khi sinh con.
5. Tiêm HPV xong có được uống rượu không?
Ngay khi mới tiêm phòng vắc xin nói chung và HPV nới riêng thì không được uống bia rượu, đặc biệt là uống đến mức say xỉn thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Tốt nhất sau tiêm vắc xin 2 tuần thì bạn mới có thể uống bia rượu lại nhưng dù sao cũng nên uống lượng vừa phải, với mức 2 lon bia hay 2 ly rượu vang là an toàn cho sức khỏe (gan mật, tim mạch…).
Trên đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi tiêm HPV xong có được uống rượu không. Chúng tôi mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin cần thiết cho bản thân mình.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK