Trước và sau chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm virus HPV không?

Trước và sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước hay không là câu hỏi của nhiều chị em khi tìm hiểu về về loại vaccine này. Câu trả lời sẽ được GenK STF bật mí ngay sau đây.

XEM THÊM:

1. Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính của biểu mô vảy, biểu mô tuyến cổ tử cung. Bệnh xuất hiện khi các tế bào ở cổ tử cung xảy ra sự tăng sinh quá mức và biến đổi ác tính. Virus HPV được xác định là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.

Virus HPV sau khi xâm nhập có thể tồn tại suốt đời trong vào cơ thể nhưng không phải lúc nào cũng gây ra ung thư. Trong hơn 100 chủng virus HPV khác nhau thì ung thư cổ tử cung chủ yếu là do chủng 16 và 18. Ngoài ra còn có khoảng 12 chủng khác cũng có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung nhưng ở tỷ lệ thấp là 10 – 20% như: 33, 59, 56, 58,…

80% nữ giới có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Nhưng trong đó có tới trên 90% trường hợp cơ thể tự đào thải HPV trong vòng 2 năm, 10% virus HPV ở trong cơ thể sau 3 năm và dưới 5% tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Đây là bệnh lý diễn biến âm thầm, ít có biểu hiện đặc trưng nên có khi tới hàng chục năm mới phát hiện ra bệnh.

2. Một số thông tin về vaccine HPV

2.1. Các loại vaccine HPV hiện nay

Vaccine HPV được nghiên cứu và sản xuất với mục đích phòng ngừa ung thư cổ tử cung cùng với các loại u nhú ở cơ quan sinh dục. Hiện nay , có 2 loại vaccine HPV được dùng ở nước ta đó là: Gardasil và Cervarix:

Vaccine Cervarix

  • Đối tượng tiêm chủng: Nữ giới từ 10 – 25 tuổi.
  • Tác dụng: Phòng ngừa 2 chủng virus HPV 16 và 18.
  • Liệu trình tiêm: Tiêm 3 mũi trong 6 tháng, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng. 

Vắc xin Gardasil

  • Đối tượng tiêm chủng: Dành cho nữ giới từ 9 – 26 tuổi.
  • Tác dụng: phòng ngừa HPV chủng 6, 11, 16, 18.
  • Liệu trình tiêm: Bao gồm 3 mũi trong 6 tháng, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 2 tháng, mũi 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng.

Nhìn chung, theo khuyến cáo thì nữ giới ở độ tuổi 9 – 26 và chưa quan hệ tình dục nên tiêm vaccine HPV để có hiệu quả tốt nhất.

chich-ngua-ung-thu-co-tu-cung-co-can-xet-nghiem
Có hai loại vaccine HPV phổ biến là Cervarix và Gardasil

2.2. Những ai không nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung

Thực tế, có một số trường hợp sau không nên tiêm vaccine HPV để đảm bảo sức khỏe:

  • Trường hợp xảy ra phản ứng mạnh sau khi tiêm mũi đầu tiên của vaccine HPV hoặc có tiền sự mẫn cảm với các thành phần có trong vaccine.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc đang có dự định mang thai.
  • Người mắc một số bệnh mãn tính như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu hoặc đang sử dụng các loại thuốc chống đông.
  • Người đang bị nhiễm trùng hay sốt cao thì chỉ nên tiêm vaccine HPV sau khi đã điều trị khỏi dứt điểm.

2.3. Tác dụng phụ của vaccine HPV

Vaccine HPV được đánh giá là tương đối an toàn, các tác dụng phụ xuất hiện sau khi tiêm chỉ ở mức nhẹ và trung bình, gần như không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người tiêm. Các tác dụng phụ này có thể là:

  • Đau nhức, sưng đỏ, ngứa tại vị trí tiêm.
  • Sốt nhẹ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Ngất xỉu.
  • Tiêu chảy.

3. Chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm tìm virus HPV trước không?

Khi tìm hiểu về vaccine HPV, rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm tới việc trước khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm tìm virus HPV không?

Về vấn đề này, các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời đó là: Không bắt buộc phải làm xét nghiệm tìm virus HPV trước khi tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ nữ giới chưa quan hệ tình dục.

Còn đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục thì tốt nhất trước khi tiêm HPV nên làm xét nghiệm HPV và sàng lọc tế bào ung thư cổ tử cung PAP-Smear.

Nếu đã từng bị nhiễm virus HPV rồi thì vẫn có thể tiêm phòng nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn so với người chưa từng bị nhiễm HPV và chưa quan hệ tình dục. 

chich-ngua-ung-thu-co-tu-cung-co-can-xet-nghiem-1
Trước khi chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm tìm virus HPV không?

4. Có nên tiêm phòng vaccine HPV nếu đã quan hệ tình dục?

Như đã nói ở trên, hiệu quả phòng bệnh HPV tốt nhất khi phụ nữ được tiêm vắc xin vào thời điểm chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, với những người đã quan hệ tình dục vẫn nên tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung. 

Giải thích cho điều này đó là do người bệnh có thể chưa tiếp xúc với tất cả các loại virus HPV gây bệnh mà vaccine có thể phòng ngừa được. Nếu đã từng nhiễm một chủng HPV nào đó trước đây thì việc tiêm phòng vaccine vẫn có thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự lây nhiễm những chủng khác của virus này.

Mặt khác, virus HPV rất dễ bị tái nhiễm. Có nghĩa là sau khi cơ thể đào thải virus vẫn có thể nhiễm lại chúng, bởi vì miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ mạnh để ngăn ngừa tái nhiễm.

Vậy nên, vaccine phòng ung thư cổ tử cung vẫn có tác dụng khi tiêm cho những người đã quan hệ tình dục, thậm chí đã từng bị nhiễm virus HPV.

5. Sau khi chích ngừng ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm và khám phụ khoa định kỳ không?

Dù đã tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung thì chị em cũng không nên chủ quan mà cần định kỳ đi khám phụ khoa và làm các xét nghiệm cần thiết. Điều này rất quan trọng vì vaccine chỉ có thể phòng ngừa một số chủng HPV gây ung thư cổ tử cung phổ biến. Bạn vẫn hoàn toàn có nguy cơ bị nhiễm các chủng còn lại.

Thêm vào đó, virus HPV có khả năng lây nhiễm rất cao. Nên phụ nữ từ 21 tuổi trở lên đã có gia đình hoặc đã quan hệ tình dục thì cần thăm khám phụ khoa định kỳ hằng năm, thực hiện xét nghiệm tế bào học và HPV để phát hiện kịp thời các bệnh lý về phụ khoa cũng như ung thư cổ tử cung. Từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ tử vong một cách nhiều nhất có thể.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp “chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm trước không?” Tiêm vaccine HPV là biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất cho đến hiện nay, chị em cần thực hiện tiêm trong độ tuổi được khuyến cáo để có hiệu quả tốt nhất.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư – Nguyễn Thị Duệ (ĐT: 0966250466)

Thông tin liên hệ