Thông tin về bệnh ung thư vú dạng viêm

Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 12.000 ca được chẩn đoán mắc mới ung thư vú. Trong đó phổ biến nhất là hai hội chứng ung thư vú xâm lấn và ung thư vú không xâm lấn. Tuy nhiên bệnh ung thư vú dạng viêm thường rất hiếm gặp và có xu hướng phát triển nhanh, đột ngột hơn. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh ung thư vú dạng viêm qua bài viết dưới đây

Xem thêm:

1. Bệnh ung thư vú dạng viêm là gì?

Theo nghiên cứu, có khoảng từ 75 – 80% các ca ung thư vú mắc mới được chẩn đoán là ung thư vú xâm lấn. Ung thư vú viêm (Inflammatory Breast Cancer – IBC) cũng chỉ là một trong số các trường hợp của ung thư vú xâm lấn. Tuy nhiên bệnh lý này rất hiếm gặp, với tỉ lệ chưa tới 3% trong tổng số các ca mắc ung thư vú được phát hiện.

Đa phần, các triệu chứng bao gồm sưng đỏ phần lớn diện tích vú, vùng da bị tổn thương gần giống với vỏ cam bị rỗ và lồi lõm. Đây là căn bệnh có nguy cơ lây lan và xâm lấn nhanh nên phải được phát hiện sớm và điều trị rất tích cực. Khối u có thể sưng tấy từ bên trong nhưng đôi khi bạn không thể cảm nhận được, cách duy nhất để kiểm tra là tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh ung thư vú dạng viêm cần được điều trị kịp thời và tích cực

2. Bệnh ung thư vú dạng viêm có nguy hiểm không?

So với các loại ung thư vú khác, những người mắc bệnh ung thư vú dạng viêm thường có độ tuổi trung bình thấp hơn, khoảng 52 tuổi. Vì triệu chứng không rõ ràng, khó kiểm tra, phát hiện nên những trường hợp mắc ung thư vú dạng viêm thường đã ở giai đoạn muộn (3b) nên khả năng điều trị và hồi phục là tương đối khó khăn. Thậm chí, rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi khối u đã di căn (giai đoạn IV).

3. Dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm

3.1. Đỏ, sưng hoặc đau

Một trong những dấu hiệu ung thư vú dạng viêm đầu tiên là hiện tượng đỏ, sưng tấy gây đau rát. Vùng da bị tổn thương thường chiếm diện tích lớn, đôi khi xuất hiện các đốm màu tối hơn. Ngay khi phát hiện cần phải tiến hành khám chuyên khoa để xác định được nguồn bệnh.

3.2. Xuất hiện những đường vân hoặc vết hằn trên da vú

Đa số các trường hợp ung thư vú, ngoài việc sưng tấy, những vùng da trên ngực sẽ bị nổi các vết hằn, hoặc rỗ li ti giống như vỏ cam, quýt. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện rất nhanh, có thể chỉ sau một đêm và kéo dài từ một tuần trở lên.

3.3. Có dịch chảy ra từ vú

Một trong số những dấu hiệu ung thư vú ở nam và nữ cần đặc biệt quan tâm là hiện tượng tiết dịch từ núm vú. Lượng dịch tiết sẽ nhiều hơn so với thông thường, đôi khi sẽ lẫn một chút máu. Đặc biệt, việc tiết dịch hay đau tức ở ngực đều không liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt cũng như những biểu hiện của thai kỳ.

Dịch được tiết ra từ núm vú bất thường kèm một ít máu là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư vú dạng viêm

4. Chẩn đoán ung thư vú viêm

4.1. Siêu âm

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thông thường như siêu âm hay chụp XQ đều không thể phát hiện ra những khối u vú dạng viêm, đặc biệt đối với những bệnh nhân có mô vú dày đặc. Để xác định, các bác sĩ phải sử dụng thiết bị siêu âm quét bằng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của mô vú. Vinmec là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam áp dụng việc sàng lọc ung thư bằng thiết bị siêu âm vú tự động Invenia ™ ABUS với độ chính xác cao và khả năng phát hiện tới 90% các dấu hiệu bất thường tại mô vú.

4.2. Sinh thiết

Bác sĩ sẽ lấy các mẫu nhỏ mô từ vú, sau đó sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để sàng lọc các dấu hiệu của ung thư. Các bác sĩ cũng có thể lấy sinh thiết từ các hạch bạch huyết dưới cánh tay để xem có bất kỳ tế bào ung thư nào hiện diện không.

4.3. Chọc hút bằng kim nhỏ (FNA)

Sau khi xác định được các bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành một vài thủ thuật nhỏ được gọi chọc hút bằng kim mịn. Một chiếc kim rỗng sẽ được xuyên qua da vào vùng mô bị tổn thương hay khối u để lấy mẫu xét nghiệm. Phương pháp này thường được áp dụng đối với việc chẩn đoán ung thư vú và ung thư tuyến giáp.

5. Điều trị ung thư vú dạng viêm

5.1. Hóa trị toàn thân

Hóa trị liệu là việc sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị giúp điều trị và kiểm soát khối u ở vú và giảm sưng tấy. Khi hóa chất di chuyển khắp cơ thể, cũng có thể điều trị bất kỳ vị trí tổn thương nào do các tế bào ung thư vú di căn gây ra.

5.2. Hóa trị liệu bổ sung

Phương pháp hóa trị này được đưa ra trước khi phẫu thuật và thường bao gồm cả thuốc Anthracycline cùng Taxane. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân của mình rằng họ nên thực hiện ít nhất 6 lần hóa trị bổ sung trong vòng 4 đến 6 tháng trước khi khối u được loại bỏ. Trong trường hợp tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên không nên trì hoãn phẫu thuật.

5.3. Xạ trị

Xạ trị là việc sử dụng tia X với năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời gây hại ít nhất có thể đối với các tế bào bình thường. Xạ trị thường được áp dụng sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú để giảm nguy cơ ung thư trở lại.

5.4. Điều trị bổ trợ

Liệu pháp điều trị bổ trợ có thể được đề xuất sau phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Liệu pháp này có thể bao gồm hóa trị liệu bổ sung, liệu pháp Hormone, liệu pháp mục tiêu ( Trastuzumab) hoặc một số cách kết hợp giữa các phương pháp điều trị này.

5.5. Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Phẫu thuật loại bỏ khối ung thư vú dạng viêm

Phẫu thuật tiêu chuẩn cho bệnh ung thư vú dạng viêm là phẫu thuật cắt bỏ vú triệt để. Phương pháp này bao gồm việc cắt bỏ toàn bộ vú bị ảnh hưởng và hầu hết hoặc tất cả các hạch bạch huyết dưới cánh tay liền kề. Thông thường, lớp lót trên cơ ngực bên dưới cũng sẽ được loại bỏ, nhưng cơ ngực vẫn được giữ lại. Đôi khi, cơ ngực nhỏ hơn cũng có thể được loại bỏ. Cả trước và sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được chăm sóc đặc biệt về sức khỏe cũng như bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng tăng sức đề kháng và chóng hồi phục.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về căn bệnh ung thư vú dạng viêm như biểu hiện, mức độ nguy hiểm và phương pháp chẩn đoán, điều trị. Hiện tại, với sự phát triển của công nghệ y khoa tiên tiến, bạn có thể đăng ký khám tầm soát ung thư chuyên sâu, độ chính xác cực kỳ cao và chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, quan trọng nhất vẫn là duy trì thói quen sinh hoạt, tập luyện và có chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư, kiểm tra sức khỏe định kỳ để hạn chế tối đa mọi bệnh tật.

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7