Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không? Xem ngay giải đáp của chuyên gia

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không, đặc biệt là đến khả năng sinh sản của chị em là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải đáp câu hỏi mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không, hãy cùng GenK STF tìm hiểu trong bài viết sau.

XEM THÊM:

1. Bạn nên biết gì về u nang buồng trứng?

1.1. U nang buồng trứng là bệnh gì?

U nang buồng trứng là một dạng u lành hình thành và phát triển ở bên trên hoặc trong buồng trứng của phụ nữ. Khối u dạng nước, chứa dịch bên trong hoặc các chất rắn có dạng như bã đậu, bên ngoài có vỏ bọc (gọi là vỏ nang).

Bệnh u nang buồng trứng đa phần là lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến sức khỏe. Đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

1.2. Các loại u nang buồng trứng

Hiện nay, u nang buồng trứng được phân thành 2 loại sau đây:

  • U nang cơ năng: Là những nang nước có vỏ mỏng, thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi có kinh nguyệt. Nguyên nhân hình thành là do rối loạn chức năng buồng trứng.
  • U nang thực thể: Trong loại này có 3 dạng chính. Thứ nhất là u nang nước có chứa dịch, vỏ mỏng và lành tính. Dạng thứ 2 là u nang nhầy thường là có nhiều thùy nên phát triển rất to, bên trong là dịch nhầy. Cuối cùng là u nang bì, thường có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn.
U nang buồng trứng có nhiều loại

1.3. U nang buồng trứng có triệu chứng gì?

U nang buồng trứng không có triệu chứng rõ ràng hoặc một số trường hợp còn không có triệu chứng gì. Đa số người bệnh chỉ tính cờ phát hiện khi đi khám phụ khoa, kiểm tra sức khỏe sinh sản hoặc tổng quát. 

Một số dấu hiệu có thể cảnh báo nguy cơ mắc u nang buồng trứng như:

  • Bị đau sau khi quan hệ vợ chồng.
  • Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới.
  • Đi tiểu nhiều, rối loạn kinh nguyệt.
  • Thường xuyên bị đầy hơi, luôn cảm giác no mặc dù không ăn…

2. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?

Mặc dù u nang buồng trứng đa số là lành tính nhưng loại u này có thể gây ra những biến chứng sau:

  • Gây xoắn cuống nang hoặc xoắn buồng trứng.
  • Nhiễm khuẩn do u nang bị vỡ. Hoặc gây nhiễm khuẩn u nang do xoắn và làm chúng to nhanh, dính vào các vùng bên cạnh.
  • Chèn ép các cơ quan lân cận như trực tràng, bàng quang, niệu quản khi u nang phát triển to, gây rối loạn đại tiểu tiện. 
  • Nguy cơ bị vô sinh , hiếm muộn.
  • Có thể dẫn đến ung thư buồng trứng.

XEM THÊM >>> Cảnh báo sự nguy hiểm của ung thư buồng trứng di căn!

3. U nang buồng trứng khi nào cần mổ?

Với trường hợp bị u nang cơ năng thì có thể không cần điều trị và u sẽ biết mất sau 2 – 3 chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bị u nang thực thể lành tính, khối u có kích thước còn nhỏ thì có thể uống thuốc và theo dõi, tái khám định kỳ.

Với những bệnh nhân có khối u đã phát triển to thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ sớm. Cụ thể các trường hợp u nang buồng trứng cần mổ là:

  • Kích thước u nang từ 40mm trở lên.
  • U nang phát triển với tốc độ nhanh.
  • Khối u chèn ép vào những cơ quan lân cận.
  • U nang buồng trứng bị xoắn hoặc vỡ nang.
  • Phụ nữ đã qua thời kỳ mãn kinh nhưng kích thước u nang vẫn tăng lên.
  • Có chẩn đoán nghi ngờ u nang có khả năng ung thư hóa.

4. Các phương pháp mổ u nang buồng trứng

Hiện nay có hai phương pháp mổ u nang buồng trứng được áp dụng đó là:

Mổ nội soi

Phương pháp mổ nội soi được áp dụng cho những khối u lành tính, kích thước từ 5 – 10 cm. Mổ nội soi có ưu điểm như ít gây đau đớn cho bệnh nhân hơn, thời gian nằm viện ngắn và các vết sẹo mau lành hơn.

Cũng vì là phương pháp hiện đại nên yêu cầu được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, diễn ra tại các cơ sở y tế có uy tín và đáp ứng được các trang thiết bị máy móc cần thiết.

Mổ hở

Khi bệnh nhân bị khối u nang ác tính lớn hơn 10cm hoặc đã xảy ra biến chứng như xoắn, vỡ nang thì sẽ phẫu thuật bằng phương pháp mổ hở. Phương pháp này có thể giúp loại bỏ hoàn toàn khối u nang ra khỏi cơ thể người bệnh.

So với mổ nội soi thì mổ hở sẽ có nhiều nhược điểm hơn như: Nhiễm trùng vết mổ, dính ruột, tắc ruột, quá trình hồi phục mất nhiều thời gian hơn, đặc biệt là với phụ nữ lớn tuổi.

5. Vậy mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không là điều khiến nhiều người bệnh băn khoăn trước khi quyết định phẫu thuật. Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu về sức khỏe sinh sản cũng như các biến chứng sau mổ u nang buồng trứng:

5.1. Các biến chứng khi mổ u nang buồng trứng

Nếu việc thực hiện phẫu thuật u nang buồng trứng không đảm bảo có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Chảy máu trong và sau khi mổ.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Để lại sẹo.
  • Đau trong và sau quá trình mổ, cảm giác đau có thể không kiểm soát được.
  • Tổn thương ruột, bàng quang trong quá trình phẫu thuật.

5.2. Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

Mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng cụ thể là:

  • Với trường hợp chỉ cắt khối u : Các mô bình thường ở buồng trứng vẫn còn. Tuy nhiên có thể xảy ra tình trạng dính quanh buồng trứng và vòi trứng nên ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
  • Cắt bỏ 1 bên buồng trứng: Do vẫn còn một bên buồng trứng nên người bệnh có thể có kinh nguyệt và khả năng mang thai. Nhưng nếu sau đó bên buồng trứng còn lại tiếp tục bị u nang thì có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng có thai.
  • Cắt bỏ cả 2 bên buồng trứng: Điều này đồng nghĩa với người bệnh bị mãn kinh do phẫu thuật, cơ thể sẽ không còn nội tiết. Cùng với đó là các nang noãn cũng không còn nên người bệnh mất hoàn toàn khả năng sinh sản, giảm ham muốn và gặp khó khăn trong việc quan hệ…
Mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?

6. Người bệnh cần chuẩn bị gì cho phẫu thuật u nang buồng trứng?

Để đảm bảo an toàn cho quá trình phẫu thuật cũng như hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, những ảnh hưởng đến sức khỏe sau mổ thì bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ một số điều sau:

Chuẩn bị trước khi phẫu thuật

  • Cần hiểu kỹ về các thông tin như: Lý do tại sao cần phải phẫu thuật, nguy cơ xảy ra biến chứng trong và sau phẫu thuật.
  • Ngưng sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh lý khác,thông báo đầy đủ cho bác sĩ trước khi quyết định mổ.
  • Nếu bệnh nhân đang bị các bệnh lý như nhiễm trùng nhiễm nấm, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh cường giáp, hen suyễn, huyết khối tĩnh mạch, suy dinh dưỡng, thiếu máu… thì cần điều trị ổn định trước khi mổ u nang buồng trứng.
  • Thông báo cho bác sĩ về các tiền sử bị có dị ứng, sốc phản vệ, sốc thuốc… 
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích khác để quá trình hồi phục sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.

Vào ngày phẫu thuật

  • Thực hiện nhịn ăn uống theo yêu cầu của bác sĩ, thường là ít nhất 6 giờ trước giờ dự kiến phẫu thuật. Khoảng thời gian nhịn ăn có thể thay đổi tùy mức độ phức tạp của ca phẫu thuật.
  • Buổi tối trước ngày phẫu thuật, người bệnh cần tắm gội sạch sẽ, cắt ngắn móng tay, tẩy sạch sơn móng tay và chân.
  • Nếu cần phải uống thuốc theo yêu cầu của bác sĩ thì cố gắng chỉ uống với ít nước lọc.

XEM THÊM >>> Một số dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng tái phát

Sau phẫu thuật

  • Trong vòng 24 – 48 giờ sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau ở vết mổ. Tình trạng này sẽ giảm dần vào những ngày tiếp sau đó.
  • Nếu cần thiết, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc giảm đau để giảm đau hậu phẫu, dùng kháng sinh dài ngày để dự phòng nhiễm khuẩn.
  • Người bệnh nên ngồi dậy sớm, tập đi lại nhiều để tránh bị dính ruột và huyết khối tĩnh mạch.
  • Có thể cắt chỉ vết mổ sau phẫu thuật khoảng 5-7 ngày.
  • Mẫu tế bào khối u buồng trứng sẽ được gửi đi giải phẫu, kết quả thường sẽ có sau 7-10 ngày. Nếu kết quả là lành tính, thì có xem như điều trị hoàn tất. Người bệnh chỉ cần tái khám định kỳ lại để theo dõi vết thương cũng như phòng ngừa biến chứng. Nếu không may kết quả là ác tính thì các bác sĩ sẽ trao đổi cùng người bệnh và gia đình về phác đồ điều trị tiếp theo sao cho tối ưu nhất.

Như vậy, bài viết đã giải đáp về “mổ u nang buồng trứng có ảnh hưởng gì không?”. Mức độ ảnh hưởng sau phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào thể trạng, chế độ chăm sóc, chuẩn bị trước, trong và sau mổ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 – HTCB SỐ 7: CÔ NGUYỄN THỊ LAN VÀ CUỘC CHIẾN VỚI CĂN BỆNH UNG THƯ BUỒNG TRỨNG