Mách bạn: Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng quen thuộc với người Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng được loại thực phẩm này. Vậy người mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?

Lợi ích của việc sử dụng trứng vịt lộn đối với sức khỏe

Trứng vịt lộn là loại trứng vịt đã được ấp phát triển thành hình dạng, đây là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa thích. Hàm lượng dinh dưỡng mà trứng vịt lộn cung cấp rất phong phú và đa dạng. Cụ thể 1 quả trứng vịt lộn cung cấp cho cơ thể 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212g photpho và 600 mg cholesterol. 

Ngoài ra, trứng vịt lộn còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như hàm lượng lớn vitamin A, một lượng nhỏ sắt, glucid, vitamin B1 và vitamin C. Với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, sử dụng trứng vịt lộn giúp bạn bổ sung nguồn năng lượng lớn cho một ngày dài làm việc và học tập hiệu quả hơn. Đặc biệt, sử dụng trứng vịt lộn giúp cải thiện sức khỏe rất tốt cho những người đang bị suy dinh dưỡng, đau đầu, thiếu máu, yếu sinh lý,…

Nguy cơ của việc sử dụng trứng vịt lộn với người mỡ máu cao

Trứng vịt lộn có chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol rất cao, vì thế nếu người bệnh mỡ máu cao sử dụng số lượng nhiều và tần suất không hợp lý có thể làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, phức tạp hơn. Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng trứng với tần suất hợp lý tối đa 2 quả một tuần sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến nồng độ cholesterol trong máu.

Người bệnh mỡ máu cao chỉ nên ăn tối đa 2 quả trứng vịt lộn một tuần

Kết luận: Mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không?

Như vậy, người bệnh mỡ máu cao vẫn có thể ăn được trứng vịt lộn, tuy nhiên người bệnh cần sử dụng với tần suất vừa phải theo đúng khuyến cáo để không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Tốt nhất, người bệnh mỡ máu cao đi khám thường xuyên để biết được mức độ tình trạng của bản thân và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng trứng vịt lộn như nào để phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cách sử dụng trứng vịt lộn cho người bị mỡ máu cao

Với những thông tin ở phần bên trên, bạn đã có được đáp án cho câu hỏi mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không. Bên cạnh việc sử dụng trứng vịt lộn với tần suất hợp lý, bạn cũng cần lưu ý sử dụng trứng vịt lộn đúng cách để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của bản thân.

Người bệnh mỡ máu cao cần chú ý một số điểm khi sử dụng trứng vịt lộn như sau:

  • Không ăn trứng vịt lộn vào buổi tối: Hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt là đạm và chất béo cao nên khi sử dụng trứng vịt lộn vào buổi tối dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Tốt nhất, người bệnh mỡ máu cao nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng hoặc buổi trưa để dinh dưỡng được hấp thụ một cách tốt nhất.
  • Không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn: Việc sử dụng quá nhiều trứng vịt lộn một lúc hoặc ăn trứng vịt lộn thường xuyên hàng ngày đều gây ra ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Việc sử dụng quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu, đồng thời làm dư thừa năng lượng, dư thừa vitamin A, tăng nguy cơ béo phì và làm cho cơ thể mệt mỏi, đau nhức. Vì thế, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 2 quả 1 tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Nên sử dụng trứng vịt lộn ăn kèm với rau răm: Theo đông y, trứng vịt lộn có tính hàn vì thế khi sử dụng có thể gây ra tình trạng lạnh bụng. Chính vì thế, rau răm và gừng thường được sử dụng kết hợp với trứng vịt lộn vì 2 loại thực phẩm này có tính ấm, nóng sẽ giúp giảm bớt tính hàn của trứng vịt lộn. 
  • Không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm: Trứng vịt lộn hay các thực phẩm khác nói chung khi để qua đêm đều không tốt cho sức khỏe. Trứng vịt lộn để qua đêm sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng vốn có và có thể bị vi khuẩn tấn công làm biến chất. Vì thế, bạn nên ăn trứng vịt lộn ngay sau khi luộc, không nên ăn trứng đã để qua đêm kể cả trứng còn nguyên vỏ và đã bảo quản trong tủ lạnh.

Những trường hợp không nên sử dụng trứng vịt lộn

Những người bị mỡ máu cao có kèm theo các bệnh lý sau đây tốt nhất không nên ăn trứng vịt lộn để không gây hại đến sức khỏe:

  • Những người có bệnh lý huyết áp cao, tiểu đường nếu sử dụng trứng vịt lộn có thể làm tăng chỉ số đường huyết và huyết áp.
  • Bệnh gout: Trứng vịt lộn chứa hàm lượng đạm rất cao, sử dụng trứng vịt lộn sẽ làm tăng mức độ bệnh lý, làm người bệnh bị đau nhức các khớp hơn. Vì thế người bị bệnh lý gout nên kiêng thực phẩm này.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sử dụng trứng vịt lộn có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
  • Phụ nữ có thai hoàn toàn sử dụng được trứng vịt lộn tuy nhiên không nên kết hợp cùng với rau răm vì có thể gây ra tình trạng động thai, sẩy thai.

Những loại trứng người bị mỡ máu cao nên ăn

Người bệnh bị mỡ máu cao hoàn toàn ăn được trứng vịt lộn nhưng chỉ nên ăn ít và cẩn thận khi sử dụng. Một số loại trứng khác người mỡ máu cao có thể ăn mà không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như trứng vịt lộn, cụ thể:

  • Trứng gà trắng: Đây là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, giúp cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cho sức khỏe như đạm, acid amin, chất béo… Khi sử dụng trứng gà, người bệnh cần lưu ý nên dùng trứng gà luộc sẽ tốt cho tình trạng mỡ máu cao hơn so với trứng gà rán hay trứng ốp.
  • Trứng vịt trắng có mùi vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với trứng gà, bao gồm các thành phần như canxi, protein, sắt, kali và nhiều khoáng chất khác.
  • Trứng chim cút trắng mặc dùng kích thước và trọng lượng nhỏ hơn nhiều so với trứng gà nhưng hàm lượng dinh dưỡng và thành phần dưỡng chất của trứng cút cao hơn nhiều so với trứng gà. Cụ thể, trứng cút trắng có chứa các dưỡng chất như đồng, niacin, tyrosine, các acid amin…
  • Trứng ngỗng có kích thước trong lượng cao nhất trong các loại trứng nhưng có chứa hàm lượng đạm thấp và chất béo cao. Vì thế, người bệnh mỡ máu cao cũng chỉ nên ăn trứng ngỗng với tần suất ít và mỗi lần chỉ nên ăn ½ quả trứng ngỗng. 

Người bệnh mỡ máu cao nên làm gì để kiểm soát bệnh ổn định?

Chế độ ăn uống sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng mỡ máu cao. Vì thế, người bệnh mỡ máu cao cần lưu ý một số thông tin sau đây để bệnh được nhanh chóng ổn định hơn:

  • Một số thói quen xấu có thể làm tình trạng mỡ máu cao trở nên nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng. Bạn cần từ bỏ những thói quen đó bao gồm: Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc lá, sử dụng cafe thường xuyên, hay thức khuya, ăn ngủ không đúng giờ giấc,…
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chế biến dưới dạng chiên xào để giảm thiểu lượng chất béo có hại nạp vào cơ thể, giúp tình trạng bệnh được ổn định hơn. Các loại thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao bạn nên tăng cường sử dụng bao gồm các loại rau xanh, hoa quả, sữa chua, các gia vị như gừng, nghệ,… Các món ăn nên được chế biến dưới dạng luộc hấp để đảm bảo duy trì được chỉ số mỡ máu ổn định.
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên với mức độ hợp lý giúp nâng cao sức khỏe, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng và đốt cháy mỡ thừa, phòng ngừa tình trạng thừa cân, béo phì rất tốt cho tình trạng mỡ máu cao. Một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng bạn có thể tập thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… Mỗi ngày, bạn nên dành ra một thời gian khoảng 30-45 phút để tập những bộ môn trên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên giúp bạn phát hiện sớm những tiến triển bất thường của bệnh lý để có hướng điều chỉnh sử dụng thuốc phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm của máu nhiễm mỡ.

Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã tìm được đáp án cho câu hỏi mỡ máu cao có ăn được trứng vịt lộn không. Người mỡ máu cao vẫn có thể ăn được trứng vịt lộn tuy nhiên cần lưu ý sử dụng vừa đủ và dùng đúng cách để không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều hòa ổn định mỡ máu, cholesterol cao các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
GENK STF Hỗ trợ giảm mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO: