[Giải đáp] HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?
HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu là một câu hỏi được các bệnh nhân hoặc gia đình có người mắc HIV rất quan tâm. Bởi nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì hệ thống miễn dịch sẽ bị virus tấn công và làm suy yếu dần và cuối cùng dẫn đến giai đoạn cuối là AIDS. Do đó câu hỏi bị HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu là vấn đề được tìm hiểu rất nhiều. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này thì mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây của GENK STF nhé.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Bán chi liên chữa ung thư như thế nào? Các bài thuốc chữa ung thư từ bán chi liên
- [Bật mí] Sự thật về cây xạ đen chữa ung thư?
Nội dung bài viết
1. HIV/AIDS là bệnh gì?
Nhiễm HIV là tình trạng cơ thể bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV). Virus này sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công hệ thống miễn dịch và phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào lympho).
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm virus HIV. Và khi đã chuyển sang giai đoạn này thì người bệnh đã bước vào thời kỳ khó khăn nhất trong việc giành giật sự sống. Tuy nhiên, mỗi người bệnh khi bị AIDS sẽ có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau và sẽ bị nhiễm các loại bệnh nhiễm trùng cơ hội khác nhau tùy thuộc theo khả năng chống đỡ của cơ thể.
2. Từ HIV chuyển sang giai đoạn AIDS sẽ có những triệu chứng gì?
Khi chuyển sang giai đoạn AIDS sức đề kháng cơ thể người bị bệnh sẽ giảm sút rất nhiều và họ thường gặp phải nhiều triệu chứng xuất hiện. Nguyên nhân là do bình thường máu người sẽ có trên 600 tế bào CD4/mm3 máu, nhưng ở người bị nhiễm HIV, thì số lượng CD4 sẽ giảm nên dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Nếu CD4 giảm xuống còn dưới 200 tế bào/mm3 máu thì bệnh đã chuyển giai đoạn AIDS, khi đó các bệnh nhiễm trùng nặng sẽ có cơ hội bùng lên mạnh mẽ.
Như vậy khi bước sang giai đoạn AIDS, người bệnh thường dễ bị bệnh nhiễm trùng nặng với các biểu hiện cụ thể là:
- Các hạch bạch huyết sẽ được mở rộng trong hơn 3 tháng.
- Thiếu năng lượng.
- Giảm cân.
- Sốt và đổ mồ hôi thường xuyên.
- Nhiễm trùng nấm men dai dẳng hay thường xuyên (xuất hiện ở miệng hoặc âm đạo).
- Da nổi mẩn đỏ hoặc da bị bong tróc.
- Bệnh lý viêm vùng chậu sẽ không đáp ứng với điều trị.
- Mất trí nhớ ngắn hạn.
- Cơ thể luôn trong tình trang mệt mỏi và khó tập trung
- Ngứa toàn thân hay bị nổi ban đỏ kéo dài
- Nhiễm nấm ở hầu họng
- Sụt cân nghiêm trọng (sụt từ 10% trọng lượng cơ thể trở lên)
- Sốt, ho và tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng
Đến lúc này nguy cơ người bị nhiễm AIDS sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh; trong đó hay gặp nhất là viêm phổi do P.Carinii, lao phổi, nấm phổi, u phổi.
3. Diễn biến của bệnh sau khi nhiễm virus HIV
Để biết được nếu mắc bệnh HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu, chúng ta phải nắm được diễn biến của bệnh này. Nếu một người khỏe mạnh bình thường bị nhiễm HIV thì họ vẫn sống khỏe mạnh trong vòng 5 đến 10 năm đầu tiên. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm tàng.
Trong 5 năm tiếp theo, nếu như không được điều trị bệnh nhân sẽ tử vong do bị các bệnh cơ hội bởi vì suy giảm miễn dịch.
Để kéo dài thời gian sống cho người bệnh bị nhiễm HIV, bệnh nhân cần được điều trị bằng thuốc ARV (đây là thuốc kháng HIV). Thuốc ARV sẽ bị ức chế HIV và sau đó hệ miễn dịch của bạn sẽ phục hồi (CD4 sẽ tăng cao trở lại). Bạn sẽ có thể tiếp tục sống thêm ít nhất 20 năm nữa nếu không bị kháng thuốc.
4. Khi nào người bị bệnh AIDS nên đến cơ sở y tế
Đối với những trường hợp đã được xác định là bị nhiễm HIV, người bệnh cần phải đến khám ở các cơ sở y tế khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu như sau:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 4 ngày;
- Đau bụng, đi đại tiện ra chất nhầy và có máu;
- Sốt cao hoặc sốt kéo dài;
- Đau ngực, khó thở, ho;
- Ho kéo dài trên 10 ngày;
- Ho ra máu hay đờm có máu;
- Có biểu hiện mất nước với triệu chứng như khát nước, khô miệng, nước tiểu sẫm màu;
- Viêm nhiễm, mụn nhọt và tổn thương các vùng da trên cơ thể;
- Loét miệng nặng
- Viêm mắt, viêm mi mắt;
- Vết thương có mùi hôi, chảy máu hay thâm đen;
- Ban đỏ sẽ xuất hiện sau khi dùng thuốc kháng sinh hay thuốc kháng virus;
- Mệt mỏi nhiều, đau đầu hoặc thường xuyên cảm thấy chóng mặt;
- Mất ngủ dài ngày liên tục.
Đối với những trường hợp bị bệnh HIV, người bệnh phải được đăng ký điều trị tại các phòng khám bệnh ngoại trú. Một số người bệnh sẽ có thể được điều trị bằng thuốc kháng Retrovirus, một số trường hợp bệnh nhân khác sẽ được điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội. Vì vậy tất cả những bệnh nhân HIV/ AIDS khi có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào đều phải đi khám ngay tại các phòng khám bệnh ngoại trú để được điều trị, tư vấn cũng như giúp đỡ.
5. HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Các tế bào lympho T-CD4 trong cơ thể sẽ giảm và tải lượng virus tăng đáng kể khi bạn đang ở giai đoạn AIDS. Khi số lượng CD4 của một người giảm xuống dưới 200 tế bào trên mỗi milimet khối máu thì họ được chẩn đoán là bị nhiễm HIV đã ở giai đoạn cuối cùng, còn gọi là AIDS. Một khi HIV đã tiến triển thành AIDS thì tỷ lệ tử vong của người nhiễm HIV sẽ tăng lên khá nhiều. Nếu không điều trị, những người bệnh đã bị tiến triển đến AIDS thường chỉ sống được trong khoảng 3 năm. Còn nếu trường hợp mà bạn mắc phải một nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, thì thời gian sống chỉ còn lại khoảng 1 năm.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu? Nhờ những tiến bộ mới trong việc nghiên cứu bào chế ra thuốc, tuổi thọ của những người mắc bệnh AIDS đang gia tăng đáng kể. Sử dụng thuốc kết hợp để điều trị HIV sẽ giúp ngăn cản sự nhân lên của virus này và xây dựng lại hệ thống miễn dịch của cơ thể. Những loại thuốc này có thể khá tốn kém và khó dung nạp do có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên bạn cần cố gắng tuân thủ việc dùng thuốc đều đặn và tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Bên cạnh đó, việc uống cho đủ loại thuốc cũng rất quan trọng. Những người có số lượng tế bào T-CD4 thấp cũng có thể dùng thuốc để phòng ngừa nhiễm trùng các bệnh cơ hội. Bệnh nhân sẽ được dùng các loại thuốc phòng ngừa cho đến khi số lượng tế bào T-CD4 trong cơ thể đã vượt qua mức an toàn. Trên thực tế chưa có lời đáp cụ thể cho câu hỏi HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu. Nguyên nhân là vì thời gian sống của bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như là ý chí, sự hợp tác trong quá trình điều trị, thói quen sinh hoạt thường ngày…
6. Thuốc điều trị HIV như thế nào?
Loại thuốc điều trị HIV chủ yếu trên thị trường hiện nay đó là ARV (Anti-Retro Virus). Việc sử dụng thuốc nhằm mục đích đó là ngăn chặn sự nhân lên của virus HIV có tác dụng giúp gia tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội, từ đó làm gia tăng tuổi thọ cho người bệnh và làm giảm đi những nguy cơ lây truyền HIV. Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng ngoài mong muốn, bao gồm là rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, nhức đầu, sốt, phát ban,…
Do đó khi cần thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng phụ để có phương hướng xử lý thích hợp và tuyệt đối không tự ý ngừng dùng thuốc vì như vậy có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, khiến HIV phát triển nhanh hơn.
Trong trường hợp nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV người bệnh cần đến cơ sở y tế để điều trị dự phòng phơi nhiễm cũng như ngăn chặn HIV xâm nhập vào tế bào. Thời điểm điều trị tốt nhất là 6 giờ sau khi có tiếp xúc và điều trị bằng thuốc ARV trong vòng 4 tuần. Nếu quá 72 giờ sau khi tiếp xúc thì việc điều trị sẽ không có tác dụng nhiều nữa.
Trong trường hợp mẹ mang thai bị nhiễm HIV, trẻ sinh ra có thể bị nhiễm HIV. Và các bác sĩ có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm HIV cho trẻ bằng việc chỉ định cho mẹ điều trị bằng thuốc ARV thích hợp trong khoảng thời gian mang thai. Trẻ mới sinh ra cũng được uống ARV trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, sau đó được các bác sĩ tiếp tục theo dõi tình trạng cho đến khi biết được rằng kết quả dương tính hay âm tính với HIV.
Đối với những người đã bị nhiễm HIV, bên cạnh tuân thủ điều trị về việc sử dụng thuốc ARV theo như phác đồ, người bệnh còn được hướng dẫn một số các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bao gồm luôn giữ tinh thần lạc quan, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục đều đặn.
7. Bí quyết giúp bệnh nhân nhiễm HIV kéo dài tuổi thọ
Bệnh nhân bị nhiễm HIV vẫn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh như một người bình thường nếu như nắm vững những nguyên tắc sau đây:
- Bệnh nhân cần phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị bằng ARV: đây chính là nguyên tắc rất quan trọng nhất để không xảy ra tình trạng kháng thuốc. Ít nhất sự tuân thủ của bạn phải đảm bảo trên 97% và bạn không được quên 1 lần uống thuốc nào trong 1 tháng.
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Tuân thủ ăn chín uống sôi, ăn uống khoa học, giữ gìn sức khỏe, tập thể dục thể thao đều đặn, không làm việc quá sức, không thức khuya, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, không sử dụng chất gây nghiện, thực hiện tình dục an toàn, chống lây nhiễm,…
- Giải tỏa những lo âu, căng thẳng, chán nản, tuyệt vọng bằng việc xây dựng thái độ sống tích cực, lạc quan: Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng người nhiễm HIV chết nhanh chủ yếu là do chán nản, tuyệt vọng và bị mất niềm tin vì bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử. Bệnh nhân có thể tâm sự với BS điều trị của mình, làm bạn với những người cùng cảnh ngộ đáng tin cậy. Từ đó rũ bỏ mặc cảm, làm những công việc có ích cho bản thân, cộng đồng
- Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần chú ý bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch bằng cách bổ sung nhiều chất xơ vào trong chế độ ăn, ăn cá nhiều hơn ăn thịt.
Trên đây là những thông tin về vấn đề HIV giai đoạn cuối sống được bao lâu. Mặc dù cơ thể của người bệnh bị nhiễm HIV giai đoạn cuối sẽ bị suy giảm chức năng miễn dịch nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu tuân thủ sử dụng đúng thuốc điều trị kháng virus HIV, người bệnh sẽ có thể làm giảm nguy cơ lây truyền, giảm nhiễm trùng cơ hội cũng như các bệnh khác liên quan tới HIV từ đó giúp tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người bệnh.
Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Hiện Genk STF có dạng viên và dạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK