Giải đáp: Ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư máu đang ngày càng phổ biến hơn hết với khả năng “tử thần” cướp đi tính mạng con người. Vậy hãy cùng GenK STF đi giải đáp thắc mắc ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách kéo dài thời gian sống như thế nào?

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư máu

Ung thư máu, còn gọi là bệnh bạch cầu hay máu trắng, là một loại ung thư ác tính. Bệnh xuất hiện khi số lượng bạch cầu trong cơ thể tăng đột biến, chúng phải cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với các tế bào khác, đặc biệt là hồng cầu. Do đó, người bệnh sẽ bị thiếu máu dẫn đến tử vong. Đây cũng là loại ung thư duy nhất không tạo ra khối u như các bệnh ung thư khác.

Ung thư máu là bệnh nguy hiểm

Ung thư máu được phân thành hai loại bệnh với hai cấp mạn tính và cấp tính

  • Bệnh ung thư máu dòng tủy: bệnh ung thư bắt đầu từ các tế bào máu trong tủy, khi chúng phát triển đột biến sẽ trở thành tế bào ung thư và di chuyển ra mạch máu. Các cơ quan khác của cơ thể sẽ bị tổn hại và hoạt động bất thường nếu tế bào ung thư di căn đến.
  • Bệnh ung thư máu dòng lympho: bệnh xuất hiện do số lượng tế bào lympho tăng bất thường (ung thư hóa dòng lympho), làm rối loạn hệ thống máu và hệ miễn dịch của cơ thể.

2. Triệu chứng của ung thư máu

Các triệu chứng sớm của ung thư máu thường không rõ ràng, tương tự như các bệnh lý thông thường khác làm cho người bệnh bị nhầm lẫn và chủ quan. Tuy nhiên, các giai đoạn của bệnh tiến triển rất nhanh, đến khi có các dấu hiệu cụ thể thì thường bệnh đã trở nặng. Các triệu chứng thường gặp là:

Triệu chứng của bệnh ung thư máu
  • Đau ở bụng: các tế bào ung thư máu xuất hiện ở các bộ phận như dạ dày, thận, gan, lá lách,… làm cho bụng có dấu hiệu phình to ra và đau dạ dày. Do đó, bệnh nhân có thêm triệu chứng chán ăn, suy nhược, sụt cân,..
  • Sốt, cảm lạnh, đau đầu, đau khớp: vì tủy bị tấn công và bị lấp đầy bởi bạch cầu làm ảnh hưởng đến xương và một số cơ quan khác gây nên các triệu chứng khó chịu này.
  • Mệt mỏi, suy nhược, màu da xanh xao nhợt nhạt: do sức cạnh tranh mạnh mẽ của bạch cầu làm cho hồng cầu bị suy yếu, số lượng hồng cầu giảm đi. Dẫn đến thiếu sắc tố hồng hào của màu da.
  • Dễ bị nhiễm trùng: do bạch cầu bị đột biến, chức năng của nó không còn bình thường nữa. Vì vậy, việc bảo vệ cơ thể của bạch cầu cũng bị suy giảm.
  • Dễ bị chảy máu nướu răng, bầm tím: do các tiểu cầu bị tấn công bởi bạch cầu tăng bất thường, giảm khả năng làm đông máu của cơ thể.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ: đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết của bệnh ung thư máu.

3. Ung thư máu sống được bao lâu khi ở giai đoạn cuối?

Theo SEER của Viện ung thư quốc gia đã tiến hành nghiên cứu từ 8.000 bệnh nhân ung thư máu từ năm 1988 đến năm 2001 và chỉ ra rằng, tỷ lệ sống sót 5 năm của người bệnh qua các giai đoạn chuyển biến bệnh như sau:

  • Giai đoạn I và II: tỷ lệ sống sót 5 năm là 90%.
  • Giai đoạn III: tỷ lệ sống sót 5 năm là 80%.
  • Giai đoạn cuối là 65%.

Tỷ lệ sống của các bệnh nhân ung thư máu càng về sau là càng thấp. Tuy nhiên, ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu còn dựa vào các tiêu chí khác, chẳng hạn như loại bệnh ung thư máu mà người được chẩn đoán mắc phải:

– Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính : người bệnh ở giai đoạn cuối có thể sống được 42 tháng.

– Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: giai đoạn cuối của bệnh chưa có ước tính thời gian sống cụ thể. Tuy nhiên, những người mắc bệnh này có khả sống ít nhất là 5 năm nếu ở giai đoạn sớm.

– Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: bệnh nhân giai đoạn cuối có thể sống được khoảng 10 năm nếu chỉ có các tế bào B bị ảnh hưởng.

– Bệnh bạch cầu lympho cấp tính :trung bình người mắc bệnh này chỉ sống được 4 tháng, càng về sau thì thời gian sống càng thấp.

* Các thống kê trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể làm thước đo chuẩn cho mỗi bệnh nhân vì còn phụ thuộc vào tình trạng của từng người mắc ung thư máu.

Ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu?

4. Cách tăng sức khỏe và tuổi thọ cho người bệnh ung thư máu

Để kéo dài thời gian sống cho người bệnh ung thư máu, nhất là ở giai đoạn cuối. Hãy cố gắng tăng sức đề kháng của người bệnh bằng cách:

4.1. Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng cơ thể

Khi bị ung thư máu, bạch cầu bị đột biến cùng với các triệu chứng của bệnh nên khả năng bảo vệ cơ thể rất yếu. Để tránh các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể, hãy hạn chế thấp nhất sự nhiễm trùng cơ thể người bệnh bằng cách tuân thủ các chỉ định vệ sinh, phòng nhiễm trùng của bác sĩ, thực hiện ăn chín, uống sôi và cẩn trọng với những sự tiếp xúc hằng ngày.

4.2. Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý

Đây là việc hết sức quan trọng để kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư máu. Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thực phẩm giàu protein, vitamin A, vitamin D, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn sự phát triển của tế bào ung thư máu, góp phần vào quá trình điều trị. Tuy nhiên, vì tính chất của bệnh nên có số lưu ý như sau:

Chế độ ăn uống hợp lý giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư máu
  • Chỉ nên ăn thức ăn tiệt trùng, được nấu chín, không ăn các món nướng hay thức ăn bị cháy khét.
  • Tập trung lượng ăn vào bữa sáng và bữa trưa vì cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn nhiều so với bữa tối.
  • Chế biến thức ăn ở dạng lỏng như cháo, hầm,… để người bệnh cảm thấy dễ ăn và dễ tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia và các chất kích thích.

4.3. Duy trì tinh thần lạc quan, yêu đời

Với quan niệm niềm tin chiến thắng tất cả, việc giảm bớt căng thẳng góp phần rất quan trọng để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư máu. Quá trình chữa trị với các đợt hóa trị hay xạ trị làm cho người bệnh cảm thấy hết sức mệt mỏi và căng thẳng. Luôn giữ một tinh thần thoải mái với một niềm tin mãnh liệt, khao khát sự sống khiến chúng ta trở nên cực kỳ mạnh mẽ, làm động lực vượt lên chính mình. Điều này sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh nhân luôn có người thân, bạn bè bên cạnh để chia sẻ, hỗ trợ và động viên tích cực.

Duy trì tinh thần lạc quan giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư máu

Trên đây là một số thông tin về ung thư máu và trả lời cho câu hỏi ung thư máu sống được bao lâu? Thực tế cho thấy, việc chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư máu giai đoạn cuối có tỷ lệ rất thấp. Tuy nhiên, không thể nói trước được điều gì cả. Y học ngày càng tiến bộ và không ngừng mang đến phép màu cho nhiều trường hợp ung thư. Vì vậy hãy tin tưởng, nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ và phối hợp điều trị thật tốt để có thể đẩy lùi căn bệnh này nhé!

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 15: HÀNH TRÌNH CÙNG CON CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ MÁU