Mẹ bầu bị cổ tử cung ngắn có sinh thường được không?

Cổ tử cung ngắn là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thai ở mẹ bầu. Vậy mẹ bầu bị cổ tử cung ngắn có sinh thường được không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu đáp án cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Thế nào là cổ tử cung ngắn?

Trước khi tìm hiểu đáp án cho câu hỏi cổ tử cung ngắn có sinh thường được không, chúng ta cần nắm rõ thông tin về thế nào là cổ tử cung ngắn. Cổ tử cung là phần nối giữa âm đạo và buồng tử cung, có nhiệm vụ vai trò rất quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở ở mẹ bầu. Ở giai đoạn chuẩn bị mang thai, cổ tử cung luôn mở rộng cùng với dịch nhờn, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng di chuyển vào thụ tinh với trứng. Khi trứng đã được thụ tinh thành công và phôi thai làm tổ trong buồng tử cung, cổ tử cung sẽ đóng kín lại và dài ra để đảm bảo an toàn cho thai nhi phát triển trong buồng tử cung. Khi chuyển dạ, cổ tử cung sẽ ngắn lại, mở rộng ra để em bé chui ra ngoài.

Chiều dài cổ tử cung được xác định là kích thước đo từ lỗ ngoài đến lỗ trong cổ tử cung. Kích thước trung bình của cổ tử cung là 30mm, khi chiều dài cổ tử cung nhỏ hơn 25mm thì được coi là cổ tử cung ngắn. Ở phụ nữ chưa sinh con, cổ tử cung tròn đều, mật độ săn chắc. Sau khi đã sinh con, cổ tử cung sẽ dẹt lại, mật độ mềm hơn. Chính vì thế, cổ tử cung ngắn hay bình thường còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. 

Cổ tử cung ngắn được coi là hiện tượng bẩm sinh. Tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chị em phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.

Nguyên nhân gây ra cổ tử cung ngắn

Nguyên nhân gây ra tình trạng cổ tử cung ngắn hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng cổ tử cung ngắn như sau:

  • Cổ tử cung ngắn bẩm sinh là nguyên nhân phổ biến nhất do sự phát triển chưa hoàn thiện hoặc bất thường trong quá trình phát triển cơ quan sinh sản làm cổ tử cung bị dị dạng hoặc nhi hóa.
  • Biến chứng trong quá trình phẫu thuật: Những phụ nữ đã từng thực hiện thủ thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc phẫu thuật cắt đoạn cổ tử cung sẽ có nguy cơ cao bị cổ tử cung ngắn. Tuy nhiên, không phải tất cả những phụ nữ đã từng phẫu thuật cắt đoạn hay khoét chóp cổ tử cung đều bị biến chứng này.
  • Do biến chứng bệnh lý: Một số phụ nữ trong quá trình mang thai bị mắc các bệnh lý như viêm nhiễm cổ tử cung, âm đạo, tử cung yếu dẫn đến cổ tử cung không đủ khả năng co giãn, xuất huyết thai kỳ cũng sẽ có nguy cơ dẫn đến cổ tử cung ngắn.
  • Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác được cho rằng có liên quan đến cổ tử cung ngắn bao gồm hút thuốc lá, thời gian 2 lần mang thai sát nhau, những người có tiền sử sinh non trước đây,…

Cổ tử cung ngắn có sinh thường được không?

Theo nhiều nghiên cứu, những phụ nữ có cổ tử cung ngắn sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn so với những người có chiều dài cổ tử cung bình thường. Bình thường, trong thời kỳ mang thai cổ tử cung sẽ đóng và bịt kín lối vào giữa âm đạo và tử cung để bảo vệ an toàn cho thai nhi phát triển trong lòng tử cung. Khi chiều dài cổ tử cung ngắn hơn bình thường, cổ tử cung sẽ dễ bị giãn ra, giảm khả năng bảo vệ cho thai nhi và thai phụ hơn bình thường và dẫn đến làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Đặc biệt, nguy cơ sinh non sẽ càng tăng cao khi mẹ bị cổ tử cung ngắn kết hợp với những bệnh lý bất thường như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường,… Chiều dài cổ tử cung càng ngắn thì nguy cơ tỷ lệ sinh non càng tăng cao. Cụ thể, khi cổ tử cung có chiều dài lần lượt dưới 35mm, dưới 30mm, dưới 26mm, dưới 20mm và dưới 13mm thì nguy cơ sinh non tương ứng là 2,35%, 3,79%, 6,19%, 9,49% và 13,99%.

Như vậy, cổ tử cung ngắn không hề gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, hoạt động tình dục và phụ nữ bị cổ tử cung ngắn vẫn có thể sinh thường được bình thường. Tuy nhiên, còn tùy vào điều kiện sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ sẽ có hướng chỉ định sinh thường hay sinh mổ sao cho đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Thai phụ bị cổ tử cung ngắn vẫn có thể sinh thường nếu sức khỏe của mẹ và bé ổn định

Vấn đề cần lưu ý ở thai phụ bị cổ tử cung ngắn là khả năng sinh non và sảy thai liên tiếp là rất cao. Đồng thời, những trẻ bị sinh non cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe như trẻ sinh nhẹ cân, chảy máu não và khuyết tật bẩm sinh. Như vậy, mẹ bầu cần phát hiện sớm mình bị cổ tử cung ngắn để có hướng can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ được an toàn cho sức khỏe của thai nhi và bản thân.

Chẩn đoán cổ tử cung ngắn như nào?

Như thông tin ở phần bên trên thì phát hiện và can thiệp điều trị sớm cổ tử cung ngắn có vai trò rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu. Tuy nhiên cổ tử cung ngắn thường không có triệu chứng rõ ràng để nhận biết từ sớm. Vì vậy, cách tốt nhất để phát hiện tình trạng bất thường này là chủ động khám thai định kỳ thường xuyên.

Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện được sớm những bất thường của thai nhi nếu có và đo được chiều dài của cổ tử cung. Khi kết quả siêu âm chiều dài cổ tử cung dưới 25mm thì được coi là cổ tử cung ngắn, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và có quyết định can thiệp kịp thời. 

Do đó, việc khám thai định kỳ thường xuyên rất quan trọng, không chỉ giúp phát hiện sớm những dị tật ở thai nhi mà còn giúp phát hiện những bất thường ở tử cung, cổ tử cung và những vấn đề bệnh lý khác ở thai phụ.

Điều trị cổ tử cung ngắn khi mang thai như nào?

Khâu vòng cổ tử cung

Đây là kỹ thuật can thiệp không quá nhiều phức tạp và cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sự phát triển và an toàn của thai nhi trong buồng tử cung. Phương pháp này được chỉ định giúp phòng ngừa nguy cơ sảy thai và sinh non ở mẹ bầu bị cổ tử cung ngắn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với mẹ bầu đơn thai, còn với những trường hợp mang song thai hoặc đa thai sẽ có nhiều biến chứng nên bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp phòng sinh non khác.

Phương pháp khâu vòng cổ tử cung có hiệu quả nhất khi được thực hiện sớm ngay ở những giai đoạn đầu của thai kỳ, tầm 14-16 tuần, muộn nhất khi thai được 20 tuần. Khi thai phát triển từ 20 tuần đổ ra, thai nhi đã đạt được kích thước nhất định và chiều dài cổ tử cung cũng có những thay đổi tương ứng thì kỹ thuật khâu vòng tử cung không còn mang lại hiệu quả cao nữa.

Không phải tất cả những thai phụ bị cổ tử cung ngắn đều thực hiện được phương pháp khâu vòng cổ tử cung. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, nếu đáp ứng đủ điều kiện để tiến hành phương pháp thì bác sĩ mới tiến hành thủ thuật

Sử dụng Progesterone

Có nhiều dạng bổ sung Progesterone nhưng phương pháp đặt âm đạo vẫn thường được sử dụng phổ biến nhất để phòng ngừa nguy cơ sinh non ở thai phụ bị cổ tử cung ngắn. Kết quả của một nghiên cứu khoa học về việc đặt thuốc Progesterone ở thai phụ bị cổ tử cung ngắn là giảm 44% nguy cơ sinh non trước tuần thai thứ 33.

Đây là một kết quả rất tốt đối với những mẹ bầu bị cổ tử cung ngắn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định được việc sử dụng Progesterone có hiệu quả tốt hơn so với phương pháp khâu vòng cổ tử cung hay không.

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Bên cạnh những phương pháp can thiệp điều trị, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng rất quan trọng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sảy thai, sinh non khi bị cổ tử cung ngắn. Những thực phẩm mẹ bầu bị cổ tử cung ngắn nên ăn bao gồm những thực phẩm giàu chất xơ, rau quả sạch, các chế phẩm từ sữa và những thực phẩm bổ sung axit béo Omega-3 như cá hồi, cá thu, các loại hạt.

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ bầu cũng lưu ý nên tránh những thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai bao gồm đu đủ xanh, dứa, sữa tươi chưa tiệt trùng, nha đam. Đồng thời, mẹ bầu cần lưu ý uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế các việc lao động nặng quá sức, có kế hoạch nghỉ ngơi nhiều, hạn chế đi lại và kiêng quan hệ tình dục.

Khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường, mẹ bầu cần lưu ý đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chăm sóc và theo dõi. Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bao gồm chảy máu hoặc chảy dịch bất thường âm đạo, các triệu chứng tương tự chuyển dạ tuy thai chưa đủ tuần, thai nhi giảm cử động hoặc ngưng cử động.

Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ về đáp án cho câu hỏi cổ tử cung ngắn có sinh thường được không. Mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ thường xuyên và tuân thủ chỉ định hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ