Chỉ số Tg cao có phải do ung thư tuyến giáp?

Tg (thyroglobulin) là protein được sản xuất bởi hầu hết các loại tế bào ung thư tuyến giáp và mô giáp bình thường. Rất nhiều người xét nghiệm có chỉ số Tg cao lo lắng mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy chỉ số Tg cao có phải do ung thư tuyến giáp? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua những thông tin dưới dây của GENK STF bạn nhé.

Xem thêm:

1. Chỉ số Tg tăng cao do đâu?

Chỉ số Tg (thyroglobulin) được xem là dấu ấn ung thư quan trọng trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Tg (thyroglobulin) là protein được sản xuất bởi hầu hết các loại tế bào ung thư tuyến giáp và mô giáp bình thường.

Ở người bình thường giá trị Tg là khoảng 0.2 – 50 ng/mL. Khoảng 8% người bình thường có mức Tg nhỏ hơn 10 ng/mL. Ở trẻ sơ sinh, mức độ Tg có thể ở mức cao 36 – 38 ng/mL trong 48 giờ sau khi sinh.

Chỉ số Tg tăng cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ bệnh lý lành tính hoặc ung thư… Một số nguyên nhân làm tăng chỉ số Tg là:

– Bướu cổ (bướu giáp) với biểu hiện điển hình là khối u lồi ra ở cổ

– Baeshedow (cường giáp): bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, phổ biến hơn cả ở nữ giới độ tuổi 20 – 40 tuổi. Bệnh có biểu hiện bướu giáp to ra, thường lan tỏa, tương đối đều, mềm, đàn hồi hoặc hơi cứng

– Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa chưa điều trị hoặc đã di căn như ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.

– Tg cũng tăng dần sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu khi ung thư tuyến giáp tái phát

Thực tế, Tg chỉ được sử dụng như một dấu ấn ung thư để theo dõi hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ung thư tuyến giáp biệt hóa như thể nhú, thể nang nếu mức độ Tg tăng rõ rệt trước điều trị. Chính vì Tg tăng do nhiều bệnh lý lành tính tuyến giáp nên không có nhiều giá trị trong phát hiện sớm và chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp.

Chỉ số Tg (thyroglobulin) được xem là dấu ấn ung thư quan trọng trong quá trình theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp

2. Tìm hiểu về ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có tính chất tiến triển chậm nhưng tiên lượng tốt, có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm.

2.1. Triệu chứng ung thư tuyến giáp

Thông thường, ung thư tuyến giáp không gây ra triệu chứng cụ thể ở giai đoạn sớm. Người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám chữa bệnh nào đó. Khi có các triệu chứng thì bệnh đã tiến triển nặng hơn. Các triệu chứng thường gặp là:

– Đau ở cổ, đau có thể lan lên tai

– Xuất hiện hạch ở cổ, có thể phát triển chậm hoặc nhanh

– Cảm giác khó nuốt, khàn giọng, khó thở, ho kéo dài

Ung thư tuyến giáp được chia thành nhiều thể bệnh khác nhau như ung thư tuyến giáp thể nhú, thể nang, thể tủy và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Vì thế để điều trị khỏi bệnh cần phải xác định rõ thể bệnh, mức độ bệnh cụ thể.

2.2. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Tới các cơ sở y tế, bệnh viện có khoa Ung bướu, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và có thể chỉ định làm một số xét nghiệm ung thư tuyến giáp hoặc chụp chiếu như:

– Xét nghiệm máu: Nhằm đánh giá chức năng tuyến giáp, kiểm tra định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh Basedow (bệnh bướu cổ).

– Siêu âm tuyến giáp: Giúp phát hiện tình trạng, kích thước, số lượng của khối u bên trong tuyến giáp.

– Xạ hình tuyến giáp: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách cho người bệnh uống dung dịch chứa i-ốt phóng xạ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và giúp hiện các hình ảnh của tuyến giáp.

– Xét nghiệm tế bào: Giúp phân biệt rõ tính chất của khối u là lành tính hay ác tính.

– Chụp CT: Giúp quan sát vị trí, trạng thái, kích cỡ của khối u. Đồng thời có thể nhìn thấy mức độ xâm lấn của khối u.

– Chụp X-quang: Quan sát tuyến giáp có gây chèn ép khí quản hay có xuất hiện tình trạng vôi hóa không.

Các xét nghiệm ung thư tuyến giáp vừa kể trên chỉ mang tính chất gợi ý. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể. Nếu phát hiện và điều trị sớm bệnh, cơ hội chữa khỏi cao.

Dấu hiệu bệnh thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu

2.3. Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?

May mắn là ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có tiên lượng rất tốt, kể cả khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân có thể sống vài chục năm nếu được điều trị đúng và tích cực.

Tiên lượng cụ thể cho từng giai đoạn như sau:

– Tỷ lệ sống sau 5 năm khi ung thư ở giai đoạn 1 là 100%

– Tỷ lệ sống sau 5 năm khi ung thư ở giai đoạn 2 là 98 – 100%

– Tỷ lệ sống sau 5 năm khi ung thư ở giai đoạn 3 là 71 – 93%

– Tỷ lệ sống sau 5 năm khi ung thư ở giai đoạn 4 là 28 – 51%

Mắc bệnh ung thư tuyến giáp có chữa được không là mối quan tâm của bệnh nhân và người nhà

2.4. Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Tùy thuộc độ tuổi, loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn ung thư, sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp như: phẫu thuật, xạ trị… Thông thường, sau khi phẫu thuật, bạn có thể cần điều trị bằng i ốt phóng xạ để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư còn sót. Người bệnh có thể cần dùng thuốc hormone tuyến giáp suốt đời để ngăn chặn tình trạng suy giáp.

Các phương pháp điều trị ban đầu bao gồm:

– Phẫu thuật: bác sĩ sẽ phẫu thuật để loại bỏ các phần của tuyến giáp có chứa ung thư . Các phương pháp phẫu thuật gồm: cắt bỏ 1 phần (cắt thùy), cắt bỏ 2 thùy, cắt bỏ gần như toàn bộ tuyến giáp chỉ giữ lại 1 phần, loại bỏ các hạch bạch huyết.

– I-ốt phóng xạ: được sử dụng bổ trợ sau khi phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư tuyến giáp còn lại.

– Liệu pháp ức chế hormone tuyến giáp (TSH): Liệu pháp này giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn lại.

– Hóa trị và xạ trị: cũng có thể áp dụng cho các trường hợp ung thư tuyến giáp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.

– Sau điều trị: sau khi điều trị ung thư tuyến giáp, bạn có thể cần dùng thuốc hormone suốt đời để thay thế hormone mà cơ thể không còn khả năng sản xuất. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi định kỳ, tái khám 6 tháng – 1 năm/ 1 lần hoặc bất cứ khi nào có các triệu chứng như nổi hạch ở cổ, khó thở, khó nuốt.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: GENK STF FUCOIDAN SULFATE HÓA CAO – THẮP NIỀM HY VỌNG MỚI CHO CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7