Những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối như thế nào để kéo dài thời gian sống. Bởi ở giai đoạn cuối, người bệnh thường chịu nhiều đau đớn và tâm lý hay lo lắng, sợ hãi. Vì thế, chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối đúng cách là rất quan trọng. Các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ hơn về chế độ chăm sóc đúng chuẩn qua nội dung dưới đây.

Xem thêm:

1. Tổng quan về ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối

Ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện bởi cơ quan này nằm ở vị trí kín trong cơ thể với dấu hiệu mờ nhạt. Do đó, khi phát hiện ung thư tuyến tụy thường đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị là khó khăn và không thể chữa khỏi.

ung-thu-tuy
Ung thư tụy là căn bệnh nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao do thường phát hiện ở giai đoạn muộn

Tụy nằm ở vị trí kín trong cơ thể với dấu hiệu mờ nhạt, bởi vậy rất khó phát hiện ung thư tụy. Nếu như khối u lớn lên và bành trướng đến các bộ phận khác thì cần phải được khám và điều trị. Thường khi phát hiện ra bệnh thì đã ở giai đoạn muộn.

1.1. Ung thư tụy giai đoạn cuối là giai đoạn nào?

Ung thư tụy tiến triển thành 4 giai đoạn căn cứ vào kích thước khối u cũng như khả năng xâm lấn của khối u. Các giai đoạn đó bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Kích thước khối u trong tuyến tụy dưới 2cm và chưa xâm lấn ra bên ngoài, ít xuất hiện triệu chứng.
  • Giai đoạn 2: Kích thước khối u phát triển lớn hơn và đã xâm lấn xung quanh về mặt tuyến tụy.
  • Giai đoạn 3: Khối u lúc này có kích thước khoảng hơn 6cm. Khối u đã xâm chiếm đến các cơ quan và mạch máu xung quanh.
  • Giai đoạn 4: Khối u đã phát triển lớn, di căn đến nhiều cơ quan trong cơ thể, kể cả những cơ quan ở xa.

Ung thư tụy giai đoạn cuối sẽ bao gồm giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Các tế bào ung thư không chỉ nằm trong phạm vi tuyến tụy mà đã lây lan đến hạch bạch huyết, mạch máu xung quanh. Cùng với đó, tế bào ung thư còn di căn đến nhiều cơ quan khác như dạ dày, tá tràng, ống dẫn mạt… Thậm chí, gan, phổi, bụng cũng bị khối u xâm lấn tới nên tính mạng của người bệnh bị đe dọa.

1.2. Ung thư tụy giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư tụy nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn khởi phát thì tỷ lệ chữa thành công có thể lên đến 80%. Thế nhưng, nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn cuối thì tiên lượng sống đã giảm đi rất nhiều. Cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh chỉ còn dưới 10% nếu như khối u tụy đã lan vào hạch bạch huyết.
  • Thời gian sống của người bệnh chỉ có thể kéo dài từ 8 – 12 tháng nếu như bệnh nhân không thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để loại bỏ u tụy.
  • Thời gian sống của người bệnh chỉ kéo dài khoảng 3 – 6 tháng nếu như khối u đã di căn ra những cơ quan khác.

2. Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối

Khi ung thư tụy giai đoạn cuối thì việc chữa khỏi là không thể. Người bệnh lúc này đáp ứng chậm hoặc cơ thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị. Việc điều trị với mục đích chính là giảm đau đớn, cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Nhờ đó, giúp thời gian sống của người bệnh kéo dài hơn.

Song song với việc tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cũng cần được quan tâm. Việc chăm sóc tốt sẽ giúp tinh thần người bệnh thoải mái, có sức khỏe tốt hơn nhằm kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, giúp người bệnh có thời gian sống cuối đời được thoải mái, dễ chịu hơn. Vậy cách chăm sóc như thế nào mới đúng chuẩn thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây.

2.1. Chế độ dinh dưỡng

Hai chức năng chính của tuyến tụy là điều hòa lượng đường trong máu và giúp tiêu hóa thức ăn. Vì thế, khi tuyến tụy bị ung thư thì việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm cho người bệnh sụt cân, ăn không ngon. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh lúc này cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

Uống đủ nước mỗi ngày

Bệnh nhân nên cố gắng uống đủ mỗi ngày 8 ly nước. Đặc biệt, nên chú ý bổ sung các đồ uống giàu dinh dưỡng và nhiều calo. Hạn chế các thức uống có cồn, caffeine, hóa chất.

Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp bệnh nhân không gặp phải áp lực ăn uống. Đồng thời, việc hấp thụ thức ăn cũng sẽ tốt hơn nhằm đảm bảo nguồn năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể. Theo đó, người bệnh nên chia thành 5 – 6 bữa trong ngày và khoảng cách giữa các bữa ăn là 3 – 4 tiếng đồng hồ.

che-do-dinh-duong
Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Bữa ăn nên tăng cường thực phẩm giàu protein

Protein vừa giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể vừa tăng sức đề kháng để người bệnh chống lại bệnh tật tốt hơn. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày nên tăng cường thực phẩm giàu protein như trứng, sữa ít béo, thịt nạc, các loại đậu,…

Lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa

Trong quá trình chế biến, người nhà nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa cho người bệnh. Đồng thời, ưu tiên các món luộc, hấp và các món lỏng mềm như cháo, súp… Trong quá trình chế biến thức ăn nên chú ý cắt nhỏ để người bệnh dễ nuốt. Người bệnh nên hạn chế ăn thịt đỏ, tránh các món ăn tái chín và cả rau sống.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện và đồ ngọt

Chức năng sản xuất hormone insulin và glucagon của tuyến tụy bị ảnh hưởng nên việc tiêu hóa thức ăn chứa nhiều đường không đảm bảo. Vì thế, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện và đồ ngọt. Đó là: Bánh kẹo, kẹo, nước ngọt, đồ tráng miệng.

Kiểm soát bệnh tiêu chảy

Những bệnh nhân ung thư tuyến tụy nếu đã trải qua phẫu thuật thường sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa chất béo. Do đó, người bệnh sau phẫu thuật cần tránh thực phẩm giàu chất xơ để không làm triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.

Trong một số trường hợp cần thiết, để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, bác sĩ có thể kê đơn thêm enzyme. Nhờ đó, người bệnh hấp thụ năng lượng và dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.

2.2. Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối về mặt tinh thần

Bất cứ ai khi được chẩn đoán mắc ung thư tụy giai đoạn cuối đều hết sức sợ hãi, lo lắng nên tinh thần bị suy sụp, ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, nguy cơ mắc trầm cảm ở người bệnh càng cao.

Do đó, người nhà cần luôn ở bên cạnh để động viên tinh thần người bệnh. Hãy chia sẻ các vấn đề tích cực để người bệnh lạc quan hơn. Như vậy, người bệnh sẽ có tinh thần và tâm lý tốt để chiến đấu với căn bệnh ung thư. Trong trường hợp cần thiết, thuốc chống trầm cảm sẽ được bác sĩ chỉ định cho người bệnh.

Hãy cố gắng phân chia người thân để lúc nào người bệnh cũng có người nhà ở bên cạnh. Như vậy, bệnh nhân sẽ không có cảm giác bị bỏ rơi và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.

2.3. Chăm sóc về mặt thể chất

Chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cần chú ý về mặt thể chất. Cụ thể như sau:

Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị

Ở giai đoạn cuối của bệnh, hóa trị thường được sử dụng nhằm thu nhỏ, kiểm soát khối u trong một thời gian. Tùy thuộc vào khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc hóa trị bằng cách dùng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối cần đảm bảo người bệnh thực hiện hóa trị liệu đúng giờ và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người nhà cần báo ngay với bác sĩ nếu thấy xuất hiện bất cứ tác dụng phụ nào đặc biệt hay khi nghi ngờ nhiễm trùng. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án xử lý cũng như cân nhắc điều chỉnh phù hợp.

Giảm bớt cơn đau do ung thư

Người bệnh có thể sẽ chịu những cơn đau đớn dữ dội khi khối u chèn lên các dây thần kinh xung quanh. Lúc này, xạ trị hay hóa trị vừa hỗ trợ điều trị, kiểm soát khối u vừa góp phần giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái, giảm đau đơn, người chăm sóc nên massage, xoa bóp nhẹ nhàng cho người bệnh. Nếu thấy người bệnh đau đớn nhiều và dữ dội, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để có phương hướng giảm đau phù hợp hơn.

Chăm sóc bệnh nhân trong các hoạt động hàng ngày

Sức khỏe người bệnh ung thư tụy giai đoạn cuối sẽ giảm sút nhiều. Do đó, đôi khi các hoạt động hàng ngày bệnh nhân không thể tự làm được mà cần có người hỗ trợ như tắm rửa, đi vệ sinh, ăn uống, chải đầu…

Ngoài ra, người thân nên thường xuyên thay đổi vị trí nằm để người bệnh cảm thấy dễ chịu thoải mái hơn. Hỗ trợ người bệnh di chuyển nhẹ nhàng trong phòng nhằm hạn chế sự mệt mỏi và tình trạng lở loét.

Người thân và người chăm sóc bệnh nhân cần tích cực phối hợp với bác sĩ để việc thực hiện kế hoạch điều trị bệnh được tốt hơn. Hãy đồng hành và giúp người bệnh có nhiều thời gian và sức khỏe để họ làm những điều mình thích.

Kết luận

Trên đây là những điều cần biết khi chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn cuối. Mặc dù là giai đoạn cuối nhưng chỉ cần tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ và có tâm lý ổn định cùng chế độ chăm sóc tốt thì thời gian sống của người bệnh sẽ được kéo dài. Do đó, cả người nhà và người bệnh không nên bỏ cuộc mà hãy luôn giữ cho mình sự lạc quan để thời gian sống còn lại của bệnh nhân trở nên ý nghĩa hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 20/8/2016 nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7