Cây an xoa còn gọi là cây gì và có tác dụng gì?

Cây an xoa còn gọi là cây gì đang là câu hỏi nhận được quan tâm hiện nay. Bởi cây an xoa hiện có nhiều tin đồn về tác dụng chữa ung thư gan nên lượng người tìm hiểu về cây này ngày càng tăng lên. Nếu đang muốn biết cây an xoa còn gọi là cây gì và có tác dụng như thế nào thì hãy cùng Genk STF tìm kiếm qua nội dung bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Cây an xoa còn gọi là cây gì?

Cây an xoa được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Đó là tổ kén cái, dó lông, thâu kén lông. Lý giải cho những tên gọi này là vì quả của cây không khác nào một con sâu lông đang làm tổ.

cay-an-xoa
Hình ảnh cây an xoa

Tên khoa học của cây an xoa là Helicteres Hirsuta Lour. Đây là cây thân gỗ và mọc thành từng cụm.

2. Đặc điểm của cây an xoa

Để hiểu rõ hơn về cây an xoa, chúng ta hãy điểm qua một số đặc điểm nổi bật của cây này qua những khía cạnh dưới đây.

2.1. Cây an xoa mọc ở đâu?

Cây an xoa xuất hiện nhiều ở gần biên giới Campuchia. Chúng thường sinh trưởng và phát triển tại những khu vực ẩm ướt, gần bờ suối. 

Trải qua nhiều thời gian và nhận thấy nhiều lợi ích của cây an xoa nên nhiều người đã đem gieo trồng tại các tỉnh vùng núi Việt Nam. Đến nay, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước ta đều có sự xuất hiện của cây an xoa.

2.2. Đặc điểm nhận biết

Cây an xoa cũng như bất cứ cây nào khác đều có những nét đặc trưng riêng. Do đó, mọi người có thể nhận biết cây thông qua những chi tiết dưới đây:

  • Cây an xoa thuộc thân gỗ, mọc thành từng bụi. Những khu vực ít nắng và ẩm ướt là nơi thích hợp để cây sinh trưởng, phát triển. Cây an xoa thuộc cây lâu năm và khi trưởng thành chiều cao đạt khoảng 3m.
  • Lá cây an xoa đều được bao phủ bởi một lớp lông nhỏ ở cả mặt trên và mặt dưới. Mặt trên lá có màu xanh đậm và mặt dưới lá có màu trắng nhạt. Phiến lá của cây có hình trái xoan và to bằng bàn tay.
  • Hoa của cây an xoa khá nhỏ, mọc nhiều ở đuôi lá với màu tím. Khi kết quả, quả sẽ được bao phủ bởi lớp lông dài. Khi còn non quả sẽ có màu xanh và khi chín, quả sẽ chuyển dần sang nâu đen.

2.3. Phân loại cây an xoa

Cây an xoa trong tự nhiên hiện nay được phân thành 2 loại, đó là an xoa trắng và an xoa tím. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng nhất định để mọi người dễ phân biệt. 

Cây an xoa tím

  • An xoa tím thuộc cây thanh gỗ nhỏ với phiến lá thon gọn nhưng to. Lá của cây có nhiều răng cưa bao quanh và lá khá dày. Có nhiều gân nổi ở phía dưới của lá. Lớp lông dày bao phủ ở khắp mặt lá. Ở cuống lá thường là hoa của cây và sẽ đậu quả sau đó. An xoa tím cho quả dài như bí ngòi và được bao phủ bởi lớp lông mịn. Có thể sẽ bị ngứa khi chạm vào lớp lông này.
  • Hoa của an xoa tím là màu tím nhạt. Khi non quả có màu xanh đậm và khi chín sẽ chuyển dần sang màu nâu. Có nhiều hạt nhỏ bên trong quả an xoa.
  • Đối với an xoa tím thì khi sắc nước có vị ngọt thanh và mùi hương dịu nhẹ nên rất dễ uống.

Cây an xoa trắng

  • An xoa trắng là cây thân gỗ nhưng to lớn hơn so với an xoa tím. Cây có màu xanh đậm. So với an xoa tím thì an xoa trắng có lá và quả to hơn nhưng không được bao phủ bởi lớp lông mịn.
  • An xoa trắng có các phiến hoa màu trắng. Còn quả đặc trưng giống với quả cua an xoa tím.
  • An xoa trắng khi sắc nước sẽ chát, đắng, mùi hăng. Vì thế, rất khó uống.

2.4. Bộ phận dùng làm thuốc, thu hái và sơ chế

Cây an xoa có thể sử dụng các bộ phận để làm thuốc là cành, thân và lá. Cây có thể thu hái quanh năm. Thế nhưng, thời điểm thu hái tốt nhất là từ tháng 7 đến tháng 12. Bởi lúc này thời tiết se lạnh nên các dược chất ở các bộ phận của cây sẽ là nhiều nhất.

Cách sơ chế: Cây và lá, thân sau khi được thu hai sẽ đem chặt, băm nhỏ rồi phơi khô. Tiếp đến, sẽ được mang đi sao vàng hạ thổ.

thu-hai-cay-an-xoa
Thu hái và sơ chế cây an xoa

3. Thành phần dược chất của cây an xoa

Để đánh giá công dụng của cây an xoa thì chúng ta phải nắm được cây có những thành phần dược chất nào. Dưới đây là những dược chất quan trọng của cây an xoa:

  • Alkaloid: Đây là dược chất quan trọng mà không phải thảo dược nào cũng có được. Tác dụng của dược chất này nhằm kiểm soát, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Đặc biệt, Alkaloid rất hữu hiệu đối với việc ngăn chặn sự phát triển các khối u ở gan.
  • Flavonoid: Cây an xoa có nhiều dược chất này với tác dụng chống lại quá trình oxy hóa. Đồng thời, góp phần bảo vệ các tế bào trước các gốc tự do gây hại. Trong trường hợp tổn thương ở niêm mạc, Flavonoid sẽ giúp kháng viêm, đảm bảo các tổn thương được tái tạo tốt hơn.
  • Các enzyme và nhiều dược chất quý khác: Có tác dụng thanh lọc, giải độc cơ thể. Đồng thời, còn hỗ trợ điều trị viêm gan được tốt hơn.

4. Cây an xoa có tác dụng gì?

Với nhiều thành phần dược chất quan trọng nên cây an xoa được nghiên cứu mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể người dùng trong điều trị nhiều bệnh. Có thể kể đến như:

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Dược liệu được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Góp phần tiêu diệt các tế bào ung thư gan và ngăn chặn không cho tế bào ung thư di căn.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan: Đó là các bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan cổ trướng, viêm gan A, B, C, men gan cao. Ngoài ra, cây an xoa còn tốt cho những người uống nhiều rượu, ăn uống không khoa học với tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan. Mặt khác, còn giúp điều trị vàng da do suy giảm chức năng gan…
  • Cây an xoa hỗ trợ điều trị các bệnh lý về cao huyết áp, đái tháo đường.
  • Tốt cho người bị viêm đại tràng: Tác dụng này có được là nhờ thành phần Flavonoid trong cây an xoa có khả năng giảm viêm hiệu quả. Đồng thời, phục hồi niêm mạc đại tràng và giúp bảo vệ thành đại tràng khỏi sự xâm nhập của các tế bào gây viêm.
  • Chữa bệnh xương khớp cho người già: Tác dụng của cây an xoa trong viêm giảm đau nhức xương khớp, giảm đau lưng mỗi khi trở trời.
  • Giảm cân: Với nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng nên dùng an xoa đúng cách còn giúp nhuận tràng, giải độc nên hỗ trợ giảm cân, cải thiện vóc dáng khá tốt.
  • Những tác dụng khác: Cây an xoa còn giúp chữa suy nhược cơ thể, giảm mệt mỏi, trị mất ngủ. Đồng thời, giúp an thần, ăn ngon miệng hơn.

5. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây an xoa

Khi đã tìm hiểu cây an xoa còn gọi là cây gì và những tác dụng của loại thảo dược này thì các bạn hãy cùng khám phá một số bài thuốc chữa bệnh được dùng phổ biến dưới đây:

5.1. Bài thuốc chữa bệnh ung thư gan

Bạn có thể sử dụng độc vị an xoa hoặc kết hợp với những vị thuốc khác để điều trị ung thư gan được hiệu quả hơn.

Bài thuốc 1: Sắc nước cây an xoa

  • Bạn đem 100g cây an xoa đã sao vàng hạ thổ rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 1,5 lít nước. Sau đó, đem sắc sôi thì hạ nhỏ lửa và đến khi còn lại ½ số nước thì tắt bếp.
  • Chia phần nước thuốc làm 2 phần và uống hết trong ngày. Uống sau khi ăn 20 phút để phát huy hiệu quả.
cay-an-xao-chua-ung-thu-gan
Bài thuốc cây an xoa chữa bệnh ung thư gan

Lưu ý: Trong khoảng 1 tuần đầu sử dụng, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như khó chịu, cồn cào bụng… Thế nhưng, sau một thời gian thì các triệu chứng này cũng sẽ biến mất.

Bài thuốc 2: Kết hợp cây an xoa với cây xạ đen

Xạ đen cũng là một thảo dược có tác dụng tốt đối với bệnh ung thư gan. Do đó, để gia tăng hiệu quả chữa bệnh, các bạn có thể kết hợp cây an xoa với xạ đen theo cách sau:

  • Lấy 50g xạ đen và 50g cây an xoa đã sao vàng hạ thổ.
  • Đem hai vị thuốc cho vào ấm rồi sắc cùng 1,5 lít nước. Khi sôi hạ lửa vừa và đun thêm cho đến khi còn khoảng 800ml thì dừng lại.
  • Bạn có thể chia thuốc thành 2 – 3 phần và uống hết trong ngày. Nên uống sau khi ăn no 15 phút để phát huy hiệu quả cao nhất.

Bài thuốc 3: Kết hợp an xoa cùng cà gai leo

Cà gai leo kết hợp với an xoa sẽ gia tăng hiệu quả điều trị ung thư gan. Cách làm như sau:

  • Cà gai leo và an xoa: Mỗi vị thuốc 30g đem rửa sạch rồi sao vàng hạ thổ.
  • Đem hai vị thuốc sắc cùng 1 lít nước. Đun đến khi còn khoảng 600ml thì tắt bếp và chia làm 2 – 3 lần uống hết trong ngày.

Bài thuốc 4: Thang thuốc chữa ung thư gan

  • Mỗi vị thuốc gồm 50g, bao gồm: cây an xoa, xạ đen, cà gai leo, diệp hạ châu, bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo.
  • Các vị thuốc phải đem sao vàng hạ thổ. Sau đó cho vào ấm cùng 1 lít nước để sắc. Đun cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc làm 3 phần và uống hết trong ngày.

5.2. Bài thuốc chữa xơ gan từ cây an xoa

Bài thuốc có sự kết hợp giữa an xoa, cà gai leo và bán chi liên sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh xơ gan, suy giảm chức năng gan. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 50g cây an xoa đã sao vàng hạ thổ cho vào ấm cùng 20g bán chi liên, 30g cà gai leo.
  • Cho vào ấm thuốc 1,5 lít nước và đem đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Đun thêm khoảng 15 phút là tắt bếp.
  • Chia nước thuốc làm 2 lần và uống sau khi ăn 20 phút.

Lưu ý: Thời gian đầu sử dụng, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ như đi ngoài phân lỏng, thèm ăn, khó chịu, bồn chồn… Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu cho thấy thuốc phát huy tác dụng vì chứng tỏ độc tố đang được đào thải ra ngoài cơ thể.

5.3. Bài thuốc điều trị viêm gan B bằng cây an xoa

Để đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn nên kết hợp cây an xoa với mật nhân, cà gai leo. Cách thực hiện như sau:

  • Cho 50g cây an xoa đã sao vàng hạ thổ vào ấm. Cùng với đó là 10g mật nhân, 30g cà gai leo.
  • Thêm 1,5 lít nước vào ấm và đun sôi rồi hạ nhỏ lửa. Đun đến khi còn khoảng ½ số nước thuốc thì tắt bếp.
  • Gạn nước thuốc chia làm 3 lần và uống hết trong ngày. Kiên trì áp dụng 1 – 2 tháng rồi đi kiểm tra xem có hiệu quả không.

5.4. Điều trị viêm đại tràng từ cây an xoa

  • Bạn chỉ cần lấy 100g cây an xoa đã sao vàng hạ thổ đun cùng 1,5 lít nước. Đun cho đến khi còn 400 – 500ml thì tắt bếp. 
  • Nước thuốc chia làm 2 phần và uống hết trong ngày. Sau thời gian áp dụng sẽ giảm tình trạng viêm nhiễm và tái tạo, phục hồi khu vực niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương.

5.5. Chữa tiểu đường bằng cây an xoa

Để ổn định tiểu đường, hạ đường huyết trong máu hiệu quả, các bạn nên kết hợp bài thuốc từ cây an xoa, dây thìa canh, Cách thực hiện như sau:

  • Cho 50g cây an xoa đã sao vàng và 50g dây thìa canh vào ấm cùng 800ml nước.
  • Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun với lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp. 
  • Sử dụng nước thuốc khi còn ấm và trước bữa ăn để phát huy hiệu quả.

6. Những đối tượng nào nên sử dụng an xoa?

An xoa mặc dù là thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Để phát huy tác dụng của cây an xoa thì những trường hợp sau nên dùng thảo dược này:

  • Những đối tượng biếng ăn, thường xuyên mệt mỏi và hay đau nhức xương khớp.
  • Những người mắc các bệnh lý về gan như viêm gan A, B, C, xơ gan, ung thư gan, gan nhiễm mỡ…
su-dung-cay-an-xoa
Những đối tượng nào nên sử dụng cây an xoa
  • Những đối tượng bị nổi mụn nhọt và hay bị nóng trong người.
  • Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích và uống rượu bia.
  • Phụ nữ muốn giảm cân. Những người béo phì, thừa cân muốn cải thiện vóc dáng.
  • Những người bị viêm đại tràng.
  • Người khó ngủ, ngủ chập chờn, hay bị mất ngủ.

7. Sử dụng an xoa có tác dụng phụ không? Cần lưu ý gì khi sử dụng

An xoa mặc dù là thảo dược tốt nhưng cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để phát huy hiệu quả và tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ thường xảy ra ở những người lần đầu sử dụng như cồn cào trong bụng, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng bởi các triệu chứng này do thấy an xoa đang phát huy tác dụng trong việc đào thải độc tố ra bên ngoài, giúp phủ tạng phục hồi chức năng. Sau 7 – 10 ngày sử dụng thì các tác dụng phụ này sẽ dần suy giảm và biến mất.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cây an xoa để chữa bệnh, mọi người cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, những người bị mẫn cảm với thành phần của cây an xoa. Trẻ em dưới 3 tuổi, người bị suy thận, mắc bệnh tim mạch thì không nên dùng an xoa.
  • Nếu đang dùng thuốc Tây mà muốn sử dụng an xoa thì cần tham khảo sự tư vấn của bác sĩ và tuyệt đối không dùng chung cùng lúc thảo dược này cùng thuốc tây.
  • An xoa cần phải sao vàng hạ thổ rồi mới được sử dụng. Lý do là cây thuốc có nhiều lông cứng nên việc sao vàng sẽ đốt cháy lông ở cây. Vì thế, khi sử dụng sẽ không gây ngứa họng.
  • Không dùng quả và hoa an xoa. Bởi những bộ phận này của cây có nhiều lông nên gây ngứa cổ họng, gây ho.
  • Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng của mỗi người mà hiệu quả của bài thuốc sẽ nhanh chậm khác nhau.
  • Khi sử dụng an xoa thì cần tránh các thực phẩm có tính hàn như thịt dê, rau dền đỏ, nước chè, cua đồng, thịt trâu, cá mè, sữa tươi,…
  • Nước an xoa khi đã sắc thì phải dùng hết trong ngày, không để qua đêm.
  • Trước khi sử dụng an xoa, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng đúng liều lượng cho từng mục đích nhất định.

Kết luận

Cây an xoa còn gọi là cây gì và những lợi ích của loài thảo dược này đã được giải đáp chi tiết trên đây. Mặc dù an xoa có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng chúng ta không nên lạm dụng mà phải dùng đúng cách, có lộ trình để hiệu quả và an toàn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7