Các biện pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả hiện nay

Với sự tiến bộ của y khoa, việc điều trị ung thư dạ dày đã có những bước tiến vượt bậc. Các biện pháp được áp dụng với phương châm hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh cũng như các triệu chứng khó chịu ngày càng được cải tiến. Các bạn hãy cùng GenK STF tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này qua bài viết sau!

Xem thêm:

1. Chẩn đoán ung thư dạ dày

Để quyết định được phác đồ điều trị phù hợp, trước hết bác sĩ cần phải thực hiện các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm để xác định rõ tình trạng bệnh lý của người bệnh.

Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến

Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa và ung thư dạ dày bao gồm:

  • Nội soi: Một ống mỏng chứa một camera nhỏ được truyền xuống cổ họng và vào dạ dày của bạn. Bác sĩ của bạn có thể tìm kiếm các dấu hiệu ung thư. Nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung thư nào, bệnh nhân sẽ được làm thủ tục sinh thiết để xác định chính xác có tế bào ác tính hay không.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để tìm kiếm ung thư dạ dày bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và một loại xét nghiệm X-quang đặc biệt.
  • Xác định mức độ (giai đoạn) của ung thư dạ dày
  • Giai đoạn ung thư dạ dày giúp bác sĩ quyết định phương pháp điều trị nào có thể tốt nhất cho bệnh nhân. Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư bao gồm:
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm có thể bao gồm chụp cắt lớp phát xạ CT và positron (PET).
  • Phẫu thuật thăm dò: Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy ung thư của bạn đã lan ra ngoài thực quản hoặc dạ dày, trong ngực hoặc bụng của bạn. Phẫu thuật thăm dò thường được thực hiện bằng nội soi. Điều này có nghĩa là bác sĩ phẫu thuật tạo ra một số vết mổ nhỏ ở bụng của bạn và lắp một camera đặc biệt để truyền hình ảnh đến màn hình trong phòng phẫu thuật.

2. Các biện pháp điều trị ung thư dạ dày chủ đạo

Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn với các mức độ tiến triển bệnh khác nhau. Mỗi một giai đoạn, thể trạng người bệnh và các thông số của những khối u cũng có nhiều khác biệt. Nó là những yếu tố tác động không nhỏ đến các biện pháp điều trị ung thư dạ dày cũng như tính hiệu quả của các biện pháp này trong quá trình điều trị.

Hiện nay, các biện pháp điều trị ung thư dạ dày thông dụng có thể kể đến như:

2.1. Biện pháp phẫu thuật

Trong số các biện pháp điều trị ung thư dạ dày thì phẫu thuật là một trong những lựa chọn có tính hiệu quả nhất. Nhất là ở những trường hợp mới chớm bị bệnh và bị bệnh ở giai đoạn chưa di căn. Khả năng thành công và kéo dài sự sống sau phẫu thuật của người bệnh sẽ cao hơn. Còn ở những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và có tính chất di căn thì phẫu thuật chỉ còn là biện pháp tức thời.

Với điều trị bệnh ung thư dạ dày bằng biện pháp phẫu thuật, một số những nguyên tắc nhất định sẽ được tuân thủ bao gồm:

  • Phẫu thuật rộng vùng bị tổn thương. Điều này có nghĩa là các bác sĩ sẽ tính từ trung tâm vùng có chứa khối u đến vành loại bỏ cần có độ dài từ 2cm đến 6cm. Cụ thể diện tích bị cắt bỏ ra sao sẽ phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của các khối u trong vùng cần phẫu thuật.
  • Khu vực nghi ngờ có lây lan cũng sẽ được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
  • Các hạch bạch huyết xung quanh, kể cả các hạch chưa bị di căn cũng sẽ được cắt bỏ để loại bỏ nguy cơ các hạch này đã bị xâm lấn bởi mầm mống ung thư.

Ngày nay, y khoa đã và đang thực hiện một số những kỹ thuật phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày như sau:

2.1.1. Kỹ thuật phẫu thuật triệt để

Khi các tế bào ung thư chưa di căn ra khỏi dạ dày thì các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định thực hiện phẫu thuật triệt để để điều trị cho bệnh nhân. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật này, việc các tế bào ung thư nằm ngay trên đường cắt phẫu thuật sẽ được đảm bảo không xảy ra. Có nghĩa là vùng phẫu thuật sẽ phải bao hàm tất cả khu vực có và có khả năng chứa các tế bào ung thư dạ dày.

Phẫu thuật triệt để điều trị ung thư dạ dày

Hiện kỹ thuật phẫu thuật triệt để có thể được thực hiện theo hai cách:

  • Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
  • Phẫu thuật cắt bỏ nửa trên hoặc nửa dưới dạ dày.

Tùy theo bệnh trạng cũng như một số yếu tố nguy cơ khác mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện biện pháp phù hợp.

Trong đó, biện pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày sẽ có tính hạn chế khả năng tái phát bệnh cao hơn. Mặc dù có thể sẽ xảy ra một số những biến chứng và bất tiện cho cơ thể cũng như quá trình sinh hoạt ăn uống sau này của người bệnh nhưng đây là biện pháp nên được cân nhắc.

2.1.2. Kỹ thuật phẫu thuật tạm thời

Ở nhiều trường hợp, bệnh nhân bị ung thư dạ dày sẽ được tiến hành vài lần phẫu thuật để điều trị bệnh. Việc này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như số lượng, kích thước và vùng tồn tại của khối u.

Phẫu thuật mở thông dạ dày (hình ảnh minh họa)

Các kỹ thuật phẫu thuật tạm thời đang được sử dụng gồm:

  • Cắt nửa dạ dày.
  • Nối vị tràng
  • Mở thông dạ dạ dày…

Nhờ những kỹ thuật này mà các triệu chứng của ung thư dạ dày sẽ được khắc phục phần nào. Người bệnh sẽ hạn chế việc phải chịu đựng các cơn đau dữ dội hay nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày hoặc tình trạng hẹp môn vị….

2.2. Biện pháp hóa trị điều trị ung thư dạ dày

Để đạt được những hiệu quả tốt nhất thì ngoài phẫu thuật, bệnh nhân cần được kết hợp sử dụng một số biện pháp đi kèm. Trong đó hóa trị là một biện pháp khó có thể tách rời.

Hóa trị ung thư dạ dày

Bệnh nhân có thể được sử dụng một số những loại thuốc hóa trị khác nhau ở thời điểm trước khi phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật. Mỗi một thời điểm và loại thuốc sử dụng sẽ mang đến các mục tiêu hỗ trợ cho biện pháp phẫu thuật khác nhau:

  • Nếu như hóa trị trước khi tiến hành phẫu thuật thì mục tiêu cần đạt được là làm cho các khối u trong dạ dày thu nhỏ tối đa kích cỡ. Đồng thời, hạn chế sự lây lan nhanh trong quá trình chờ đợi phẫu thuật của các tế bào ung thư dạ dày.
  • Trong trường hợp sử dụng lộ trình hóa trị sau phẫu thuật, các thuốc hóa trị được tiêm truyền với mục tiêu là loại bỏ nốt các tế bào ung thư còn sót lại. Hạn chế tối đa khả năng các tế bào ung thư phát triển trở lại và gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Tuy nhiên, hóa trị là biện pháp có thể gây ra cho bệnh nhân không ít các tác dụng phụ. Nguyên nhân là nhiều loại thuốc hóa trị không phân biệt được tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh nên đã tiêu diệt cả hai loại tế bào này. Có thể kể đến các tác dụng nổi bật nhất là việc làm cho bệnh nhân mệt mỏi, cạn kiệt sức lực, rối loạn một số các chức năng trong cơ thể dẫn đến rụng tóc…

2.3. Biện pháp xạ trị điều trị ung thư dạ dày

Cũng tương tự như hóa trị, xạ trị là một trong những biện pháp đi kèm có tác dụng hỗ trợ tích cực cho điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật. Các chùm tia năng lượng cao như tia X, tia Proton hoặc tia Gamma sẽ được chiếu tại chỗ vùng dạ dày đang bị bệnh. Mục tiêu là thu nhỏ hoặc tiêu diệt các khối u, giúp cho quá trình phẫu thuật thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn.

Xạ trị ung thư dạ dày

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xạ trị có thể sử dụng như một biện pháp điều trị ung thư dạ dày đơn độc. Nghĩa là trong trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng, không có chỉ định phẫu thuật cũng có thể sẽ cần đến việc xạ trị để điều trị bệnh.

Ngoài ra, biện pháp xạ trị con giúp bệnh nhân giảm được rất nhiều những biểu hiện khó chịu của bệnh khi ở giai đoạn cuối. Ví dụ như hạn chế tình trạng xuất huyết, giúp cuộc sống của người bệnh phần nào thoải mái hơn.

3. Các biện pháp điều trị ung thư dạ dày khác

Ngoài những biện pháp chủ đạo trên, điều trị ung thư dạ dày còn có thể cần đến một số những biện pháp đi kèm khác, đó là:

3.1. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các loại thuốc tấn công những bất thường cụ thể trong tế bào ung thư hoặc điều khiển hệ thống miễn dịch của bạn tiêu diệt các tế bào ung thư (liệu pháp miễn dịch). Thuốc nhắm mục tiêu được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày bao gồm:

  • Trastuzumab (Herceptin) Dành cho đối tượng có khối u dương tính với thụ thể Her-2
  • Ramucirumab (Cyramza) cho bệnh ung thư dạ dày tiến triển mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác
  • Imatinib (Gleevec) cho một dạng ung thư dạ dày hiếm gặp gọi là khối u mô đệm đường tiêu hóa
  • Sunitinib (Sutent) cho các khối u mô đệm đường tiêu hóa
  • Regorafenib (Stivarga) cho các khối u mô đệm đường tiêu hóa

Một số loại thuốc nhắm mục tiêu đang được nghiên cứu để điều trị ung thư đường tiêu hóa, nhưng chỉ có hai trong số các loại thuốc này – ramucirumab và trastuzumab – đã được chấp thuận sử dụng.

3.2. Phương pháp điều trị can thiệp

Đây là một trong những phương pháp điều trị lâm sàng bệnh ung thư dạ dày. Phương pháp này sẽ làm hoại tử tế bào ung thư bằng cách tắc động mạch cung cấp máu và oxy cho khối u để ức chế sự tăng trưởng và tiêu diệt nó. Đặc điểm của điều trị can thiệp là để lại vết thương nhỏ, hồi phục nhanh.

3.3. Liệu pháp quang động lực

Liệu pháp này sẽ hủy hoại tế bào ung thư bằng cách chiếu tia laze vào tế bào ung thư đã được tiêm chất cảm quang trước đó, phản ứng hóa học sẽ xảy ra và khối u bị trúng độc dẫn đến hoại tử. Đây là một liệu pháp điều trị ung thư dạ dày được sử dụng rất khả quan, đặc biệt là cho những giai đoạn đầu của bệnh.

3.4. Phương pháp Đông – Tây y kết hợp

Kết hợp thành tựu của Đông y để điều trị ung thư dạ dày nhằm khắc phục các hạn chế mà Tây y gặp phải. Cụ thể là làm giảm các độc tính và tác dụng phụ mà phương pháp hóa trị hay xạ trị gây ra, hỗ trợ việc ngăn ngừa ung thư tái phát sau phẫu thuật, từ đó giúp bệnh nhân mau hồi phục hơn, mau chóng cải thiện cuộc sống. Bệnh nhân sẽ nhận được liệu pháp phù hợp cho từng tình trạng để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

3.5. Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ

Liệu pháp chăm sóc giảm nhẹ được áp dụng khi người bệnh không còn đáp ứng được các phương pháp điều trị đặc hiệu. Liệu pháp này tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng đau đớn về thể xác cho bệnh nhân, đồng thời, giảm nỗi đau tinh thần cho người bệnh và thân nhân.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày và ngăn khối u tiến triển

Có thể thấy, bệnh ung thư dày vô cùng nguy hiểm, chính vì thế ngay từ bây giờ, bạn nên thay đổi ngay thói quen sinh hoạt và phong cách sống để phòng bệnh cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển đối với bệnh nhân đang bị ung thư.

Thay đổi ngay thói quen sinh hoạt và phong cách sống để phòng bệnh

4.1. Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày

  • Hạn chế ăn muối, đồ xông khói vì chúng có thể tăng nguy cơ hình thành tế bào ung thư.
  • Không ăn đồ ăn bị cháy xém nhiều.
  • Từ bỏ thuốc lá
  • Hạn chế dùng rượu bia, đồ uống có chứa cồn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau, thực phẩm ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

4.2. Thăm khám sức khỏe định kỳ

Bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì để phát hiện những bất thường của cơ thể, từ đó  có biện pháp điều trị kịp thời.

4.3. Sống lành mạnh, tích cực

Điều quan trọng để phòng bệnh hiệu quả đó là bạn cần giữ tinh thần khỏe mạnh, chỉ có như vậy mới tăng sức đề kháng cho cơ thể, tránh bệnh tật lẫn ung thư.

5. Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư dạ dày

Sau quá trình điều trị ung thư dạ dày, người bệnh cần có sự chăm sóc cẩn thận về nhiều mặt. Theo các chuyên gia thì việc chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày sau điều trị rất quan trọng đối với việc phục hồi.

Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư dạ dày

5.1. Theo dõi kỹ càng các biến chứng

Sau quá trình phẫu thuật chữa ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Nó bao gồm: xuất huyết dạ dày, vết mổ bị nhiễm trùng, rò mối nối thực quản, trướng bụng, đầy hơi…

Ngay khi có các dấu hiệu bất thường, người bệnh và người nhà cần thông báo ngay cho bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và áp dụng các phương án xử lý kịp thời.

5.2. Chế độ dinh dưỡng

Một vài ngày đầu sau phẫu thuật thì bệnh nhân sẽ được sử dụng dịch truyền để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Sau đó, khi các biểu hiện của người bệnh tốt hơn thì sẽ được phép sử dụng các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hơn.

Bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để dạ dày dễ làm việc. Hạn chế các thực phẩm có nhiều chất xơ, đồ cay nóng, và các đồ uống có cồn, có ga. Nên ăn những món hầm, súp, cháo giàu dinh dưỡng và bổ sung thêm vitamin từ rau xanh, trái cây…

Việc áp dụng các biện pháp điều trị ung thư dạ dày sao cho hiệu quả nhất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt nhất là thời điểm phát hiện bệnh. Càng phát hiện bệnh sớm thì khả năng thành công trong điều trị, kéo dài sự sống cho người bệnh càng cao. Vì vậy, hãy chú ý đến sức khỏe hệ tiêu hóa của mình, kịp thời nhận ra những dấu hiệu bất thường và đi thăm khám, điều trị bệnh sớm!

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN