Triệu chứng, đối tượng nguy cơ và cách chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày

Một bệnh khá nguy hiểm và thường gặp hiện nay là ung thư dạ dày. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nên việc kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp là rất quan trọng. Vậy triệu chứng ung thư dạ dày ra sao? Chẩn đoán thế nào? Các bạn hãy cùng GenK STF tìm hiểu chi tiết những vấn đề này qua bài viết sau đây.

Xem thêm:

1. Ung thư dạ dày là gì?

Khi cấu trúc của các tế bào bình thường trong dạ dày trở nên bất thường, tăng sinh không kiểm soát và ảnh hưởng đến các tế bào khác, người ta gọi là ung thư dạ dày. Sự ảnh hưởng của nó có thể là đến những tế bào ở gần (gọi là xâm lấn cục bộ), hoặc tác động tới các tế bào ở xa khác qua đường máu (gọi là di căn).

nguyen-nhan-ung-thu-da-day_1
Hình ảnh ung thư dạ dày

Các giai đoạn tiến triển của ung thư dạ dày bao gồm:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đầu khởi phát bệnh, khi những tế bào ung thư mới chỉ đang tồn tại trong lớp niêm mạc dạ dày. Kích thước của những khối u chỉ từ khoảng vài mm trở lên và chưa ảnh hưởng tới các hoạt động của dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, lớp thứ hai của dạ dày đã bị xâm lấn bởi các tế bào ung thư. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa di chuyển sang các cơ quan khác hay có những biểu hiện bệnh rõ rệt.
  • Giai đoạn 2: Trong giai đoạn 2, tế bào ung thư dạ dày đã đi qua lớp niêm mạc. Bệnh nhân sẽ có những cảm giác rõ rệt hơn như đau bụng, buồn nôn…
  • Giai đoạn 3: Khi tiến triển đến giai đoạn 3 có nghĩa là các tế bào ung thư đã lan sang một số bộ phận khác.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, các tế bào ung thư đã di căn tới nhiều bộ phận, cơ quan khác của cơ thể. Cơ hội chữa trị kéo dài sự sống cho các bệnh nhân ở giai đoạn này là hầu như không còn.

2. Ung thư dạ dày triệu chứng ra sao?

Vậy ung thư dạ dày triệu chứng ra sao? Bệnh nhân cần phân biệt chúng với các bệnh đường tiêu hóa đơn giản khác như thế nào để kịp thời đi thăm khám y tế? Dưới đây là một số biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày:

2.1. Người bệnh bị sụt cân, thiếu máu, mệt mỏi

Việc bị sụt cân là một trong những triệu chứng cơ bản ở các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày. Ở giai đoạn đầu thì việc sụt cân sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn các tế bào ung thư phát triển hơn thì cân nặng của người bệnh có thể sẽ sụt giảm nhanh chóng. Thậm chí, có bệnh nhân chỉ trong 3 tháng đã bị sụt tới 15% trọng lượng cơ thể.

nguyen-nhan-ung-thu-da-day_12
Người bệnh bị sụt cân

Khi bị sụt cân, người bệnh sẽ thường mệt mỏi, chán nản. Bên cạnh đó còn có hiện tượng thiếu máu với những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi đột ngột đứng lên.

2.2. Đau bụng

Những cơn đau bụng xuất hiện từng đợt. Ban đầu là đau nhẹ nhàng và có thể kiểm soát bằng những loại thuốc giảm đau thông thường. Dần dần sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bệnh chuyển sang giai đoạn sau. Lúc này, thuốc giảm đau cũng ít có tác dụng hơn.

2.3. Chán ăn, khó nuốt, ăn không ngon miệng

Triệu chứng chán ăn là điều mà hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư dạ dày đều bị. Ngay cả những món ăn hấp dẫn mà trước kia họ rất yêu thích cũng không khiến họ lấy lại được sự thèm ăn. Nhiều bệnh nhân còn chỉ xem việc ăn uống như là một nghĩa vụ cần phải làm để cơ thể không quá mệt mỏi.

Kèm theo việc chán ăn là tình trạng ăn không thấy ngon miệng, khó nuốt, luôn cảm giác thức ăn tắc ở cổ họng và phần ngực. Sự khó chịu này càng khiến cho người bệnh không muốn tiếp xúc với đồ ăn.

2.4. Đầy bụng, chướng hơi sau khi ăn

Với các bệnh nhân có nguy cơ đã bị ung thư dạ dày, người bệnh sau khi ăn uống có thể sẽ luôn bị tình trạng chướng hơi, đầy bụng. Khi gõ vào bụng sẽ phát ra những tiếng bộp bộp. Đó là do chức năng của dạ dày đã bị ảnh hưởng, việc tiêu hóa thức ăn không diễn ra suôn sẻ. 

nguyen-nhan-ung-thu-da-day_14
Người bệnh bị chướng hơi, đầy bụng

Bên cạnh đó, người bệnh bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Nó khiến cho người bệnh cảm thấy sợ hãi việc ăn uống do sự khó chịu sau khi ăn gây ra.

2.5. Ợ nóng, ợ chua

Triệu chứng ợ nóng, ợ chua thường khá phức tạp, là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày. Đối tượng thường xuyên xuất hiện biểu hiện này có nguy cơ cao mắc bệnh viêm loét dạ dày. Nếu không sớm điều trị có thể dẫn ung thư dạ dày với những biểu hiện kèm theo như: đau bụng dữ dội từng đợt hay các cơn đau ở vùng thượng vị,…

Nguyên nhân hình thành triệu chứng ợ nóng là do nồng độ axit trong dạ dày vượt quá mức cho phép. Biểu hiện cơ bản của ợ nóng là cảm giác nóng rát lan rộng kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến những cơn đau ngực đột ngột.

2.6. Nôn ra máu

Khi bị xuất huyết dạ dày thì khả năng người bệnh nôn ra máu là rất cao. Máu khi nôn ra có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời gian máu tụ lại trong dạ dày là lâu hay ít. 

Tuy nhiên, nếu việc nôn ra máu diễn ra thường xuyên và thường là máu tươi thì người bệnh có khả năng bị ung thư dạ dày là rất cao. Có thể lúc này bệnh đã đang phát triển ở giai đoạn nặng, các tổn thương tại dạ dày nghiêm trọng hơn nhiều.

2.7. Đi ngoài ra phân đen

Người bị viêm loét dạ dày thường sẽ đi ngoài phân đen. Nguyên nhân là do các tế bào trong dạ dày bị tổn thương, dẫn đến chảy máu và làm phân bị nhiễm đen. Đây là một dấu hiệu cho thấy người bệnh có nguy cơ bị chuyển biến thành ung thư.

Khi đi xét nghiệm tại các cơ sở y tế, các chỉ số hồng cầu trong máu sẽ tăng cao. Đó là biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày.

2.8. Các triệu chứng khác

Ở những bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, các biểu hiện bệnh rõ ràng và dữ dội hơn. Đó là do các khối u ngày một lớn, ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh. Đồng thời, các khối u này có thể gây ra một số các biến chứng như: xuất huyết nặng, thủng dạ dày hoặc thậm chí là hoại tử. 

Ngoài ra, ung thư dạ dày triệu chứng còn thể hiện ở việc người bệnh bị tiêu chảy, táo bón, sốt, đau bụng dưới…

Khi có bất cứ những biểu hiện nào kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến khám sàng lọc tại các bệnh viện uy tín. Thông báo với bác sĩ đầy đủ các hiện tượng mà mình gặp phải để các bác sĩ có những chẩn đoán sơ bộ ban đầu chính xác. Giúp cho quá trình tìm ra bệnh và xác định chính xác bệnh được nhanh chóng.

3. Ai có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Những người trên 50 tuổi mắc có nguy cơ mắc nhiều hơn những người trẻ tuổi.
  • Những người bị viêm loét dạ dày mạn tính, có nhiễm vi khuẩn HP.
  • Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Bởi thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.
  • Những người có các khối u lành tính (gọi là các polyp) có thể bị ung thư dạ dày.
  • Những người có thói quen ăn uống không khoa học như thức ăn nhiều dầu mỡ chiên rán, xào…
  • Những người thừa cân – béo phì.
  • Những người có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.

4. Cách phát hiện sớm ung thư dạ dày

Việc nắm được ung thư dạ dày triệu chứng như thế nào sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị kịp thời. Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bệnh nhân sẽ được tiến hành làm các xét nghiệm chuyên sâu.

Một số những biện pháp xác định ung thư dạ dày cho bệnh nhân sau khi có những biểu hiện lâm sàng của bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm: Các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch dạ dày… sẽ được áp dụng để chẩn đoán bệnh và xác định xem bệnh đang ở giai đoạn nào. Từ đó, mà những lộ trình điều trị chuẩn xác sẽ được xây dựng.
nguyen-nhan-ung-thu-da-day_15
Phương pháp nội soi dạ dày xác định ung thư dạ dày
  • Nội soi: Bên cạnh đó, việc tiến hành nội soi dạ dày và ruột là không thể thiếu. Các bác sĩ sẽ trực tiếp nhận diện được khu vực các tế bào ung thư đang tổn tại và xâm lấn.
  • Sinh thiết: Một vài mẫu mô sinh thiết sẽ được lấy ra từ trong dạ dày, tại vị trí nghi ngờ có sự tồn tại của các tế bào ung thư. Tiếp đến, các biện pháp y khoa cần thiết sẽ được áp dụng lên mẫu mô này. Nó cho phép phát hiện chính xác bệnh trạng của mẫu mô đó cũng như giai đoạn mà người bệnh đang mắc phải.

5. Điều trị ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật.

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày bán phần kèm theo vét hạch tại chỗ hoặc cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch… Tùy vào vị trí, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Trong trường hợp ung thư dạ dày đã di căn tới các vị trí khác trong cơ thể, hóa trị được khuyến khích sử dụng. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng hóa chất tiêm vào đường tĩnh mạch hoặc đường uống đi vào cơ thể. Hóa chất giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định điều trị trong trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định điều trị trong trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung thư dạ dày nếu được phát hiện và điều trị sớm ngay từ giai giai đoạn đầu thì tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 71%. Càng điều trị muộn, cơ hội sống giảm dần.

6. Làm sao để phòng tránh được bệnh ung thư dạ dày?

Một vài lưu ý sau sẽ giúp dạ dày của bạn khỏe mạnh và hạn chế rủi ro mắc phải- bệnh ung thư dạ dày:

  • Giảm việc sử dụng các đồ ăn mặn: Nhiều người có thói quen sử dụng các món ăn với vị mặn hơn bình thường. Trong đồ mặn có nhiều amin thứ cấp cũng như nitrit rất hại cho dạ dày. Sự kết hợp của chúng sẽ tạo thành một số chất cực độc, làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày cho người sử dụng.
  • Ăn chậm nhai kỹ: Thức ăn khi đưa vào miệng nhai kỹ sẽ được trộn lẫn với các enzyme tiêu hóa hơn nên giảm áp lực cho dạ dày. Ngược lại, nếu không nhai kỹ thức ăn, dạ dày sẽ phải làm việc nhiều.
  • Hạn chế ăn các đồ chiên, nướng, hun khói: Trong đồ chiên, nướng, hun khói không chỉ có nhiều dầu mỡ mà còn chứa khá nhiều chất có hại cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Ăn quá nhiều những loại đồ ăn này có thể khiến cho các chất độc tích tụ trong dạ dày và gây nên bệnh ung thư dạ dày.
  • Ăn ít thịt đỏ: Thịt đỏ là một loại thịt có quá nhiều dinh dưỡng. Việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ trong chế độ ăn hàng ngày, không hề giúp cho sức khỏe của con người tốt hơn. Mà ngược lại, chúng dẫn đến tình trạng thừa chất và khiến cho cơ thể gặp khá nhiều vấn đề. Trong đó, các tế bào ung thư có cơ hội phát triển. Hãy hạn chế thịt đỏ trong thực đơn ăn uống. Đảm bảo lượng thịt đỏ vừa đủ cho sức khỏe. Thay vào đó có thể ăn thêm nhiều thịt gia cầm hoặc cá, đậu… để hạn chế nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: Trong hoa quả, rau xanh có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nói chung và quá trình tiêu hóa của dạ dày nói riêng. Vì vậy, hãy bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhiều hoa quả tươi và rau xanh.

benh-ung-thu-da-day_19Hạn chế rượu bia để phòng ngừa ung thư dạ dày

  • Bỏ thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá, rượu bia được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật ở con người, trong đó có ung thư dạ dày. Vì vậy để phòng ngừa tốt nhất căn bệnh nguy hiểm này, hãy từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích có hại. Theo các chuyên gia thì đồ uống có gas, nước ngọt… cũng không hề tốt cho dạ dày. Chúng khiến cho các lớp niêm mạc dạ dày dần bị tổn thương, viêm loét, dẫn tới ung thư dạ dày.
  • Nếu đang mắc bệnh dạ dày cần điều trị dứt điểm để tránh phát triển thành ung thư
  • Biết cách giải tỏa cảm xúc, tránh căng thẳng, muộn phiền,…
  • Có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe cũng như dạ dày.

Bài viết trên vừa thông tin với các bạn một số vấn đề liên quan đến các biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày. Việc biết được sơ bộ ung thư dạ dày triệu chứng như thế nào rất quan trọng. Nó sẽ giúp việc đi đến các cơ sở y tế, thăm khám và phát hiện bệnh của bệnh nhân được kịp thời. Chỉ có như vậy thì việc điều trị mới có hiệu quả, kéo dài thêm sự sống cho người bệnh.

Biện Phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN VƯỢT QUA UNG THƯ DẠ DÀY CỦA ÔNG BÀN

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7