Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp là bệnh khá phổ biến hiện nay ở cả nam và nữ. Bướu đa nhân 2 thùy là tình trạng nhân giáp xuất hiện ở 2 thùy của tuyến giáp. Vậy để hiểu thêm những thông tin về bệnh lý bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp thì GENK STF mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình người con tìm giải pháp cứu cha thoát khỏi ung thư
- [Mách bạn] Bướu đa nhân tuyến giáp kiêng ăn gì?
- Bướu tuyến giáp lành tính có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?
Nội dung bài viết
1. Bướu đa giáp nhân 2 thùy là gì?
1.1. Tìm hiểu về tuyến giáp
Tuyến giáp là 1 tuyến nội tiết có dạng hình con bướm và vị trí nằm ở phía trước của cổ. Tuyến giáp có 2 thùy nằm hai bên về 2 phía của đốt sống cổ đó là thùy bên phải và thùy bên trái, 2 thuỳ này kết nối với nhau tạo thành một khối với thùy eo rất nhỏ. Tuyến giáp là nơi tiết ra 2 đó là hormon T3 (Triiodothyronine ) và T4 (Thyroxine) để thực hiện các chức năng như:
- Làm tăng hoạt động của tế bào, tăng chuyển hóa lipid và glucid làm tăng đường huyết và tạo ra năng lượng cho cơ thể.
- Tăng cường tuần hoàn máu, tăng nhịp tim và làm tăng lượng oxy trong máu đi nuôi cơ thể.
- Có tác động lớn đến hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục.
- Giúp phát triển, tăng trưởng cơ thể về cường hoạt động của bộ não cũng như hệ thần kinh đặc biệt là phát triển bộ não.
- Giúp ổn định lượng canxi có trong máu.
1.2. Bướu đa giáp nhân 2 thùy là gì?
Bướu giáp đa nhân là tình trạng xảy ra khi trong nhu mô của tuyến giáp có sự phát triển bất thường thành dạng khối của các tế bào tuyến giáp. Nếu tuyến giáp chỉ có một nhân thì gọi là nhân giáp đơn độc và nếu như có từ 2 nhân trở lên gọi là 2 nhân hay đa nhân tuyến giáp. Trong trường hợp mà bướu giáp có nhân và các nhân đều thuộc 1 trong cả hai thùy sẽ được gọi là bướu giáp nhân 2 thùy.
Dù 1 nhân, 2 nhân hay có nhiều nhân, số lượng hay vị trí của nhân sẽ ít được lưu tâm như kích thước và khả năng nội tiết của nhân. Nếu như bệnh nhân có nhân lớn và bài tiết ra hormone tuyến giáp thì sẽ cần xem xét điều trị can thiệp sớm.
2. Những triệu chứng của bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp
Tuyến giáp có vai trò rất lớn cho cơ thể do đó sự tổn thương tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương tuyến giáp sau đây thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thực hiện khám sức khỏe của mình.
- Da khô, có vảy và da dày hơn.
- Tóc rụng, tóc mỏng.
- Xuất hiện bất thường trong hoạt động của hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, táo bón,…
- Trầm cảm hay cảm thấy lo âu đột ngột, lo lắng.
- Cảm thấy đổ mồ hôi lạnh hay nóng bất thường.
- Tăng cân hay giảm cân không bình thường.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều, ra nhiều hay ít.
- Khó tập trung, dễ đau đầu và cáu gắt.
- Khó chịu ở cổ khi nuốt hay cổ to lên bất thường.
- Nhịp tim thay đổi.
3. Phương pháp xác định bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp lành hay ác tính
Để xác định nhân giáp 2 thùy là ác tính hay lành tính thì chủ yếu thông qua sự kết hợp của các biện pháp đó là: khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp và xét nghiệm tế bào. Trong đó thì siêu âm sẽ giúp xác định vị trí, kích thước, số lượng nhân; xét nghiệm tế bào sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng lành hay ác tính. Đối với xét nghiệm tế bào, đây là một thủ thuật nhỏ sẽ được thực hiện để lấy nhân giáp rồi soi dưới kính hiển vi để nhận biết tình trạng lành hay ác của nhân.
4. Phân loại bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp và nguyên nhân mắc phải
Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp bị tổn thương và cả hai thùy của tuyến giáp đều có nhân mọc lên. Tình trạng này làm thay đổi trong cấu trúc tuyến giáp và từ đó có thể dẫn tới thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp. Theo các chuyên gia bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp được phân loại thành 2 loại là bướu giáp đa nhân 2 thùy độc và bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc.
- Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp không độc: Là tình trạng các nhân giáp mọc lên trong 2 thùy mà chỉ làm thay đổi cấu trúc của tuyến giáp chứ không ảnh hưởng đến chức năng sản xuất hormon.
- Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp độc: Là tình trạng tổn thương cả về cấu trúc cũng như chức năng của tuyến giáp. Các nhân giáp lúc này sẽ sản xuất ra các hormon khác với tuyến giáp và gây ra tình trạng cường giáp.
Vì mức độ ảnh hưởng và phổ biến của bệnh lý này tương đối lớn nên rất nhiều chuyên gia đã nghiên cứu với tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp đa nhân. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp thì bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh. Một số yếu tố nguy cơ của tình trạng bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp như thiếu iod kéo dài, viêm tuyến giáp tự miễn hay nhiễm 1 số loại virus…
5. Bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp nguy hiểm như thế nào?
Mức độ nguy hiểm của bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào thể bệnh cũng như ích thước của khối bướu cổ.
Những biến chứng của bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp độc mà người bệnh có thể gặp phải là:
Các vấn đề về mắt
Một số vấn đề về mắt mà người bệnh có thể gặp đó là:
- Khô, cộm mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Chảy nước mắt
- Nhòe, nhìn đôi
- Đỏ mắt
- Mi mắt đỏ, sưng
- Lồi mắt
Ở một số người, các bệnh về mắt thì tương đối nhẹ và có thể đỡ hơn khi bệnh được điều trị. Tuy nhiên theo thống kê, có khoảng 20 – 30 trường hợp bệnh nhân bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp độc bị mù. Do đó, để cho an tâm hơn nếu đang bị một số vấn đề về mắt do bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp thì bạn nên đi khám chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.
Suy giáp
Việc điều trị bướu đa nhân tuyến giáp độc có thể để lại 1 hậu quả khác đó là tuyến giáp bị suy giảm chức năng (còn gọi là suy giáp). Một số triệu chứng của suy giáp đó là: Sợ lạnh, mệt mỏi, tăng cân, táo bón, trầm cảm… Suy giáp có thể là tạm thời nhưng đôi khi vĩnh viễn và đòi hỏi người bệnh phải uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp
Các vấn đề khi mang thai
Đối với người bị bướu đa nhân tuyến giáp đang mang thai, nếu như không điều trị tốt bệnh lý này sẽ dẫn đến một số biến chứng đối với thai phụ như sau:
- Co giật
- Sẩy thai
- Sinh non
- Trẻ sinh ra bị nhẹ cân
Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị cường giáp thì nên có sự theo dõi điều trị chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì 1 số thuốc chữa cường giáp có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Cơn bão giáp
Biến chứng của bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp độc cũng như cường giáp nguy hiểm nhất đó là cơn bão giáp và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ gặp biến chứng cơn bão giáp đó là:
- Nhiễm trùng
- Mang thai
- Sử dụng thuốc mà không theo hướng dẫn
- Tổn thương tuyến giáp kiểu cơ học do đấm hay chọc vào tuyến
Các triệu chứng của 1 cơn bão giáp bao gồm:
- Nhịp tim nhanh
- Thân nhiệt cao (có thể trên 38 độ C)
- Tiêu chảy, nôn mửa
- Vàng da, vàng mắt
- Lú lẫn, mơ hồ
- Mất ý thức
Bệnh nhân có biểu hiện của cơn bão giáp nên được đưa đi cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, 1 số biến chứng khác của bệnh bướu đa nhân 2 thuỳ tuyến giáp có thể là:
- Rung tâm nhĩ: biểu hiện là tim đập nhanh bất thường, loạn nhịp
- Loãng xương: Xương yếu, dễ gãy
- Suy tim: dẫn đến tình trạng tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể
Ung thư tuyến giáp
Có khoảng 20% người mắc bướu nhân tuyến giáp có thể bị phát triển bệnh ung thư tuyến giáp. Ở Mỹ, theo thống kê thì 1,2% dân số được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp ở 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời. Các nhà khoa học thì vẫn chưa hiểu rõ mối liên quan giữa bệnh bướu nhân 2 thuỳ tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên có một điều có thể khẳng định đó là bướu đa nhân tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Do đó, những người bị mắc bệnh lý này cần được sàng lọc ung thư tuyến giáp thông qua việc làm các xét nghiệm như siêu âm và sinh thiết.
Chèn ép các cơ quan khác
Khi kích thước của khối bướu đa nhân tuyến giáp đã quá lớn thì có thể gây chèn ép vào các cơ quan xung quanh. Tình trạng này thường gặp ở những người bị bướu cổ lâu năm hay không được điều trị. Người bệnh có thể trải qua 1 số triệu chứng như:
- Khàn giọng, ho, mất tiếng là do khối bướu tuyến giáp đè lên dây thần kinh thanh quản hay thanh quản.
- Khó thở: Xảy ra khi kích thước bướu to chèn vào ống khí quản.
- Nuốt vướng, khó nuốt: Do khối bướu chèn vào thực quản.
6. Chẩn đoán bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp
Để xác định bạn có mắc phải bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp, bạn cần thông tin đến bác sỹ tiền sử bệnh tật. Sau đó bạn sẽ được khám thực thể cũng như tiến hành các xét nghiệm. Cụ thể:
Tìm hiểu tiền sử bệnh tật:
Bạn sẽ được xem xét dựa trên lịch sử gia đình bạn đã có ai bị mắc bệnh bướu cổ chưa và đó là loại bướu nào, có mắc bệnh tuyến giáp nào nữa hay không. Bạn đã từng thăm khám về tuyến giáp ở đâu chưa? Hay đã xạ trị vùng cổ, vùng đầu hay vùng ngực chưa?
Khám thực thể:
Bạn sẽ được bác sỹ khám thực thể sau khi hỏi tình trạng cân nặng, rụng tóc, mồ hôi, lo lắng, đánh trống ngực, độ run của tay,… và sau đó được bác sĩ thăm khám vùng cổ để phát hiện những bất thường như là khối u, hạch cổ…
Làm các xét nghiệm:
Thông thường bạn sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm sau:
- Siêu âm: để xác định kích thước tuyến giáp và quan sát sau đó lấy thông tin về các nhân giáp.
- Thử máu: Việc thử máu sẽ giúp xác định được lượng hormon T3, T4 và TSH (thyroid stimulating hormone – hormon kích thích tuyến giáp) để giúp xác định xem tuyến giáp có hoạt động bình thường hay không và đồng thời cũng xác định đây là bướu độc hay không độc.
- Sinh thiết: Để chắc chắn hơn, bác sĩ sẽ cho bạn làm sinh thiết để kiểm tra ung thư tuyến giáp. Đây là phương pháp sử dụng kim nhỏ chọc vào nhân giáp sau đó đem đi soi dưới kính hiển vi và tìm ra tế bào ung thư, ác tính.
7. Các phương pháp điều trị bướu nhân 2 thùy tuyến giáp
So với trường hợp bướu giáp nhân đơn thùy thì việc kiểm soát cũng như điều trị cho bệnh nhân mắc bướu giáp nhân 2 thùy gặp khó khăn hơn rất nhiều. Để loại bỏ được nhân tuyến giáp và tăng cường chức năng tuyến giáp thì không thể bỏ qua việc định lượng hormone TSH trong máu. Tùy thuộc vào từng trường hợp nhân giáp là lành tính hay ác tính mà sẽ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.
7.1. Điều trị bướu đa nhân 2 thùy không độc
Vì tính chất không độc nên tùy thuộc vào kích thước, vị trí cũng như số lượng nhân giáp mà bác sĩ có thể đưa quyết định chưa cần can thiệp mà chỉ theo dõi định kỳ hay phải điều trị bằng phẫu thuật để có thể lấy nhân giáp ra hay sử dụng iod phóng xạ. Tuy nhiên, hiện nay cùng với kỹ thuật tiên tiến bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm vì đã có một phương pháp điều trị nhẹ nhàng ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe đó là đốt sóng cao tần. Đây là phương pháp điều trị mới có sử dụng sóng cao tần để giảm kích thước nhân mà đồng thời không để lại sẹo, bảo toàn được như mô tuyến giáp lành tính.
Tuy nhiên bướu đa nhân 2 thùy không độc cũng có thể chuyển thành độc và gây ung thư tuyến giáp. Theo một thống kê thì có khoảng 3% bệnh giáp nhân 2 thùy lành tính có thể chuyển hoá ác tính và gây ung thư. Khoảng 89% bệnh nhân trong 5 năm có thể tăng sinh thể tích tối thiểu 15%, 6% nhân đặc và có hoạt động cao, tiến triển hàng năm. Do vậy, người bệnh cần thăm khám định kỳ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để biết được tốc độ phát triển của nhân và từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp để ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận.
7.2. Điều trị bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp độc
Bướu đa nhân 2 thùy độc sẽ gây ra những triệu chứng của cường giáp do đó cần phải điều trị sớm. Một số phương pháp điều trị có thể được bác sĩ chỉ định cho người bệnh như: Iod phóng xạ, thuốc kháng giáp, phẫu thuật.
Iod phóng xạ
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh về tuyến giáp đều sử dụng phương pháp điều trị này, trừ những phụ nữ mang thai. Do sự hấp thu iod của người bệnh bướu nhân giáp 2 thùy sẽ kém hơn nên liều iod phóng xạ cũng sẽ cao hơn. Theo nghiên cứu khoảng 85-100% người mắc bệnh có đáp ứng với iod phóng xạ. Phương pháp điều trị này sẽ giúp làm giảm khoảng 40% kích thước của khối nhân.
Trong trường hợp mà điều trị bằng iod phóng xạ mà bệnh nhân vẫn thấy khối bướu to lên hay nồng độ hormone tuyến giáp cao thì có nghĩa là việc sử dụng liều thuốc chưa đủ.
Thuốc kháng giáp
Thuốc kháng giáp cũng là 1 phương pháp điều trị bướu giáp nhân 2 thùy hiệu quả. Liều thuốc kháng giáp thường sử dụng thấp nhất để tránh những các dụng phụ (như loãng xương, rung tâm nhĩ). Thioamide là 1 nhóm thuốc kháng giáp được sử dụng để nhằm đưa người bệnh trở về trạng thái bình giáp để có thể chuẩn bị phẫu thuật hay điều trị bằng iod phóng xạ. Thông thường thuốc kháng giáp sẽ được sử dụng khoảng 2 – 8 tuần và người bệnh cần dừng sử dụng thuốc trong ít nhất 4 ngày trước khi điều trị bằng iod phóng xạ để hạn chế những biến chứng đe dọa tính mạng.
Dùng thuốc kháng giáp sẽ có thể kèm theo một số tác dụng phụ như: phát ban, giảm bạch cầu, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan,…
Phẫu thuật
Trong những trường hợp người bệnh được chẩn đoán là bướu giáp nhân 2 thùy ác tính sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cắt toàn bộ tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc hormon giáp thay thế hoặc iod phóng xạ.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về chủ đề bướu đa nhân 2 thùy tuyến giáp. Các bệnh lý về tuyến giáp là những bệnh lý rất phổ biến hiện nay do đó mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ cho bản thân.