Ung thư thực quản là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, tiên lượng và những thông tin cần biết

Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như tinh thần, tâm lý của người bệnh. Việc trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này sẽ giúp mọi người sớm phát hiện để điều trị ngay từ sớm. Đồng thời, lên kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bản thân và những thành viên khác trong gia đình. Hãy cùng Genk STF tìm hiểu chi tiết về ung thư thực quản qua bài viết sau đây.

Xem thêm:

1. Ung thư thực quản là gì?

Ung thư thực quản xảy ra khi niêm mạc thực quản xuất hiện khối u ác tính. Theo thời gian, khối u phát triển sẽ xâm nhập và tấn công vào thành thực quản ở mức sâu hơn. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý, khối u sẽ tiếp tục xâm lấn vào các cơ quan xung quanh, khiến bệnh càng nghiêm trọng hơn.

Hình ảnh khối u xuất hiện ở thực quản

Tổng chiều dài của thực quản khoảng 25cm và chia thành 3 đoạn là trên, giữa và dưới, mỗi đoạn bằng 1/3 chiều dài của thực quản. Khối u có thể xuất hiện ở bất cứ đoạn nào ở thực quản và gây ung thư tại khu vực đó. Có thể là ung thư thực quản 1/3 trên, ung thư thực quản 1/3 dưới, ung thư thực quản 1/3 giữa.

2. Tần suất của ung thư thực quản

Ung thư thực quản trong năm 2016 được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính như sau:

  • Số trường hợp ung thư thực quản mới được chẩn đoán là khoảng 16.910. Trong đó, nam giới mắc bệnh là 13.460 trường hợp và chỉ có 3.450 trường hợp là nữ giới.
  • Số ca tử vong do ung thư thực quản là khoảng 15.690 ca. Trong đó, số ca tử vong ở nam giới là 12.720 ca và nữ giới là 2.970 ca.
  • Tỷ lệ mắc ung thư thực quản ở nam giới so với nữ giới là cao gấp 3 – 4 lần. Theo thống kê, nguy cơ ung thư thực quản trong một đời người ở Mỹ là khoảng 1/435 phụ nữ và khoảng 1/125 ở nam giới.

3. Phân loại ung thư thực quản

Ung thư thực quản hiện được phân thành 2 loại chính là ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tuyến. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng nhất định. Cụ thể như sau

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Đây là loại ung thư phổ biến khi chiếm đến khoảng 95% các ca mắc ung thư thực quản. Loại ung thư này phát triển ở thực quản tại đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa, xuất phát từ các tế bảo vảy lót ở niêm mạc thực quản. Ung thư biểu mô tế bào vảy thường chủ yếu liên quan đến thuốc lá và rượu bia.

Ung thư biểu mô tuyến

Số ca mắc ung thư biểu mô tuyến chỉ chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng 2 – 8% và là ung thư thực quản nguyên phát. Loại ung thư này xảy ra ở đoạn 1/3 dưới của thực quản, bắt đầu trong các tế bào biểu mô tuyến. Vị trí ung thư này là nơi nối thực quản với dạ dày, thường có liên quan đến béo phì và trào ngược dạ dày.

Ngoài 2 loại chính trên, ung thư thực quản còn có các loại khác như u lympho ác tính, sarcom cơ trơn, u tế bào Schwann ác tính… Tuy nhiên, các loại này chỉ chiếm tỷ lệ mắc bệnh rất nhỏ, khoảng 1%.

4. Các giai đoạn của bệnh

Dựa vào kích thước khối u, mức độ xâm lấn mà ung thư thực quản được chia thành 4 giai đoạn sau:

  • Ung thư thực quản giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, lớp trên cùng của thành thực quản có sự xuất hiện của tế bào ung thư.
  • Ung thư thực quản giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư đã xâm lấn sang tổ chức bạch huyết lân cận hoặc lây lan sâu hơn vào thành thực quản. Tuy nhiên, các bộ phận khác của cơ thể chưa bị ảnh hưởng.
  • Ung thư thực quản giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào tổ chức hoặc hạch bạch huyết trong vùng cạnh thực quản. Lớp sâu hơn của thành thực quản đã bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư.
  • Ung thư thực quản giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Mọi vị trí trong cơ thể tế bào ung thư đều có thể xâm lấn. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là phổi, gan, não, xương.

5. Nguyên nhân gây bệnh

Đến nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư thực quản. Tuy nhiên, dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Hút thuốc lá, uống rượu bia là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực thực quản cao nhất hiện nay.
Hút thuốc lá dù là chủ động hay thụ động đều làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Khả năng mắc ung thư thực quản sẽ cao hơn ở những người ăn nhiều đồ nóng hoặc sử dụng nhiều nitrit và nitrat.
  • Tuổi: Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch và sức đề kháng càng suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Theo đó, những người trên 60 tuổi thường có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao hơn.
  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
  • Di truyền: Nếu bố hoặc mẹ mắc ung thư thực quản thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Viêm thực quản Barrett: Tình trạng kéo dài các vết loét ở thực quản sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư ở thực quản.
  • Người bị béo phì hay mắc một số bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản hoặc những yếu tố làm thực quản bị tổn thương như bỏng thực quản do hóa chất,…

6. Triệu chứng ung thư thực quản

Ở giai đoạn tiền khởi phát, ung thư thực quản không có triệu chứng. Thế nhưng, các triệu chứng sẽ phổ biến hơn khi ung thư bắt đầu tiến triển. Những dấu hiệu điển hình bao gồm:

  • Nuốt nghẹn: Ban đầu, người bệnh ăn các loại thức ăn đặc như thịt, cá, cơm… mới có cảm giác nghẹn. Thế nhưng, càng về sau, tình trạng nghẹn xảy ra ngay cả khi người bệnh ăn các món lỏng như cháo, súp, canh. Nhiều trường hợp còn gặp khó khăn khi uống nước hay sữa. Đa phần nuốt nghẹn là triệu chứng ung thư đã ở giai đoạn muộn.
  • Nôn: Khi biểu hiện nuốt nghẹn đã rõ rệt thì triệu chứng nôn cũng sẽ xuất hiện. Ngay trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn, người bệnh có thể bị nôn. Người bệnh sẽ nôn ra thức ăn mà mình vừa ăn vào và không có dịch vị. Nhiều trường hợp chất nôn có thể kèm theo ít máu.
  • Tăng tiết nước bọt: Tình trạng nuốt nghẹn xảy ra khiến nước bọt tiết ra không thể xuống dạ dày cùng với thức ăn. Vì thế, người bệnh sẽ thường xuyên phải nhổ nước bọt.
  • Sụt cân: Ung thư khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, chán ăn, khó nuốt nên cơ thể không được bổ sung đầy đủ các chất nên cơ thể bị suy kiện, thiếu máu, sụt cân.
  • Một số triệu chứng khác: Trường hợp tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ quan khác thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm một số triệu chứng như khó thở, khàn tiếng, ho, đau vùng bụng, đau ngực…

7. Mức độ nguy hiểm và tiên lượng của ung thư thực quản

Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm vì bệnh khó phát hiện do không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn khởi phát. Hầu hết các ca mắc đều được phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, bước vào giai đoạn ung thực quản di căn. Lúc này, việc điều trị khó khăn, phức tạp, tốn kém mà hiệu quả không cao. Tiên lượng sống của người bệnh sau 5 năm khi bệnh chuyển biến nặng là rất thấp, thậm chí tỷ lệ tử vong cao.

Căn cứ vào từng giai đoạn của bệnh mà tiên lượng sống sau 5 năm của người mắc ung thư thực quản sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh đạt khoảng 72%. Điều này có nghĩa là trung bình 100 người phát hiện ung thư thực quản ở giai đoạn 1 và điều trị tích cực thì có khoảng 72 người sống trên 5 năm.
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh đạt khoảng 64%.
  • Bệnh ung thư thực quản giai đoạn 3: Đến giai đoạn này, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh chỉ đạt khoảng 50%.
  • Giai đoạn 4: Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh chỉ khoảng 38%.

Đặc biệt, khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì thời gian sống trung bình của người bệnh rất thấp, chỉ khoảng 4 – 6 tháng. Thậm chí, nhiều trương hợp có thể tử vong chỉ sau vài tuần sau khi được chẩn đoán bệnh.

8. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp nào?

Để chẩn đoán ung thư thực quản, bác sĩ sẽ hỏi thăm về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Đồng thời, hỏi xem người bệnh có tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay không. Bên cạnh đó, còn tìm hiểu về tiền sử bệnh tật của gia đình cũng như người khám.

Sau khi đã tiến hành khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán cận lâm sàng bằng các xét nghiệm sau:

  • Chụp X – quang ngực: Hình ảnh trên phim chụp sẽ giúp bác sĩ đánh giá vị trí khối u hay tổn thương xuất hiện ở phế quản.
  • Nội soi thực quản: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được hình dạng, vị trí khối u. Đánh giá được bề mặt khối u có tình trạng loét hay sùi không cũng như mức độ hẹp lòng thực quản. Nếu cần thiết, nội soi còn giúp bác sĩ thực hiện sinh thiết ngay để chẩn đoán chính xác mô bệnh học của khối u là ác tính hay lành tính.
  • Một số xét nghiệm khác: Siêu âm qua nội soi, CT scan, PET scan, nội soi ngực, ổ bụng.

9. Phương pháp điều trị ung thư thực quản

Bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn, độ tuổi và sức khỏe của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Phổ biến là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị nhắm trúng đích, điều trị giảm nhẹ.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ khối u có thể thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với phương pháp khác nhằm mang lại hiệu quả cao. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật phẫu thuật phù hợp. Phổ biến là 1 trong 2 kỹ thuật sau:

  • Thông qua nội soi tiến hành cắt u tại chỗ: Nếu khối u có kích thước nhỏ và chỉ ở trong phạm vi niêm mạc của thực quản thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi. Kỹ thuật này sẽ hạn chế tình trạng mất máu, vết mổ nhỏ nên người bệnh phục hồi nhanh hơn.
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư
  • Phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản: Tùy từng sự xâm lấn của khối u và mức độ tổn thương mà tế bào ung thư gây ra, bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản. Kỹ thuật phẫu thuật này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng…

Hóa trị

Hóa trị là cách đưa vào cơ thể người bệnh thông qua tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa chất không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn truyền đi khắp cơ thể. Vì thế, nhiều tế bào khỏe mạnh cũng bị ảnh hưởng bởi thuốc hóa chất nên gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Có thể kể đến như rụng tóc, thiếu máu, buồn nôn, cơ thể suy nhược…

Hóa trị có thể được thực hiện riêng lẻ cho người bệnh ở giai đoạn muộn nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Hoặc kết hợp cùng phẫu thuật và xạ trị nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao.

Xạ trị

Phương pháp này sẽ chiếu trực tiếp vào khối u bằng tia năng lượng cao nhằm mục đích thu nhỏ khối u. Xạ trị ít gây tác dụng phụ vì chỉ tác động vào vùng bị bệnh. Nếu có tác dụng phụ như cháy nắng ở da, khó nuốt, nuốt đau… thì cũng sẽ sớm biến mất trong khoảng 2 tháng.

Tùy từng người bệnh mà xạ trị sẽ được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật. Cũng có khi xạ trị kết hợp cùng hóa trị để gia tăng hiệu quả, giảm đau, giảm biến chứng cho người bệnh.

Điều trị nhắm trúng đích

Liệu pháp này sẽ nhắm vào protein hoặc các gen cụ thể hay môi trường mô có lợi ích cho sự sống và phát triển của tế bào ung thư. Trên cơ sở này sẽ giúp môi trường sống, phát triển hay nguồn thức ăn của tế bào ung thư bị ngăn chặn, cản trở. Vì thế, kiểm soát, hạn chế sự lây lan, phân chia và phát triển của tế bào ung thư. Tiến tới làm các tế bào gây bệnh bị cô lập và bị chết.

Điều trị giảm nhẹ (điều trị thay thế)

Liệu pháp giảm nhẹ nhằm mục đích chính là giảm nhẹ các tác dụng phụ từ các biện pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị. Ngoài ra, liệu pháp này còn giúp giảm nhẹ các triệu chứng do ung thư phế quản gây ra.

Tùy vào triệu chứng của bệnh, tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng liệu pháp giảm nhẹ phù hợp.

10. Phòng ngừa ung thư thực quản bằng cách nào?

Để bảo vệ bản thân trước ung thư thực quản, mọi người cần phòng ngừa bằng những biện pháp hữu ích sau:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

  • Mọi người cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa ung thư thực quản.
  • Thực đơn hàng ngày phải linh hoạt và đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất thiết yếu là đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  • Các thực phẩm trong bữa ăn cần được cân bằng dinh dưỡng.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm hun khói, đồ ăn cay nóng.
  • Không nên dùng các thực phẩm/đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, soda, nước ngọt đóng chai, rượu bia…

Xây dựng các thói quen tốt

  • Cần tránh xa thuốc lá, kể cả hút trực tiếp và hút thụ động. Bởi khói thuốc lá rất độc hại và là yếu tố chính làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
  • Rèn luyện, vận động cơ thể mỗi ngày bằng các bài tập phù hợp để rèn luyện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng.
Tập luyện thể dục để tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch và phòng ngừa ung thư
  • Các bệnh liên quan đến thực quản và hệ hô hấp cần điều trị triệt để càng sớm càng tốt để tránh làm tổn thương đến thực quản.
  • Kiểm soát cân nặng ổn định. Nếu đang thừa cân, béo phì thì bạn cần có kế hoạch giảm cân khoa học.
  • Luôn giữ cho bản thân được thoải mái, vui vẻ, tránh stress, căng thẳng.

Tầm soát ung thư thực quản 

Đối với những người có nguy cơ cao mắc ung thư thực quản như:

  • Gia đình có người thân cận huyết thống bị ung thư thực quản như ông bà, bố mẹ, anh chị ruột.
  • Những người hút thuốc lâu năm với số lượng hút thuốc mỗi ngày là lớn.
  • Những người lạm dụng rượu bia và sử dụng rượu bia trong thời gian dài.
  • Những người già trên 60 tuổi.

Những đối tượng có nguy cơ cao kể trên nên thực hiện tầm soát ung thư thực quản nhằm sớm phát hiện bất thường ở phế quản. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận

Ung thư thực quản là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao nếu như phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám sớm nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu sẽ giúp quá trình điều trị đơn giản, tốn ít thời gian mà cho hiệu quả cao hơn.

XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI