Ung thư thực quản có chữa được không?

Ung thư thực quản là bệnh lý ung thư nguy hiểm trong và thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tùy từng giai đoạn bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về ung thư thực quản có chữa được không.

1. Triệu chứng ung thư thực quản

Với ung thư thực quản, người bệnh thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Nuốt nghẹn với thức ăn đặc, sau tăng lên với thức ăn lỏng
  • Đau rát họng kéo dài
  • Đau vùng ngực, lưng, đau hai bên bả vai
  • Buồn nôn và nôn, dịch nôn có thể lạc vào đường thở gây viêm đường hô hấp kéo dài, có trường hợp nôn ra máu.
  • Tiết nước bọt nhiều
  • Khàn tiếng kéo dài
  • Chán ăn, mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…
người bệnh thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu
Người bệnh thường khó phát hiện sớm do các dấu hiệu thường mờ nhạt ở giai đoạn đầu

2. Cách phát hiện bệnh ung thư thực quản

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc ung thư thực quản, người bệnh cần đi khám ngay để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh. Qua thăm khám lâm sàng, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác:

  • Chụp X quang thực quản: trước khi chụp X quang, bệnh nhân sẽ được uống chất bari để cho hình ảnh thực quản rõ nét nhất. Phương pháp này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các tổn thương trong lòng thực quản như các vết loét, hẹp thực quản, khối u cục…
  • Nội soi thực quản kết hợp sinh thiết: là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán ung thư thực quản. Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi mềm có đường kính nhỏ, đầu có gắn camera đưa qua đường mũi hoặc họng xuống thực quản để quan sát. Nếu xuất hiện polyp thực quản hoặc mô nghi ngờ sẽ chỉ định sinh thiết để xác định tính chất khối u.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính CT: đây là phương pháp có thể phát hiện mức độ lan rộng của các tế bào ung thư, có giá trị trong lên phác đồ điều trị bệnh.
  • Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA, CA 19-9

3. Vì sao bị ung thư thực quản?

Thực quản là ống tiêu hóa vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự phát triển bất thưởng bất kì tế bào thực quản nào nằm tại vị trí phần thực quản trên, dưới hay ở giữa… Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư nói chung và thứ 4 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xác vì sao bị ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

3.1. Tuổi tác, giới tính

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng dần theo độ tuổi. Có đến khoảng 85% ca được chẩn đoán ung thư thực quản khi đã ở độ tuổi trên 55 tuổi. Dù chưa xác định được nguyên nhân tại sao nhưng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

3.2. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp tuy nhiên nhiều người không chú ý hay chủ quan bỏ qua mà dẫn đến những biến chứng nặng nề, điển hình là Barrett thực quản – tổn thương tiền ung thư thực quản. Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh Barrett thực quản gặp ở khoảng 10% bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản. Acid dạ dày hàng ngày tấn công thực quản sẽ làm biểu mô bình thường của thực quản được thay thế bằng biểu mô di sản, tăng nguy cơ ung thư.

Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp dễ gây ung thư thực quản
Trào ngược dạ dày là bệnh lý tiêu hóa thường gặp dễ gây ung thư thực quản

3.3. Thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá và rượu bia là hai yếu tố nguy cơ hàng đầu liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác nhau, trong đó có ung thư thực quản. Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Time cho biết, trong số những người thường xuyên hút thuốc lá và uống ít nhất 1 ly rượu mỗi ngày, uống trà nóng làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp khoảng 5 lần so với những người không thực hiện cả 3 thói quen này.

3.4. Béo phì

Nghiên cứu từ Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ đã tìm được mối liên hệ giữa béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân trong độ tuổi 20 tuổi. Nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường, khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của họ.

Chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động

Chế độ ăn ít rau xanh, ăn nhiều thịt đỏ kết hợp với lười vận động tăng nguy cơ béo phì và cũng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản.

4. Ung thư thực quản chữa được không?

Cũng giống với các bệnh lý ung thư khác, ung thư thực quản có thể điều trị được. Tuy nhiên điều trị như thế nào và tỷ lệ chữa khỏi là bao nhiêu cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người.

Hiện nay, các phương pháp điều trị thường được áp dụng đối với bệnh ung thư thực quản là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ thực quản có khối u, lấy hạch lympho gần đó. Đoạn thực quản còn lại sẽ được nối thẳng với dạ dày. Ngoài ra, người bệnh có thể cần phải đặt stent thực quản – ống kim loại nhỏ giữ có thực quản không bị hẹp, giúp việc nuốt thức ăn dễ dàng hơn.
  • Hóa trị: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc hóa chất, truyền vào cơ thể qua tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa chất được truyền đi khắp cơ thể nên có thể gây ra các tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, thiếu máu… Hóa trị có thể được kết hợp với phẫu thuật và xạ trị nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị ung thư thực quản.
  • Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng tia có năng lượng cao chiếu trực tiếp vào vùng có khối u nhằm thu nhỏ khối u. Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh nên không ảnh hưởng tới sức khỏe
Xạ trị chỉ tác động trực tiếp vào vùng bị bệnh nên không ảnh hưởng tới sức khỏe

5. Ung thư thực quản sống được bao lâu?

Tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng sức khỏe, mức độ đáp ứng điều trị ung thư, giai đoạn tiến triển bệnh…

Bác sĩ đưa ra tiên lượng sống 5 năm – thời gian sống ít nhất sau 5 năm được chẩn đoán bệnh để dự đoán cơ hội sống cho người bệnh. Cơ hội sống cao nhất cho bệnh nhân ung thư thực quản là 60 – 70% ở giai đoạn sớm; ở giai đoạn II bệnh nhân có khoảng 30% sau 5 năm; giai đoạn III khoảng 15% và đến giai đoạn cuối cơ hội sống giảm chỉ còn khoảng 10%.

Hy vọng rằng bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư thực quản có chữa được không. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline để được chuyên gia tư vấn cụ thẩm.

Thông tin liên hệ