Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị, vậy bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào? Mời bạn đọc cùng GenK STF tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.
Xem thêm:
Nội dung bài viết
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư dạ dày
Trước khi tìm hiểu ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào, bạn cần nắm rõ được những nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh ung thư dạ dày như sau:
- Đảm bảo duy trì được cân nặng lý tưởng. Thể trạng gầy yếu, không đủ sức khỏe sẽ làm bệnh nhân không đủ điều kiện để bước vào phác đồ hoặc làm gián đoạn phác đồ điều trị. Thể trạng béo phì, thừa cân sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường. Vì thế trong điều trị hay đã điều trị xong người bệnh cần ăn uống sao cho duy trì được mức độ cân nặng lý tưởng là tốt nhất.
- Khẩu phần bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Không kiêng khem quá mức, cần ăn uống đủ chất để đảm bảo sức khỏe.
- Lựa chọn nguồn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên lựa chọn các loại thực phẩm hữu cơ, đảm bảo không có chất bảo quản.
- Trong các đợt điều trị, người bệnh bị tác dụng phụ không ăn uống được nhiều cần có các phương pháp nuôi dưỡng thay thế để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Người bệnh nếu không ăn uống được có thể sử dụng sữa dành riêng cho người bệnh ung thư, uống thêm vitamin tổng hợp hoặc dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên thay đổi các món ăn và cách chế biến để kích thích ăn uống.
- Với bệnh nhân phải phẫu thuật cắt dạ dày không ăn được nhiều cần chia làm nhiều bữa trong ngày, khoảng 6-8 bữa để đảm bảo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế uống nước trong bữa ăn để tránh cảm giác đầy bụng.
- Nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để nghe tư vấn.
Ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào?
Những thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày nên ăn
Thực phẩm cung cấp đạm (Protein)
Đây là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày cho người bệnh, giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể hoạt động. Các loại thực phẩm cung cấp nguồn protein tốt cho cơ thể người bệnh là thịt gia cầm như gà, vịt, chim câu, các loại cá, trứng, sữa, sữa chua. Các loại thịt đỏ cũng nên được bổ sung trong các đợt điều trị để cung cấp sắt giúp cơ thể tạo máu, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do điều trị cho bệnh nhân.
Thực phẩm ít chất xơ
Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại củ như khoai lang, khoai tây là những thực phẩm cung cấp tinh bột kèm thêm lượng chất xơ vừa phải tốt cho tiêu hóa của người bệnh ung thư dạ dày.
Rau củ quả
Các loại rau, củ, quả cung cấp hàm lượng lớn các vitamin, khoáng chất và giàu chất chống oxy hóa tế bào. Loại thực phẩm này vừa giúp tăng cường đề kháng, vừa giúp kích thích tiêu hóa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh.
Đậu phụ
Trong đậu nành có chứa hoạt chất isoflavone, có tác dụng kìm chế hoạt động của vi khuẩn Hp dạ dày. Đây là lợi ích rất tốt cho người bệnh ung thư dạ dày có nền bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Người bệnh nên ăn đậu phụ dưới dạng hấp, luộc hoặc canh hầm là tốt nhất.
Các loại nấm
Các loại nấm có chứa polysaccharide, selen, vitamin D có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào ung thư, đồng thời kích thích tăng cường miễn dịch giúp cơ thể nhận diện, tiêu diệt tế bào lạ tốt hơn. Có nhiều loại nấm cho bạn lựa chọn và thay đổi thực đơn như nấm hương, nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim châm,…
Các loại thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày cần tránh
Đồ ăn chứa chất bảo quản
Các đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản như đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói,…chứa nhiều chất bảo quản sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ quan tiêu hóa. Hơn nữa, những chất bảo quản có thể gây tăng khả năng biến đổi tế bào thành ác tính, vì thế người bệnh ung thư nên hạn chế dùng.
Thực phẩm cay nóng
Các thực phẩm cay, nóng làm kích ứng các ổ viêm loét cũ trong dạ dày, sẽ gây đau bụng, khó chịu cho người bệnh, vì thế người bệnh ung thư dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm như kim chi, ớt, tiêu,…
Thực phẩm lên men muối chua
Các loại thực phẩm muối chua sẽ làm nồng độ axit trong dịch vị dạ dày tăng lên gây kích ứng cho người bệnh. Ngoài ra, trong quá trình lên men thực phẩm, có sinh ra chất gây hại cho người bệnh ung thư, có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,… ăn nhiều sẽ làm tăng cảm giác đầy bụng cho người bệnh, việc tiêu hóa cũng diễn ra chậm hơn. Đặc biệt những người mới phẫu thuật cắt dạ dày càng không nên ăn.
Ngoài ra các loại thịt chế biến dưới dạng chiên, nướng bị cháy sẽ sinh ra chất giúp tế bào ung thư phát triển mạnh hơn. Vì thế các loại thực phẩm chiên, nướng người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Một số loại đồ uống không nên sử dụng
Bên cạnh các loại thực phẩm không nên ăn, một số đồ uống không có lợi cho sức khỏe người bệnh cũng nên hạn chế để việc điều trị được hiệu quả hơn.
- Đồ uống có cồn như rượu, bia làm bào mòn niêm mạc dạ dày, làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn vì thế người bệnh tuyệt đối không sử dụng.
- Người bệnh nên hạn chế sử dụng nước uống có gas, nước ngọt vì làm tăng cảm giác đầy bụng và có chứa chất bảo quản, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Các loại nước ép cam, dâu tây, nước chanh có vị chua người bệnh nên sử dụng ít, tránh làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
Một số lưu ý cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào. Ngoài ra, để việc điều trị đạt được hiệu quả và phòng ngừa tái phát sau điều trị tốt hơn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp hiệu quả đáp ứng với phác đồ điều trị tốt hơn. Nếu việc điều trị gây nhiều mệt mỏi, bạn cảm thấy bi quan về sức khỏe, áp lực các chi phí điều trị khiến bạn căng thẳng cần tâm sự với người thân, cần thiết có thể nghe tư vấn từ bác sĩ tâm lý để giải phóng tâm trạng, giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Người bệnh cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Việc điều trị nhiều khi có thể gây ra tình trạng mất ngủ cho người bệnh. Nếu gặp phải tình trạng này kéo dài, bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị và tham khảo sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon từ thảo dược theo tư vấn của bác sĩ. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, cùng mệt mỏi, căng thẳng có thể gây ra chứng bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm rất nguy hiểm cho người bệnh.
- Người bệnh nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe của bản thân. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày hoặc tập yoga là một phương pháp giúp rèn luyện sức khỏe rất tốt. Các bài tập luyện phù hợp sẽ giúp hoạt động chuyển hóa diễn ra thuận lợi hơn, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác đói, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.
- Sau điều trị, bạn cần tuân thủ theo các lịch hẹn tái khám thường xuyên của bác sĩ điều trị đưa ra. Nếu có yếu tố nguy cơ tái phát thì can thiệp sớm hiệu quả điều trị cũng tốt hơn.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ ung thư dạ dày nên ăn uống như thế nào. Bạn cần nắm rõ được một số lưu ý về ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt, luyện tập để việc điều trị được diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: