Giải đáp: Ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không?

Bên cạnh phác đồ điều trị phù hợp, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tái phát ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không là câu hỏi nhiều người đang thắc mắc. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người ung thư dạ dày

Vai trò của chế độ dinh dưỡng trong điều trị ung thư dạ dày

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa tái phát cho người bệnh ung thư dạ dày. Trong quá trình điều trị, đặc biệt là trong những phác đồ hóa chất, xạ trị người bệnh sẽ gặp rất nhiều tác dụng phụ. Nhiều người bệnh buồn nôn, sợ mùi thức ăn không ăn uống được trong nhiều ngày sau khi hóa chất. Nếu không có phương án bổ sung sinh dưỡng phù hợp người bệnh sẽ không có đủ sức khỏe để vào mũi hóa chất tiếp theo. Khi bạn có sức khỏe tốt thì việc điều trị sẽ được liên tục, không bị gián đoạn điều trị sẽ giúp bạn nhanh chóng hoàn thành phác đồ hơn, và hiệu quả điều trị cũng đạt được kết quả tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng góp phần giúp giảm đỡ tác dụng phụ không mong muốn của hóa chất, xạ trị lên cơ thể người bệnh. Ngoài ra, dinh dưỡng tốt sẽ giúp kích thích hoạt động của hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn, giúp bạn tăng đề kháng, nhanh hồi phục thể trạng sau điều trị.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp người bệnh khỏe mạnh hơn, khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cũng sẽ thoải mái và lạc quan hơn, giúp người bệnh tự tin, chiến thắng bệnh tật.

Sau điều trị ổn định, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần quan trọng giúp bạn phòng ngừa tái phát và di căn.

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn bao gồm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, nên chọn các nguồn tinh bột từ các loại hạt nguyên cám, hoặc ăn tinh bột từ các loại củ như khoai tây, khoai lang,… Với những bệnh nhân mới phẫu thuật nên nấu dưới dạng cháo, mềm lỏng để người bệnh dễ hấp thu hơn.

Chất đạm rất quan trọng với bệnh nhân đang điều trị. Nhiều trường hợp, truyền hóa chất sẽ gây giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu. Bệnh nhân cần ăn đủ đạm để cơ thể sản sinh đủ các dòng tế bào máu. Bạn nên chọn nguồn đạm từ các loại cá và thịt gia cầm, trứng, sữa sẽ tốt hơn cho người bệnh ung thư. Đạm từ thịt đỏ, các loại hải sản vẫn cần bổ sung và ăn với số lượng vừa phải.

Chất béo: Bạn cần bổ sung một lượng nhỏ hàng ngày, có thể sử dụng các thực phẩm có nguồn chất béo tự nhiên như vừng, lạc, dầu thực vật. Hạn chế sử dụng chất béo dưới dạng chiên, xào sẽ sinh ra nhiều chất độc hại, không tốt cho cơ thể

Các loại rau, quả là nguồn cung cấp lượng chất xơ và vitamin muối khoáng dồi dào. Bạn nên ăn đa dạng các loại rau quả, và cần đảm bảo sử nguồn rau quả không có chứa chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Các loại rau quả bạn có thể chế biến dưới dạng nước ép, sinh tố hoa quả cũng rất tốt cho cơ thể

Trong thời gian điều trị hóa chất, xạ trị hoặc sau phẫu thuật cơ thể mệt mỏi nhiều, buồn nôn, chán ăn bạn có thể ăn ít một và cố gắng ăn nhiều bữa nhất có thể.

Một số thực phẩm bạn nên hạn chế ăn bao gồm đồ lên men, muối chua, các thực phẩm cay, nóng và các loại đồ uống chứa chất kích thích.

Ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không?

Thành phần dinh dưỡng của trứng gà

Trứng là là loại thực phẩm quen thuộc mà gia đình nào cũng sử dụng. Lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng lớn protein, lipid, chất béo lecithin và các vitamin khoáng chất tốt cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B5, vitamin B12,… Lòng trắng trứng gà ít dinh dưỡng hơn so với lòng đỏ, nhưng cũng cung cấp một lượng lớn các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong cả lòng đỏ và lòng trắng trứng gà đều có chứa Biotin là chất quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng cho cơ thể.

Một số tác dụng của trứng gà đối với người bệnh ung thư dạ dày bao gồm:

  • Trứng gà có chứa chất béo là lecithin rất tốt cho cơ thể, chúng có tác dụng giúp hạn chế sự tăng tiết axit trong dịch vị dạ dày, rất tốt cho người bệnh ung thư dạ dày phát triển trên nền vết loét.
  • Với thành phần đa dạng, phong phú, trứng gà còn giúp vết loét dạ dày nhanh chóng hồi phục hơn.
  • Trứng gà dễ chế biến, các thành phần trong trứng gà cũng dễ tiêu hấp thụ tiêu hóa không gây áp lực lên dạ dày.
Trứng gà là loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh ung thư dạ dày

Các thành phần dinh dưỡng có trong trứng gà rất cần thiết cho cơ thể người bệnh ung thư dạ dày, giúp bồi bổ thể trạng và tăng cường năng lượng cho cơ thể người bệnh. Như vậy câu trả lời cho câu hỏi “ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không?” là có bạn nhé.

Nên ăn trứng gà như nào cho phù hợp với người bệnh ung thư dạ dày

Trứng gà là món ăn nhiều dinh dưỡng và dễ chế biến, tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lạm dụng ăn nhiều. Đối với người trưởng thành, người bệnh nên ăn 3-4 quả trứng gà 1 tuần kết hợp với các loại thực phẩm khác để đảm bảo nguồn dinh dưỡng đa dạng, phong phú.

Với người bệnh ung thư dạ dày có bệnh nền về tim mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid nên ăn 1-2 quả trứng gà 1 tuần.

Nên ăn trứng gà chế biến dưới dạng hấp, luộc sẽ tốt cho sức khỏe hơn và ăn vào buổi sáng, trưa sẽ tốt hơn ăn buổi tối.

Các món ăn bổ dưỡng từ trứng gà cho người ung thư dạ dày

Trứng gà luộc: Là món ăn quen thuộc dễ chế biến cho người bệnh ung thư. Trứng luộc sẽ giữ được nguyên hàm lượng dinh dưỡng và giúp người bệnh dễ tiêu hóa hơn so với trứng rán.

Trứng gà hấp lá mơ: Lá mơ giúp kích thích tiêu hóa, có tính chống viêm tốt nên kết hợp cùng với trứng gà là món ăn lý tưởng cho người bệnh ung thư dạ dày.

Salad trứng gà rau, quả: Trứng gà luộc sau đó cắt lát có thể trộn kèm cùng một số loại rau quả như xà lách, cà chua bi,…cũng là một món ăn an toàn bổ dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được trứng gà không và nắm rõ được nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ