Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không?

Nhiều người lo lắng không dám tiếp xúc, ăn cùng với người bệnh gan vì sợ bị lây nhiễm. Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tìm hiểu chung về bệnh gan

Bệnh gan là gì?

Bệnh gan là những bệnh lý có tổn thương ở các tế bào gan do nhiều nguyên nhân như di truyền, nhiễm virus, uống rượu,… Bệnh gan là bệnh lý khá phổ biến ở nước ta hiện nay, bệnh thường diễn biến âm thầm, nhiều trường hợp trở nặng vì không phát hiện sớm, đặc biệt là các bệnh lý ung thư gan, xơ gan có tỷ lệ dẫn đến tử vong rất cao.

Bệnh gan thường tiến triển âm thầm gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe

Các bệnh lý nguy hiểm ở gan

Viêm gan

Viêm gan là bệnh lý tổn thương nhu mô gan, thường gặp ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân gây ra. 

  • Viêm gan do nhiễm virus A, B, C, E thường diễn biến âm thầm, dễ tiến triển thành viêm gan mạn tính.
  • Viêm gan do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum hoặc một số loại amip ký sinh ở gan
  • Viêm gan cấp do nhiễm độc thuốc, uống nhiều rượu thường tiến triển nhanh và gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
  • Viêm gan do bệnh lý tự miễn.

Viêm gan nếu không được điều trị ổn định có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính, xơ gan và cuối cùng dẫn đến ung thư gan.

Xơ gan

Là bệnh lý khi các tế bào gan bị biến đổi, tiến triển thành các mảng xơ, mô sẹo, làm mất chức năng của gan ở vị trí bị tổn thương. Bệnh xơ gan thời gian đầu thường diễn biến âm thầm, khi chuyển sang giai đoạn nặng thì tiến triển rất nhanh, có thể dẫn đến ung thư gan và gây tử vong cho người bệnh.

Ung thư gan

Đây là bệnh lý ác tính do các tế bào gan biến đổi, tăng sinh một cách bất thường không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan, chúng còn có khả năng xâm lấn di căn sang những bộ phận khác. Ung thư gan tiến triển rất nhanh, tỷ lệ tử vong cao gần tương đương với tỷ lệ mắc bệnh. Phát hiện bệnh càng sớm thì tỷ lệ can thiệp điều trị thành công càng cao, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì mục tiêu điều trị chủ yếu là tăng cường chất lượng sống và kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

U gan lành tính

U gan lành tính là những tổ chức tăng sinh mạch máu bất thường ở gan, u gan lành tính không di căn và chỉ khu trú tại gan. Các trường hợp u gan lành tính kích thước thường nhỏ, ít gây triệu chứng khó chịu cho người bệnh và thường không có chỉ định can thiệp điều trị. Một số ít trường hợp kích thước u gan to, gây triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ theo dõi và đưa ra biện pháp can thiệp.

Một số loại u gan lành tính bao gồm u máu, u tuyến tế bào gan, phì đại thể nốt khu trú, u mỡ,…

Áp se gan

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này do sự tấn công của vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra các ổ viêm, mủ trong tổ chức gan. Bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh gan lây qua đường nào?

Không phải bệnh gan nào cũng lây truyền từ người sang người. Các bệnh lý như ung thư gan, xơ gan đã loại trừ nguyên nhân do viêm gan virus, ap se gan, viêm gan do rượu, thuốc, u gan lành tính không lây truyền từ người sang người, vì thế người nhà vẫn chăm sóc và sinh hoạt với bệnh nhân bình thường. Các bệnh lý gan có lây nhiễm là bệnh viêm gan virus A, B, C, E. Tuy nhiên, mỗi loại virus lại có đường lây truyền khác nhau. Cụ thể như sau:

Viêm gan A, Viêm gan E

Virus viêm gan A, E có thể lây nhiễm từ người sang người qua đường ăn uống, cụ thể:

  • Ăn chung đồ ăn, uống chung cốc nước với người bệnh viêm gan A, E.
  • Sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như cốc uống nước, bát, đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,…
  • Tiếp xúc với chất thải, dịch tiết của người bệnh như phân, đờm, nước bọt nhưng không rửa tay, sát khuẩn ngay sau đó.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng với người viêm gan A, E.

Viêm gan B, viêm gan C

Virus viêm gan B, C không lây nhiễm qua đường ăn uống, mà lây nhiễm qua một số đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, vì virus tồn tại nhiều trong tinh dịch và dịch âm đạo.
  • Lây qua đường máu, do virus tồn tại trong máu với nồng độ rất cao. Bạn có thể bị lây nhiễm nếu sử dụng chung bơm kim tiêm với người nhiễm bệnh, tiếp xúc với máu của người bệnh khi có vết thương hở, sử dụng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng với người bệnh, sử dụng chung kim châm cứu, dụng cụ xăm với người nhiễm bệnh,…
  • Lây truyền từ mẹ sang con. Hiện nay, vấn đề quản lý thai sản được quản lý rất chặt chẽ, tất cả các bà mẹ trước khi sinh đều được xét nghiệm viêm gan B trước sinh. Vì thế vấn đề lây nhiễm sang trẻ sơ đều được xử lý sớm và can thiệp kịp thời.

Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không?

Với những thông tin trên thì đáp án cho câu hỏi bệnh gan có lây qua đường ăn uống không là không phải bệnh gan nào cũng lây bạn nhé. Vì đường lây còn phụ thuộc vào bệnh lý gan mà người bệnh đang mắc. 

Với những trường hợp người bệnh bị viêm gan B, C hoặc mắc các bệnh lý u gan lành tính, ung thư gan, xơ gan thì không lây qua đường ăn uống. Bạn vẫn ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc người bệnh bình thường.

Với các trường hợp mắc bệnh viêm gan A, E sẽ lây qua đường ăn uống vì thế người nhà chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau:

  • Cần sử dụng riêng đồ dùng ăn uống với người bệnh
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, thau, chậu,…
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi
  • Rửa tay sát khuẩn sạch sẽ ngay sau khi tiếp xúc với dịch tiết, chất thải của người bệnh.

Cách phòng ngừa các bệnh về gan

Bệnh gan có lây qua đường ăn uống không bạn đã nắm rõ vậy cần làm gì để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về gan, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Chủ động tiêm ngừa các loại vắc xin phòng ngừa viêm gan virus A, B.
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng để hạn chế tình trạng lây nhiễm viêm gan B, C.
  • Với những người có bệnh u gan lành tính nên kiểm tra định kỳ thường xuyên 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những nguy cơ ác tính hóa.
  • Ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung rau quả, hạn chế các đồ ăn chứa chất bảo quản để có một lá gan khỏe mạnh.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích như rượu, bia, cafe,…
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo chỉ định bác sĩ hướng dẫn tránh gây độc lên gan.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn nắm rõ các thông tin bệnh về gan và giải đáp được thắc mắc bệnh gan có lây qua đường ăn uống không.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ