Bật mí về công dụng của bạc hà trong việc điều trị ung thư mà bạn không nên bỏ qua
Bạc hà là cây thảo dược có rất nhiều công dụng đối với sức khoẻ và trong đó đặc biệt phải kể đến công dụng trong việc chữa ung thư. Vậy bạc hà chữa ung thư như thế nào? Bài viết sau đây GENK STF sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về công dụng chữa ung thư của loại cây này nhé.
Xem thêm:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Bật mí về tác dụng đáng kinh ngạc của tỏi trong việc chữa bệnh ung thư
- Tác dụng bất ngờ của ớt trong việc chữa ung thư mà mọi người không nên bỏ qua
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về cây bạc hà
Bạc hà có tên khoa học là Mentha arvensis L. thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae).
1.1. Đặc điểm thực vật
Một số đặc điểm nhận biết cây bạc hà:
- Bạc hà là cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm.
- Cây thân mềm, thân có hình vuông, mang lá và cao khoảng 40 – 50 cm.
- Lá đơn, mọc đối nhau, mép có răng cưa.
- Hoa bạc hà nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng.
- Quả bế có 4 hạt.
- Các bộ phận trên mặt đất của bạc hà đều có lông.
Có thể thu hái bạc hà tươi để chiết xuất lấy tinh dầu hoặc sau khi thu hoạch thì phơi khô và bảo quản nơi khô ráo. Trước khi sử dụng, rửa sạch, phơi khô sau đó cắt thành từng đoạn 3 – 5cm.
1.2. Phân biệt lá bạc hà và lá húng lủi
Nếu không tìm hiểu kỹ thì có thể nhiều người nhầm lẫn giữa lá bạc hà và lá húng lủi. Tuy nhiên trên thực tế thì lá bạc và lá húng lủi vẫn có những điểm khác nhau để giúp phân biệt giữa 2 loại này với nhau.
Và về cơ bản thì có thể dựa trên mùi để phân biệt 2 lá này. Cụ thể là:
- Khi ngửi lá bạc hà sẽ thấy có mùi thơm mát, có vị cay và có cảm giác mát lạnh.
- Lá húng lủi thì chỉ có mùi nhẹ hơn, vị cay nhẹ thôi chứ không cay nồng như lá bạc hà.
2. Các thành phần có trong cây bạc hà
Về thành phần hoạt chất, trong cây bạc hà có chứa một số thành phần như:
- Các tinh dầu như menthol, pinene, camphene, limonine
- Các monoterpenoid, sesquiterpenoid và alkane
- Các hợp chất đắng (piperitone, pieritenone, pulegone
Tinh dầu bạc hà được sử dụng rất rộng rãi trong các chế phẩm dược dụng hiện nay. Tinh dầu bạc hà do mùi thơm và dễ khuếch tán và có nhiều tác dụng trong điều trị. Không những vậy, toàn cây bạc hà còn là vị thuốc giải cảm hạ sốt rất phổ biến theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.
3. Công dụng của lá bạc hà
3.1. Theo y học hiện đại
Trên lâm sàng, khi sử dụng với liều nhỏ, bạc hà có các tác dụng như:
- Kích thích trung khu thần kinh
- Làm mạch máu giãn nở
- Thúc đẩy mồ hôi bài tiết
- Hạ thân nhiệt
Sử dụng với liều lớn hơn thì sẽ gây kích thích tủy sống. Đồng thời làm tê liệt phản xạ vận động. Không chỉ có vậy, loại cây này còn có tác dụng trên đoạn rễ thần kinh bị tê đau và có tác dụng gây tê cục bộ.
Ngoài ra, các thành phần hoạt chất trong bạc hà còn có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Diplococcus pneumoniae, Escherichia coli, Bacillus subtilus, Pseudomonas aeruginosa, Micrococcus glutamicus, Salmonella Typhi, Shigella. flexneri… và một số các loại vi nấm như: Aspergillus fumigatus, A niger, Candida albicans.
3.2. Theo Y học cổ truyền
Theo Đông y bạc hà có một số tác dụng như làm ra mồ hôi, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, giải độc trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, thúc ban sởi mọc.
Ngoài ra, còn có thể dùng bạc hà trị ho, cảm mạo phong nhiệt với biểu hiện sốt cao, mũi tắc, đau đầu, ít hoặc không có mồ hôi.
Liều dùng, ngày dùng 2 – 12g ở dạng thuốc hãm hay thuốc sắc.
Những đối tượng như người khí hư huyết táo, can dương thịnh biểu hư, mồ hôi nhiều thì không nên dùng. Cũng không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dù bằng cách xông hơi hay uống.
5. Những tác dụng của bạc hà
Những ứng dụng của lá bạc hà trong đời sống cũng như trong chữa bệnh phải kể đến như là:
- Giúp cải thiện hệ tiêu hóa
- Giúp giảm đau đầu và đau nửa đầu do căng thẳng
- Giúp làm cho hơi thở trở nên thơm tho hơn
- Giúp làm thông các xoang bị tắc
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể
- Giúp làm giảm đau bụng kinh
- Có tác dụng kháng khuẩn, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn
- Giúp ngủ ngon hơn, cải thiện giấc ngủ
- Bạc hà có tác dụng giảm cân rất tốt
- Giúp cải thiện tình trạng dị ứng theo mùa
- Giúp cải thiện sự tập trung
6. Bạc hà chữa ung thư như thế nào?
Các nhà khoa học đến từ Đại học Salford của Anh đã phát hiện ra rằng một chiết xuất nào đó của Bạc hà có thể điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn các mạch máu đến nuôi dưỡng các khối u trên động vật. Thành phần này có khả năng giết chết tế bào ung thư phổi và ung thư vú mà không gây ảnh hưởng đến các mô lành khác trong cơ thể của động vật thí nghiệm.
Trưởng nhóm của nhóm nghiên cứu, Alan McGown cho biết rằng cơ chế tiêu diệt ung thư của chiết xuất này là làm vô hiệu hóa các huyết mạch cung cấp oxy và dưỡng chất cho khối u. Từ đó làm cho khối u bị bỏ đói sẽ không thể phát triển và dần dần sẽ bị tiêu hủy.
Ông McGown cũng nhấn mạnh rằng thế mạnh của chiết xuất bạc hà so với các liệu pháp điều trị ung thư truyền thống là khả năng nhận biết đúng mục tiêu. Theo đó chỉ những mạch máu nuôi tế bào ung thư mới bị chiết xuất này tìm đến và tiêu diệt. Nhờ vậy mà các huyết mạch của mô lành gần như không bị nguy hại.
Nếu như nghiên cứu này thành công, thì đây sẽ là giải pháp rất tốt trong việc điều trị các dạng ung thư ở cả người lớn cũng như trẻ em.
Tuy nhiên, ông McGown cũng cho biết rằng vẫn còn phải làm nhiều việc khác nữa trước khi thử nghiệm này được tiến hành trên người bệnh.
7. Một số bài thuốc có bạc hà được sử dụng trong chữa một số bệnh
- Thang Thanh giải: chuẩn bị bạc hà 8g, thuyền thoái bỏ chân 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Dùng để chữa các chứng cảm mạo mới phát có phong nhiệt ở biểu.
- Bột Thạch cao bạc hà: chuẩn bị: thạch cao sống 40g, lá bạc hà diệp sau đó đem các nguyên liệu trên nghiền mịn rồi pha với nước nóng mỗi lần uống khoảng 2 – 3g. Bài thuốc này giúp trị sốt nóng, mồ hôi không thoát ra, miệng khát, tim hồi hộp và đêm ngủ không ngon.
- Thang tổng phương lục vị: chuẩn bị bạc hà 4g, cát cánh 8g, kinh giới 12g, phòng phong 8g, cương tàm 12g, cam thảo 8g. Sau đó sắc uống mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc dùng trong trường hợp phong nhiệt sinh ra đau đầu, đỏ mắt và yết hầu bị sưng đau.
- Siro bạc hà: lấy 16g bạc hà cho vào ấm, đổ nước sôi hãm rồi cho thêm đường vừa đủ và uống. Loại nước này dùng tốt cho người bị cảm mạo phong nhiệt sốt nóng.
- Bạc hà thuyền thoái tán: sử dụng các nguyên liệu như bạc hà, xác ve sầu với liều lượng bằng nhau sau đó sao khô tán mịn, mỗi lần uống 3g hỗn hợp trên với nước ấm pha chút rượu. Nước này dùng tốt cho các trường hợp nổi ban, mề đay mẩn ngứa.
- Đường phèn chế bạc hà đậu xị: chuẩn bị bạc hà 8g, đạm đậu xị 9g, đường phèn 10g. Đem tất cả các nguyên liệu trên nấu hay hãm nước nóng uống ngày 1 lần. Bài thuốc này dùng tốt cho người bị ù tai điếc tai, đau đầu có kèm theo sốt nóng, sợ lạnh, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau mỏi toàn thân.
- Nước hãm gừng bạc hà: chuẩn bị bạc hà 8g, gừng tươi 6g và đường phèn vừa đủ. Gừng tươi sau khi thái lát cho vào ấm pha trà cùng với bạc hà, đường sau đó cho nước sôi hãm uống trong ngày. Bài thuốc này dùng tốt cho người bị nhức đầu, mờ mắt, giảm thị lực.
- Bạc hà cúc hoa trà: chuẩn bị bạc hà 6g, cúc hoa 10g, cát cánh 10g, sơn tra 10g và mật ong vừa đủ. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sau đó đổ nước sôi pha hãm và uống thay chè. Bài này rất tốt cho các trường hợp bị nổi ban dị ứng.
- Bạc hà bác thác phương: chuẩn bị bạc hà 1 bó, bột mì (hoặc bột gạo) 120g. Bạc hà đem nghiền ép lấy nước sau đó trộn nước ép với bột và cán thành bánh canh, đem nấu chín, ăn khi đói. Bài thuốc này dùng để chữa chứng ăn vào nôn ra do các bệnh chứng dạ dày, thực quản như hẹp môn vị thực quản,…
8. Lưu ý khi sử dụng cây bạc hà
Mặc dù cây bạc hà mang lại không ít lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể sẽ mang lại những tác động rất tiêu cực.
Vì vậy, trước khi sử dụng mọi người nên lưu ý một số điểm sau:
- Sử dụng bạc hà sẽ có những tác dụng phụ như: dị ứng, nổi ban, hạ đường huyết, ợ nóng,…
- Những đối tượng như người mắc bệnh tiểu đường, người bị cao huyết áp, tim mạch, trẻ em, phụ nữ mang thai, táo bón,… không nên sử dụng.
- Sử dụng tinh dầu bạc hà hàm lượng sử dụng tối đa là 0,4ml một ngày.
- Không bôi trực tiếp tinh dầu bạc hà lên những vết thương hở, vùng da và vùng mắt.
- Không nên sử dụng bạc hà thường xuyên vì nếu sử dụng lâu ngày có thể gây ra các triệu chứng như sốt, lạnh người, ho và tự đổ mồ hôi.
Trên đây là những thông tin về vấn đề bạc hà chữa ung thư như thế nào. Mặc dù có rất nhiều công dụng tốt như vậy nhưng trước khi dùng bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị