Nguyên nhân và triệu chứng ung thư hạch bạch huyết như thế nào?
Ung thư hạch bạch huyết là bệnh nguy hiểm, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Cùng tìm GenK STF hiểu về bệnh ung thư hạch bạch huyết qua bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Xem thêm:
- Hành trình chiến thắng ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80
- Ung thư hạch bạch huyết: có thể chữa khỏi hoàn toàn?
- Phát hiện sớm ung thư hạch bạch huyết sẽ gia tăng cơ hội chữa khỏi
Nội dung bài viết
1. Ung thư hạch bạch huyết là bệnh gì?
Ung thư hạch bạch huyết là loại ung thư bắt đầu trong các tế bào chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch
Có hai loại chính của ung thư hạch bạch huyết:
- U lympho Hodgkin
- U lympho không Hodgkin: Hầu hết những trường hợp mắc ung thư hạch bạch huyết là loại này.
U lympho Hodgkin và không Hodgkin ảnh hưởng đến một loại tế bào lympho khác nhau, và cần điều trị khác nhau.
2. Nguyên nhân và triệu chứng ung thư bạch huyết như thế nào?
Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết chưa được biết đến, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh: người lớn tuổi (trên 60 tuổi); người có hệ miễn dịch suy yếu do bị HIV/AIDS; người nhiễm một loại virus như Epstein-Barr, viêm gan C…; có tiền sử gia đình mắc ung thư hạch bạch huyết; thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại; người béo phì…
Dấu hiệu ung thư hạch bạch huyết thường không rõ ràng ở giai đoạn sớm. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy:
- Sưng hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng bị sưng
- Khó thở, ho nhiều
- Sốt cao, đổ mồ hôi đêm
- Mệt mỏi, giảm cân đột ngột (không có chủ ý)
Lưu ý rằng các triệu chứng nêu trên cũng có thể gây ra bởi những điều kiện y tế khác không phải ung thư hạch bạch huyết. Điều quan trọng nhất là khi gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám.
3. Chữa ung thư hạch bạch huyết bằng phương pháp nào?
Cũng giống như căn cứ xem xét ung thư hạch bạch huyết có chữa được không, lựa chọn phương pháp chữa ung thư hạch bạch huyết cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là loại ung thư hạch huyết. Một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến là:
- Hóa trị: đây là phương pháp sử dụng thuốc, hóa chất tiêm qua tĩnh mạch để tiêu diệt, loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy đã được các bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nhưng những tác dụng phụ do quá trình điều trị bệnh gây ra là không thể tránh khỏi ví dụ như thiếu máu, nhiễm trùng, rụng tóc,…
- Xạ trị: sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt, ức chế các khối u. Tùy vào mức độ lây lan mà bác sĩ sẽ chỉ định bức xạ ngoài hoặc bức xạ trong.
- Cấy ghép tế bào gốc: đây là phương pháp mới trong điều trị u lympho Hodgkin.
- Liệu pháp sinh học: thường được chỉ định cho điều trị u lympho không Hodgkin.
4. Ung thư hạch bạch huyết có chữa được không?
Ung thư hạch bạch huyết là dạng ung thư có liên quan đến tế bào lympho – tế bào có vai trò quan trọng trong đề kháng của cơ thể. Bệnh phổ biến ở cả nam giới và nữ giới, trong đó có cả những người trẻ tuổi.
Ung thư hạch bạch huyết có chữa được không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại ung thư, kích thước khối u, tuổi tác, thể trạng của bệnh nhân và đặc biệt là giai đoạn tiến triển bệnh. Các bệnh ung thư nói chung đều có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm, ung thư hạch bạch huyết cũng không ngoại lệ. Các bác sĩ đã khẳng định, ung thư hạch bạch huyết là bệnh có tiên lượng sống tốt hơn rất nhiều các bệnh ung thư khác nên cơ hội chữa khỏi là rất lớn.
Ung thư hạch bạch huyết được chia làm 2 loại chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Trong đó, tỷ lệ mắc u lympho không Hodgkin phổ biến hơn rất nhiều. Trong hai loại ung thư hạch bạch huyết này thì tỷ lệ chữa khỏi của u lympho Hodgkin cao hơn.
Cụ thể, nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn 1 – 2, tỷ lệ sống trong 5 năm cho bệnh nhân u lympho Hodgkin là 90%. Điều trị bệnh ở giai đoạn 3, bệnh nhân mắc u lympho Hodgkin có khoảng 80% cơ hội sống và tỷ lệ này giảm xuống còn 65% cho bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối. Trong khi đó, tỷ lệ chữa khỏi cho bệnh nhân mắc u lympho không Hodgkin giai đoạn tại chỗ là 81,6%, giai đoạn khu vực gần là 73% và giai đoạn các tế bào ung thư di căn còn xấp xỉ 62%.
5. Ung thư hạch bạch huyết nên ăn gì?
5.1. Ngũ cốc
Ngũ cốc là loại thực phẩm vô cùng tốt cho bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư hạch bạch huyết. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ và rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư nói chung đều gặp khó khăn về ăn uống, đặc biệt là chứng chán ăn nên những loại thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc rất phù hợp.
Không chỉ giàu chất xơ, ngũ cốc còn có lượng sắt dồi dào, lượng muối thấp nên rất phù hợp với những người có thể trạng yếu.
Bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết có thể bổ sung một số loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, ngô,hạt đậu,… vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để cải thiện tình trạng sức khỏe.
5.2. Thực phẩm giàu chất đạm
Thực phẩm giàu chất đạm sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư hạch cần bổ sung đầy đủ chất đạm để đảm bảo các mô trong cơ thể khỏe mạnh, không bị tiêu hao, nhiễm trùng sau mổ.
Thực phẩm giàu chất đạm có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu,…
5.3. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể và chống lại các chất oxy hóa. Bệnh nhân ung thư hạch nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả tươi như súp lơ xanh, bắp cải, táo…
Tuy vitamin và khoáng chất rất tốt cho bệnh nhân ung thư hạch nhưng không nghĩa là tất cả chúng đều tốt cho bệnh nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân ung thư hạch chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên, tránh sử dụng những loại thuốc vitamin tổng hợp vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị bệnh hoặc nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Lưu ý: để có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất, người thân chăm sóc bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trực tiếp điều trị. Hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Trên đây là những thông tin về bệnh ung thư hạch bạch huyết. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cần phải giữ tinh thần thoải mái và tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị