Bật mí: Đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không?
Đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân và người nhà hiện nay. Vì rau mồng tơi là loại rau phổ biến, dễ trồng và chế biến được nhiều món ngon. Bài viết của GenK STF dưới đây sẽ chia sẻ thông tin về mối liên quan giữa bệnh đau dạ dày và rau mồng tơi giúp bạn trả lời câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi.
Xem thêm:
- Nên và không nên ăn gì khi bị đau dạ dày?
- Cảnh giác: Uống thuốc đau dạ dày có tác dụng phụ gì?
- Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tinh bột nghệ tại nhà
- Mách bạn: Chữa đau dạ dày ở bệnh viện nào tốt tại HN?
Nội dung bài viết
1. Đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không?
Rau mồng tơi là một loại cây thân leo mọng nước được trồng rộng rãi, phổ biến ở nước ta. Rau mồng tơi không chỉ dễ ăn, chế biến được nhiều món ăn mà còn có nhiều công dụng cho sức khỏe. Thành phần của rau mồng tơi rất ít chất béo, nhiều loại vitamin như vitamin C, A, PP, B1, B2. Ngoài ra, rau mồng tơi còn chứa nhiều loại dưỡng chất khác như Pectin, Saponin, Polysaccharide, tinh bột, sắt, canxi, nước và Folate.
Tất cả những thành phần mà rau mồng tơi cung cấp đều là dưỡng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe bệnh nhân đau dạ dày. Đặc biệt, chất xơ trong rau mồng tơi giúp điều hòa nhu động ruột, nhuận tràng giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp bao bọc, bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng ngừa tình trạng đầy bụng, chướng hơi.
Ngoài những công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, rau mồng tơi còn có nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như:
- Rau mồng tơi có chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A3, B3, chất saponin, sắt đều tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp kích thích sữa tiết nhiều hơn. Nếu lượng sữa sau sinh bạn đang thấy ít có thể sử dụng rau mồng tơi để cải thiện vấn đề này.
- Trong quá trình mang thai, sử dụng rau mồng tơi giúp bổ sung thêm axit Folic và hàm lượng sắt cao giúp mẹ bầu và em bé khỏe mạnh hơn.
- Loại rau này còn có tác dụng giúp điều hòa khí huyết lưu thông, giúp da mịn màng và tươi tắn hơn.
- Rau mồng tơi hầm với chân giò là cách giúp bạn giảm bớt tình trạng đau mỏi xương khớp. Sử dụng nước cốt rau mồng tơi giúp làm vết bỏng dịu hơn, đỡ đau rát hơn.
- Vitamin A trong rau mồng tơi rất dồi dào giúp phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến thị lực. Ngoài ra, carotenoid, vitamin C có trong rau mồng tơi còn giúp nâng cao đề kháng, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư.
- Chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp hạn chế sự hấp thu cholesterol qua thành ruột, nhờ đó giúp giảm mỡ máu và hỗ trợ giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Với những lợi ích tuyệt vời mà rau mồng tơi mang lại cho sức khỏe thì đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không là có bạn nhé. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng, chỉ nên dùng ở mức độ vừa phải. Để sử dụng rau mồng tơi hiệu quả nhất, bạn cần chú ý một số thông tin trong phần dưới đây.
2. Lưu ý về cách sử dụng rau mồng tơi cho người bị đau dạ dày
- Những người bị đau dạ kèm theo sỏi thận không nên sử dụng rau mồng tơi quá nhiều. Vì loại rau này chứa nhiều Purin sẽ chuyển hóa thành axit uric và làm tình trạng sỏi nghiêm trọng hơn.
- Những người mới lấy cao răng không nên ăn rau mồng tơi trong vòng 1-2 tuần đầu vì chúng có thể tạo mảng ố trên răng.
- Rau mồng tơi có tính hàn vì thế những người đau dạ dày đang bị đi đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu ăn nhiều rau mồng tơi có thể làm tình trạng tiêu chảy kéo dài lâu hơn.
- Rau mồng tơi không nên chế biến xào cùng với thịt bò, vì kết hợp chung sẽ làm mất đi tác dụng nhuận tràng của loại rau này. Đặc biệt, những người đang bị táo bón ăn rau mồng tơi xào thịt bò có thể làm tình trạng trở nên nặng hơn.
- Khi sử dụng rau mồng tơi, người bệnh đau dạ dày cần chú ý không ăn rau còn sống, hạn chế ăn rau mồng tơi xào, nên chế biến dạng luộc hoặc nấu canh để dạ dày dễ tiêu hóa nhất. Đặc biệt chú ý, bạn không nên ăn rau mồng tơi đã chế biến để qua đêm vì nitrat trong rau xanh chuyển thành nitrit, trong khi đó nitrit tích tụ nhiều có thể gây ung thư.
3. Đau dạ dày nên ăn loại rau gì khác?
3.1. Cải bẹ xanh
Loại rau này có chứa hàm lượng chất xơ cao cùng với nhiều loại vitamin như A, B, C, K và các dưỡng chất axit nicotinic, carotene, albumin,… Các dưỡng chất này có tác dụng làm giảm tiết dịch vị, giảm các cơn đau dạ dày. Đồng thời, cải bẹ xanh còn giúp điều hòa nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, giúp giảm triệu chứng chướng bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, sử dụng cải bẹ xanh còn mang lại nhiều công dụng khác như phòng ngừa xuất huyết dạ dày, hỗ trợ điều trị cho các tình trạng bệnh lý như viêm họng, gút, tiểu đường, tim mạch.
3.2. Bắp cải
Rau bắp cải là loại rau phổ biến quanh năm, có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin C, vitamin B6, vitamin K, chất xơ, kali, canxi, magie, sắt, thiamin, folate… Sử dụng bắp cải thường xuyên sẽ giúp người bệnh đau dạ dày giảm đỡ các triệu chứng khó chịu, kích thích các tổn thương nhanh hồi phục hơn.
Vitamin K có trong bắp cải còn mang lại tác dụng tăng cường chức năng màng nhầy bảo vệ dạ dày, giảm nguy cơ loét dạ dày và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh dạ dày.
3.3. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe nhờ các dưỡng chất như vitamin, protein và các hoạt chất quan trọng folate, riboflavin, thiamin… Những thành phần này có tác dụng nâng cao đề kháng miễn dịch, giảm đau và tăng cường sức khỏe dạ dày nói chung.
Bên cạnh đó súp lơ xanh có chứa hoạt chất sulforaphane góp phần vào việc ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn Hp. Vì thế, bạn nên sử dụng loại rau này đều đặn giúp giảm cơn đau đau dạ dày và tăng cường sức khỏe đường ruột nói chung.
3.4. Rau xà lách
Tương tự như các loại rau họ cải khác, rau xà lách có chứa hàm lượng chất xơ cao, cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất. Sử dụng rau xà lách giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, phòng ngừa táo bón và giảm các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, những người đang có bệnh lý đại tràng sử dụng rau xà lách cũng mang lại nhiều tác dụng hỗ trợ rất tốt.
3.5. Tía tô
Thành phần của tía tô có chứa nhiều loại tinh dầu như ihydrocumin, limonene, terillaldehyd cùng với các chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Sử dụng rau tía tô giúp người bệnh đau dạ dày giảm đầy bụng, chướng hơi đồng thời thúc đẩy các tổn thương nhanh lành và liều sẹo sớm hơn.
3.6. Mùi tây
Rau mùi tây chứa nhiều loại vitamin bao gồm vitamin A, vitamin B, vitamin C và các loại khoáng chất như canxi, kali, sắt… Các thành phần này giúp mang lại công dụng tốt cho đường tiêu hóa như giảm tiết axit ở dạ dày, chống viêm, giảm đau. Nhờ đó mà việc sử dụng rau mùi tây sẽ giúp người bệnh bị viêm dạ dày, trào ngược dạ dày giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
3.7. Rau dền
Nếu bạn đang suy nghĩ không biết ăn rau gì khi đang bị đau dạ dày thi rau dền là một lựa chọn thích hợp. Loại rau này chứa hàm lượng vitamin E dồi dào và lượng lớn chất xơ. Sử dụng rau dền đều đặn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động thuận lợi hơn, chống táo bón, phòng ngừa các tổn thương ở dạ dày lan rộng hơn và hỗ trợ giảm đau.
3.8. Cần tây
Rau cần tây có nhiều thành phần tốt cho người đang mắc vấn đề liên quan đến dạ dày như vitamin A, vitamin C, vitamin K, axit folic, sắt, canxi. Những thành phần này giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh dạ dày tốt hơn. Đồng thời, những người khỏe mạnh nếu sử dụng rau cần tây thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng.
Rau cần tây ngoài cách dùng để chế biến món xào cùng thịt bò, bạn có thể dùng rau cần tây tươi ép nước uống cũng rất tốt cho sức khỏe.
3.9. Rau ngót
Theo đông y rau ngót có vị đắng nhẹ, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Thành phần dinh dưỡng mà rau ngót cung cấp cho cơ thể bao gồm vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, canxi, magie, kali. Nhờ các thành phần này mà rau ngót mang lại công dụng giảm tình trạng đầy bụng và giảm đau dạ dày.
Tuy nhiên, phụ nữ có thai bị đau dạ dày thì không nên sử dụng rau ngót, vì loại rau này có thể làm tăng co bóp tử cung, có thể dẫn đến động thai, sảy thai.
3.10. Thì là
Rau thì là chính là đáp án cho những người còn băn khoăn không biết đau dạ dày nên ăn rau gì. Rau thì là có chứa chất chống oxy hóa flavonoid giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giúp các tổn thương viêm nhiễm, loét dạ dày tá tràng nhanh hồi phục. Đồng thời, chất xơ và các loại vitamin mà rau thì là cung cấp cũng rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung.
Rau thì là bạn có thể thêm vào các món canh để làm tăng thêm hương vị thơm ngon hoặc sử dụng kết hợp các nguyên liệu khác để làm sinh tố uống trực tiếp.
4. Đau dạ dày không nên ăn rau gì?
Ngoài việc chú ý những loại rau nên ăn để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày nhanh hơn, người bệnh cần chú ý tránh ăn những loại rau sau:
- Rau muối chua, lên men thường có vị thơm ngon, kích thích vị giác giúp bạn thầy ngon miệng hơn nhưng người bệnh bị đau dạ dày nên hạn chế sử dụng. Vì những loại rau được lên men thường có tính axit cao nếu sử dụng sẽ làm nồng độ axit dạ dày càng cao hơn, làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rau sống thường giữ được nguyên hàm lượng dinh dưỡng và vitamin cao. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phải những loại rau sống không đảm bảo nguồn gốc, có phun thuốc kích thích có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Hơn nữa, rau sống có thể chứa bào tử ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, gây hại đến đường tiêu hóa. Vì thế, người bệnh đau dạ dày nên hạn chế sử dụng các loại rau sống.
Hy vọng, với những thông tin bài viết cung cấp bạn đọc đã biết được đáp án cho câu hỏi đau dạ dày có ăn được rau mồng tơi không. Ngoài ra, có nhiều loại rau khác tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa bạn nên tham khảo để bổ sung thêm đa dạng cho thực đơn ăn uống.
Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang