[Sự thật] Ung thư phổi có nên truyền dịch không?

Nhiều người có suy nghĩ khi cơ thể ốm mệt không ăn uống được thì đi truyền dịch để nhanh hồi phục. Vậy bệnh nhân ung thư phổi có nên truyền dịch không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Xem thêm:

Truyền dịch bao gồm những loại nào?

Trước khi trả lời cho câu hỏi ung thư phổi có nên truyền dịch không chúng ta cần hiểu rõ về các loại dịch truyền được sử dụng trên lâm sàng hiện nay. Truyền dịch là đưa các loại dung dịch vào cơ thể nhằm các mục tiêu điều trị khác nhau. Hiện nay, các loại dịch truyền đưa vào cơ thể được phân loại dựa vào tính chất và tác dụng của các loại dịch truyền.

Một số loại dịch truyền trên lâm sàng hiện nay bao gồm:

Dung dịch tinh thể

Đây là loại dịch khi đi vào cơ thể chúng có khả năng thoát ra khỏi lòng mạch và đi vào khoảng kẽ. Loại dung dịch này thường là hỗn hợp của muối NaCl với các dung dịch sinh lý khác, trong đó chủ yếu là ion Na. Truyền dịch tinh thể thường được chỉ định trong trường hợp người bệnh đang bị mất nước ngoài tế bào hoặc mất máu.

Một số dung dịch tinh thể thường được dùng trên lâm sàng bao gồm: 

  • Dung dịch muối Natri clorua gồm các loại dung dịch NaCl 0,9%; dung dịch Natri clorua ưu trương 7.5%, 10%; dung dịch Natri clorua nhược trương.
  • Dung dịch Ringer lactate là một loại dung dịch có chứa đầy đủ các loại thành phần điện giải như Na, Ca, K và lactate được thêm vào như một chất đệm. 

Dung dịch dinh dưỡng

Loại dung dịch này thường được sử dụng cho những người đang có tình trạng suy nhược cơ thể do ăn uống kém hoặc không ăn uống được, người không có khả năng tiêu hóa, dung nạp thức ăn do các nguyên nhân bệnh lý gây ra. 

Trong nhóm dung dịch dinh dưỡng lại được chia làm các nhóm nhỏ bao gồm: 

  • Dung dịch glucid bao gồm các loại glucose đẳng trương và ưu trương; dung dịch Fructose và Sorbit. Glucose là một chất thiết yếu giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Chỉ định truyền dung dịch glucose cần hết sức cẩn trọng với đối tượng là trẻ em và những trường hợp đang bị tổn thương do thiếu máu não vì có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Dung dịch axit amin thường được truyền cùng với dung dịch glucose. Tên một số loại dung dịch axit phổ biến thường được sử dụng bao gồm Moriamin, Nutrisol, Aminosteril, Aminoplasmal,…
  • Dung dịch Lipid là dạng dung dịch cung cấp nhiều chất béo và năng lượng cho cơ thể. Loại dung dịch này thường được chỉ định truyền chung với glucose và dung dịch axit amin. Đặc biệt lưu ý, khi truyền dung dịch Lipid không được pha thêm thuốc hay các chất điện giải. Những trường hợp lưu ý không được truyền Lipid bao gồm người bị xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, hôn mê gan giai đoạn cuối, toan máu, sốc nặng.

Dung dịch keo

Dung dịch keo là một dạng dung dịch thay thế huyết tương là dạng dung dịch có trọng lượng phân tử cao thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bị mất máu cấp hoặc giảm khối lượng tuần hoàn. Trong nhóm dung dịch keo lại được chia làm các nhóm nhỏ bao gồm nhóm dịch Dextran (Polysaccharide), nhóm dịch Polygelin (Gelatin), nhóm dịch Polyvinylpyrrolidone (PVP), nhóm dịch dạng tinh bột- Hydroxyethyl Amidon (HEA).

Ung thư phổi có nên truyền dịch không?

Ung thư phổi có nên truyền dịch không là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân và người nhà hiện nay. Bởi thực tế có rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi gặp phải tình trạng mệt mỏi, đau đớn dẫn đến việc ăn uống không đảm bảo. Và trong quá trình điều trị, bệnh nhân thường gặp phải nhiều tác dụng phụ làm cho vấn đề ăn uống không được đảm bảo.

Theo lâm sàng, bệnh nhân ung thư phổi có nên truyền dịch không sẽ theo đánh giá và chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tổng trạng bệnh nhân dựa vào khám lâm sàng và làm các loại xét nghiệm máu đánh giá điện giải đồ, số lượng tế bào máu và chức năng gan thận để đưa ra quyết định có truyền dịch không và truyền loại dịch nào.

Ung thư phổi có nên truyền dịch không còn phụ thuộc vào đánh giá và chỉ định của bác sĩ

Một số trường hợp bệnh nhân thường được chỉ định truyền dịch bao gồm:

  • Bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật còn nhiều đau đớn và mất một lượng máu lớn trong quá trình phẫu thuật. Khi đó, lượng ăn bệnh nhân đưa vào không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cộng với khả năng hấp thụ còn kém sẽ khó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể hồi phục. Trong trường hợp này bệnh nhân sẽ được chỉ định dung dịch tinh thể và dung dịch dinh dưỡng tùy vào thể trạng và sức khỏe người bệnh.
  • Bệnh nhân thể trạng yếu, bị di căn ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống: Một số trường hợp bệnh nhân ung thư phổi bị di căn thực quản hoặc di căn dạ dày làm cho khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng giảm sút rất nhiều. Những trường hợp này nếu để bệnh nhân ăn uống qua đường miệng thông thường, cơ thể sẽ không nạp đủ dinh dưỡng để chống chọi lại với bệnh tật. Vì thế, bác sĩ thường đưa ra các chỉ định truyền dịch thêm để đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Bệnh nhân trong quá trình truyền hóa chất thường được chỉ định truyền dịch thêm để làm dung môi cho các loại hóa chất và bổ trợ thêm về dinh dưỡng và điện giải cho bệnh nhân.

Đặc biệt lưu ý, bệnh nhân chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ và không tự ý thuê nhân viên y tế về truyền dịch tại nhà khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Vì trong quá trình truyền dịch có thể xảy ra các phản ứng sốc, nếu không được cấp cứu kịp thời tại cơ sở y tế đầy đủ thiết bị cấp cứu sẽ gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Một số lưu ý khi thực hiện truyền dịch cho bệnh nhân ung thư phổi

Như những thông tin bên trên chúng ta đã nắm rõ, bệnh nhân ung thư phổi có thể truyền dịch nhưng cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Không tư ý thuê nhân viên truyền dịch đến nhà để truyền khi thấy sức khỏe yếu, mệt. Trong quá trình truyền dịch, bạn cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu cần báo cho nhân viên y tế như sau:

  • Dịch không chảy: Dịch không chảy có thể nguyên nhân do kỹ thuật tiêm truyền, do kim bị lệch khi cử động hoặc cũng có thể là một tai biến trong quá trình truyền dịch gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Vì thế, khi bạn thấy dịch truyền đang chảy bị ngưng đột ngột không chảy nữa cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. 
  • Phồng tại vị trí kim truyền là một trường hợp thường gặp trong quá trình truyền dịch do tĩnh mạch bị vỡ hoặc kim truyền chưa đưa đúng vào vị trí lòng mạch. Bạn sẽ thấy vị trí kim truyền bị sưng phồng và có cảm giác đau chói. Khi đó, bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế được xử trí truyền lại ở vị trí khác.
  • Sốc là một phản ứng có thể gặp ở bệnh nhân trong quá trình truyền dịch. Tình trạng này có thể gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Bạn cần báo ngay cho nhân viên y tế khi có những triệu chứng sau khó thở, rét run, vã mồ hôi, da xanh, tím tái, tai chân run, huyết áp tụt,…
  • Phù phổi cấp là một tai biến nặng trong quá trình truyền dịch thường gặp ở những bệnh nhân ung thư phổi có kèm bệnh lý suy tim, tăng huyết áp. Một số triệu chứng khi bệnh nhân gặp phải biến chứng phù phổi cấp bao gồm đau ngực dữ dội, sắc mặt tím tái, khạc ra bọt màu hồng.
  • Tắc mạch phổi cũng là một tai biến nặng có thể gặp trong quá trình truyền dịch do quá trình lập đường truyền làm lọt không khí vào trong lòng mạch. Triệu chứng cảnh báo khi bệnh nhân gặp tình trạng tắc mạch phổi là đau tức ngực dữ dội, khó thở, tím tái.

Như vậy, đáp án cho câu hỏi ung thư phổi có nên truyền dịch không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân và theo đánh giá chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi chưa có chỉ định để tránh các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Fucoidan sulfate hóa cao
Fucoidan sulfate hóa cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Thời sự đưa tin Việt Nam nghiên cứu thành công Fucoidan sulfate hóa cao giúp hỗ trợ điều trị ung thư

https://www.youtube.com/watch?v=MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ