Người bị khó thở có tiêm vacxin được không?

Tiêm phòng vacxin là biện pháp chủ động phòng ngừa được nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy người bị khó thở có tiêm vacxin được không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề tiêm phòng với người bị khó thở trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Một số nguyên nhân gây ra khó thở

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng khó thở. Trước khi giải đáp được câu hỏi người bị khó thở có tiêm vacxin được không, chúng ta cùng tìm hiểu rõ những nguyên nhân gây khó thở trong bài viết dưới đây.

Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng bệnh lý nhiễm trùng tại phổi do một số nguyên nhân gây ra như virus, vi khuẩn, nấm. Viêm phổi nếu không được điều trị kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người cao tuổi trên 65 có nguy cơ bị biến chứng nguy hiểm nhiều hơn. Những đối tượng có nguy cơ cao bị viêm phổi là những người thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.

Các triệu chứng phổ biến của viêm phổi bao gồm ho, sốt, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, buồn nôn, tiêu chảy. Biến chứng nguy hiểm của viêm phổi bao gồm apxe phổi, nhiễm khuẩn huyết, tụ dịch màng phổi.

Hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường thở còn kèm theo hẹp đường thở. Đường thở bị viêm mãn tính nên chất nhầy được tăng sinh. Cơn hen phế quản điển hình bao gồm các triệu chứng ho có đờm, khó thở, thở khò khè và thở gấp. Dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn hen thì hen phế quản được chia làm các mức độ không liên tục, nhẹ, liên tục và nghiêm trọng. Bệnh hen phế quản không thể điều trị được khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát bệnh ổn định nhờ các thuốc điều trị.

Phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi là COPD là tình trạng bệnh phổi tiến triển có sự lưu thông không khí vào và ra khỏi phổi khó khăn. Các triệu chứng điển hình của COPD bao gồm ho nhiều đờm, khó thở, thở gấp, thở khò khè, mệt mỏi nhiều và giảm cân. Các trường hợp bệnh nặng sẽ phải điều trị can thiệp bằng phẫu thuật để làm giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép phổi.

Ung thư phổi

Ung thư phổi là tình trạng bệnh có sự biến đổi bất thường ở các tế bào tại phổi, các tế bào này tăng sinh bất thường không kiểm soát và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của phổi. Có 2 loại ung thư phổi thường gặp là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm tỷ lệ lớn là 85%.

Các triệu chứng của ung thư phổi thường gặp bao gồm khó thở, thở khò khè, ho nhiều, đau tức ngực, ho ra máu, đau xương, gầy sút cân, mệt mỏi,… Các phương pháp chính điều trị ung thư phổi bao gồm hóa chất, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch.

Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là tình trạng bệnh lý có sự xuất hiện của không khí ở giữa phổi và màng phổi. Tình trạng này có thể xuất hiện ở một phần hoặc toàn bộ phổi. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng tràn khí màng phổi bao gồm chấn thương ngực, các bệnh lý về phổi, các dụng cụ hỗ trợ hít thở, người bị COPD có hút thuốc lá, người bị suy giảm miễn dịch.

Một số triệu chứng của tràn khí màng phổi bao gồm khó thở, thở ngắn, đau tức ngực đột ngột.

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi là tình trạng có cục máu đông trong lòng mạch gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch phối. Huyết khối tĩnh mạch sâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thuyên tắc phổi. Bên cạnh đó, các bệnh lý như ung thư, gãy xương hông chân, béo phì là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng thuyên tắc phổi tiến triển nặng hơn.

Thuyên tắc phổi là bệnh lý nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp điều trị sớm. Một số triệu chứng của thuyên tắc phổi bao gồm khó thở, thở ngắn, đổ mồ hôi, đau tức ngực, ho ra máu, sưng tấy bắp chân.

Một số nguyên nhân ngoài phổi

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý tại phổi, tình trạng khó thở còn là triệu chứng của một số bệnh lý khác như bệnh suy tim, rối loạn lo âu, u hạt, bệnh lao, thiếu máu.

Người bị khó thở có tiêm vacxin được không?

Các trường hợp chống chỉ định tiêm vacxin?

  • Những người có tiền sử phản ứng nặng hoặc dị ứng ở lần tiêm vacxin trước có cùng thành phần vacxin. Các triệu chứng phản ứng nặng bao gồm các triệu chứng sốt cao trên 39 độ kèm theo co giật, các triệu chứng não, màng não, tím tái, khó thở.
  • Các loại vacxin sống giảm độc lực chống chỉ định với những bệnh nhân bị bệnh HIV, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, phụ nữ có thai. Những trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm HIV không được tiêm vacxin phòng bệnh lao nếu không được điều trị dự phòng lây nhiễm tốt sau sinh.
  • Những người đang bị suy chức năng các cơ quan như suy gan, suy thận, suy tim, suy hô hấp, suy tuần hoàn chống chỉ định tiêm phòng vacxin.
Người bị khó thở nặng, suy hô hấp chống chỉ định tiêm phòng vacxin
  • Một số trường hợp chống chỉ định tiêm phòng vacxin khác theo hướng dẫn của từng loại vacxin cụ thể.

Các trường hợp nào nên hoãn, lùi lịch tiêm vacxin?

  • Những người đang có tình trạng sốt trên 37,5 độ hoặc thân nhiệt giảm dưới 35,5 độ nên được hoãn lịch tiêm.
  • Những người đang mắc các bệnh lý cấp tính hoặc nhiễm trùng chưa được điều trị ổn định.
  • Những người đang dùng globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trở lại, đang hoặc mới điều trị xong đợt điều trị corticoid dài ngày, những người mới hóa xạ trị trong vòng 1 ngày trở lại sẽ được hoãn tiêm các loại vacxin sống giảm độc lực.
  • Những người đang mắc các bệnh lý bẩm sinh hoặc mạn tính tại phổi, tim, hệ tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa điều trị ổn định sẽ được khám sàng lọc kỹ ở bệnh viện để bác sĩ đưa ra cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định có cần hoãn tiêm cho người bệnh không.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của từng loại vacxin.

Đáp án: Người bị khó thở có tiêm vacxin được không?

Với những thông tin bên trên thì những người đang bị khó thở do các nguyên nhân bệnh lý tại phổi hay tại các cơ quan khác như tim mạch mà chưa được điều trị ổn định sẽ nằm trong mục cẩn trọng khi tiêm vacxin và cần hoãn lùi lại lịch tiêm chủng. Các trường hợp khó thở nặng có suy hô hấp sẽ chống chỉ định không được tiêm vacxin.

Thông thường, với những người có bệnh lý nền gây khó thở bác sĩ sẽ khám sàng lọc kỹ trước khi tiêm để đưa ra quyết định bệnh nhân có tiêm được vacxin không. Và những trường hợp này nên đăng ký tiêm chủng ở các cơ sở trong bệnh viện. 

Nếu bệnh nhân khó thở do các bệnh lý nền tại phổi hay cơ quan khác đã được điều trị ổn định và thời điểm đánh giá sàng lọc trước tiêm bệnh nhân không bị khó thở có thể vẫn được tiêm chủng vacxin bình thường. Và các trường hợp này cần theo dõi sát và có các biện pháp máy móc để cấp cứu kịp thời khi có phản ứng xảy ra sau tiêm.

Người bị khó thở cần lưu ý gì khi tiêm vacxin?

Nếu nằm trong nhóm đối tượng đã điều trị bệnh ổn định và không có hiện tượng khó thở tại thời điểm khám sàng lọc trước tiêm thì người bệnh vẫn có thể được tiêm phòng vacxin bình thường. Những trường hợp này cần lưu ý kỹ một số thông tin như sau:

  • Kể rõ ràng chi tiết về tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang dùng cho bác sĩ khám sàng lọc trước tiêm để bác sĩ có hướng chỉ định tiêm chủng phù hợp.
  • Người bệnh khó thở do hen phế quản cần mang theo thuốc dự phòng cơn hen khi đi tiêm chủng.
  • Người bệnh nên lựa chọn tiêm chủng ở các bệnh viện lớn để có đầy đủ máy móc, thiết bị y tế xử trí và theo dõi nếu có phản ứng xảy ra sau tiêm.
  • Sau khi về nhà, người bệnh cần lưu số của nhân viên y tế để có hỗ trợ tư vấn khi gặp những phản ứng bất thường sau khi tiêm tại nhà.
  • Sau khi tiêm phòng xong, người bệnh cần ở lại cơ sở y tế theo dõi ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Và sau khi về nhà, cần có người thân bên cạnh để theo dõi ít nhất thêm 2-3 ngày sau tiêm.
  • Sau khi tiêm phòng, người bệnh cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, tránh lao động nặng để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau tiêm tốt hơn.

Như vậy, người bị khó thở có tiêm vacxin được không còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ở thời điểm hiện tại. Các trường hợp đang khó thở nhiều, bệnh đang tiến triển cấp tính sẽ chống chỉ định tiêm phòng vacxin. Những trường hợp bệnh nhẹ và đã điều trị ổn định nên đăng ký tiêm chủng ở các cơ sở bệnh viện lớn để được bác sĩ khám sàng lọc và tư vấn kỹ để đưa ra chỉ định cho bạn có nên tiêm không.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

Thông tin liên hệ