[Mách bạn] Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

Sử dụng yến sào có tác dụng phục hồi thể trạng cho những người có sức khỏe yếu rất tốt. Vậy ung thư dạ dày có ăn được yến không? Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu về tác dụng dinh dưỡng của yến và tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

Tổng quan về ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là bệnh lý có biến đổi tế bào ở dạ dày, các tế bào này phân chia và nhân lên với tốc độ rất nhanh và không tự chết theo chu trình sinh lý bình thường của cơ thể. Các tế bào ác tính phát triển một cách nhanh chóng và hình thành khối u ác tính, các tế bào còn có khả năng xâm lấn di căn sang các cơ quan khác như gan, phổi, xương,…

Ung thư dạ dày gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như:

  • Đau bụng vùng trên rốn kèm theo các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, cảm giác nóng rát vùng dưới xương ức. Các cơn đau ngày càng gia tăng và lặp lại với tần suất nhiều hơn, người bệnh sử dụng thuốc dạ dày cũng không đỡ.
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, cảm giác ăn được ít đã đầy bụng kèm theo các rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc táo bón thường xuyên dù đã thay đổi về chế độ ăn phù hợp hơn.
  • Nôn ra máu: đây là triệu chứng nguy hiểm của ung thư dạ dày, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử viêm loét nặng trước đó.
  • Đi ngoài phân đen: Do các ổ xuất huyết nặng gây chảy máu dạ dày, tình trạng này kéo dài có thể gây tình trạng thiếu máu, mệt mỏi cho người bệnh.
  • Ở giai đoạn muộn, khi khối u đã phát triển to, người bệnh ung thư dạ dày có thể tự sờ thấy khối u ở vùng trên rốn.
  • Các triệu chứng khác như thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da xanh, sụt cân nhanh. 

Giá trị dinh dưỡng của yến sào

Trước khi giải đáp câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được yến không, bạn đọc cần nắm rõ thông tin về thành phần dinh dưỡng có trong yến sào. Cụ thể như sau:

  • Protein có trong yến sào chiếm hàm lượng 45-55%, trong đó chứa 18 loại axit amin giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa, giúp tăng tái tạo mô cơ và da.
  • Một số axit amin có trong yến như cystein, phenylalanine có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường trí nhớ và giúp tăng hấp thu tổng hợp vitamin D từ mặt trời.
  • Tyrosine và acid syalic có trong yến giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sau khi xạ trị và giúp hạn chế ảnh hưởng của phác đồ điều trị lên hồng cầu.
  • Yến cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào như natri, sắt, photpho,… Vitamin B, C, E giúp cơ thể được bổ sung dưỡng chất đa dạng và nhanh chóng phục hồi sau điều trị.
Ăn yến giúp người bệnh ung thư dạ dày nhanh phục hồi sau điều trị hơn

Ung thư dạ dày có ăn được yến không?

Hiện tại chưa có chống chỉ định nào được đưa ra là không được sử dụng yến cho người bệnh ung thư dạ dày. Vì thế đáp án cho câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được yến không là có bạn nhé. Người bệnh ung thư dạ dày nếu sử dụng yến đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng cho người bệnh như:

Tăng cường đề kháng

Các thành phần dinh dưỡng có trong yến sào sẽ giúp cơ thể được bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng phong phú, thông qua đó sẽ giúp kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động mạnh mẽ hơn. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể tăng cường sản sinh ra tế bào miễn dịch tự nhiên giúp đẩy lùi hoạt động của tế bào ung thư. Thông qua đó sẽ giúp người bệnh có kết quả điều trị tốt hơn và giúp phòng ngừa tái phát sau điều trị hiệu quả hơn.

Phục hồi thể trạng sau điều trị

Sau điều trị nhiều người bệnh ung thư dạ dày sụt cân rất nhiều, vì các tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị, hoặc sau phẫu thuật cắt dạ dày người bệnh không ăn được nhiều. Bổ sung yến là phương pháp giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi thể trạng và giúp tăng cân trở lại. Ngoài ra, các thành phần có trong yến sào sẽ giúp cơ thể tăng cường tái tạo lại hồng cầu giúp hạn chế tình trạng thiếu máu sau điều trị.

Kích thích tiêu hóa

Việc khối u hình thành trong lòng dạ dày sẽ làm cản trở quá trình co bóp và hấp thu thức ăn, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở người bệnh ung thư dạ dày. Sau điều trị, tác dụng phụ kéo dài gây mệt mỏi, ăn kém ở người bệnh. Việc sử dụng yến sẽ giúp kích thích tiêu hóa, giúp quá trình chuyển hóa, trao đổi chất diễn ra tốt hơn, tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh.

Hơn nữa, hàm lượng dinh dưỡng trong yến rất phong phú, đa dạng, dù người bệnh không ăn được nhiều, chỉ ăn một lượng nhỏ yến cũng đã giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.

Tốt cho hệ thần kinh, hệ hô hấp

Các dinh dưỡng có trong yến còn có tác dụng an thần, bổ não, làm thư giãn tinh thần giúp người bệnh đỡ căng thẳng mệt mỏi. Ngoài ra, ăn yến còn giúp làm sạch phổi, giảm đờm, giảm ho và ngăn ngừa cúm rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng yến cho người bệnh ung thư dạ dày

Sử dụng yến cho người bệnh ung thư dạ dày mang lại nhiều hiệu quả, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách sẽ không mang lại tác dụng dinh dưỡng như mong muốn. Bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Mặc dù sử dụng yến mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh, nhưng người bệnh ung thư dạ dày chỉ nên sử dụng tối đa 5g yến mỗi ngày. Người bệnh nên sử dụng cách ngày, không nên quá lạm dụng, ăn liên tục ngày nào cũng yên sẽ khiến cơ thể không hấp thu kịp gây ra tình trạng đầy bụng, chậm tiêu.
  • Có thể chưng yến kết hợp thêm một số vị thuốc đông y khác để tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh. Một số vị thuốc đông y có thể kết hợp cùng yến như táo đỏ, long nhãn, kỷ tử,… Không kết hợp yến chưng với các thực phẩm như thịt lợn, thịt bò,…
  • Nên ăn yến vào buổi sáng, khi bụng đói để các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt nhất. Nếu ăn vào buổi tối, bạn nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, hạn chế ăn yến lúc vừa ăn no sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng hơn.
  • Hạn chế sử dụng đường hóa học để chưng yến, có thể chưng yến với táo đỏ, long nhãn để nước yến có vị ngọt nhẹ, tự nhiên, người bệnh dễ ăn hơn.
  • Chưng yến trong thời gian khoảng 20-30 phút để yến đủ mềm mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của yến.
  • Nếu sử dụng nước yến chưng sẵn cần đọc kĩ thành phần in trên bao bì và mua ở các cơ sở uy tín, lựa chọn thương hiệu uy tín để đảm bảo dinh dưỡng an toàn cho người bệnh.
  • Sử dụng yến vẫn cần kết hợp thêm chế độ ăn uống đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu năng lượng và các nhóm chất thiết yếu cho người bệnh.

Hy vọng thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi ung thư dạ dày có ăn được yến không. Bạn cần lưu ý sử dụng yến đúng cách và kết hợp thêm chế độ dinh, luyện tập phù hợp để cơ thể nhanh chóng phục hồi hơn.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

XEM VIDEO:

https://youtu.be/MM1aeZUe178
Thông tin liên hệ