Ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì?
Ung thư gan là bệnh lý ác tính, có tốc độ tiến triển nhanh. Nhiều người phát hiện ung thư gan khi đã ở giai đoạn cuối. Ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì là câu hỏi được nhiều người nhà bệnh nhân quan tâm hiện nay. Mời bạn đọc cùng GenK STF tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- U gan và ung thư gan có khác nhau không?
- Giải đáp: Ung thư gan có uống được nước yến không?
Nội dung bài viết
Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối
Trước khi tìm hiểu ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì, bạn cần nắm được các triệu chứng của ung thư gan giai đoạn cuối để có hướng chăm sóc người bệnh cho phù hợp:
Rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng phổ biến thường gặp ở ung thư gan là rối loạn tiêu hóa, đặc biệt ở bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối càng triệu chứng càng điển hình hơn. Các triệu chứng bao gồm chán ăn, thường xuyên cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, đi ngoài phân nát và đi nhiều lần trong ngày.
Đau bụng, sờ thấy khối u
Khi đã xang giai đoạn cuối, khối u đã phát triển kích thước to, người bệnh có thể tự sờ thấy khối u hoặc nhìn thấy khối u gồ lên mặt da. Khối u to gây chèn ép cơ hoành và các cơ quan lân cận gây ra triệu chứng đau quặn, khó chịu, mật độ cơn đau ngày càng nhiều.
Thường những người bệnh giai đoạn cuối, khối u to phải dùng thêm các loại thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu. Vô tình, sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau lại làm các tế bào gan tổn thương nhiều hơn, làm bệnh tình ngày càng trở nặng.
Vàng da và ngứa
Ở giai đoạn cuối, khối u đã to và xâm lấn xang những cơ quan bộ phận lân cận làm tắc ống dẫn mật. Quá trình chuyển hóa mật bị ảnh hưởng làm sắc tố mật bilirubin giải phóng vào máu nhiều dẫn tới các triệu chứng vàng da, vàng mắt, lòng bàn tay, bàn chân vàng.
Nồng độ bilirubin trong máu tăng cao còn gây ra các triệu chứng ngứa cho bệnh nhân, trên da bệnh nhân thường có các vết cào do ngứa nhiều.
Cổ trướng
Ở giai đoạn muộn, chất dịch khoang bụng tăng tiết, gây ra tình trạng bụng chướng to, da căng bóng ở người bệnh ung thư gan, người bệnh đau đớn và khó chịu, kèm theo triệu chứng phù chân.
Quan sát trên càng vùng da mỏng có thể thấy các mạch máu nhỏ nổi rõ thành từng đám hình tròn gọi là sao mạch. Đây là triệu chứng thường gặp ở người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối.
Mệt mỏi, sút cân nhanh
Người bệnh giai đoạn cuối đau đớn nhiều, ăn uống kém nên thường xuyên thấy mệt mỏi, gầy sút cân nhanh, người bệnh có thể sụt 6-8kg trong 1 tháng.
Ung thư gan giai đoạn cuối điều trị như nào?
Ung thư gan giai đoạn cuối các tế bào ung thư phát triển mạnh, các tế bào gan đã bị tiêu diệt nhiều, những tổ chức lân cận có thể cũng đã bị xâm lấn, di căn. Vì thế ở giai đoạn cuối, mục tiêu điều trị dành cho người bệnh là chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng, kìm hãm tốc độ phát triển của tế bào ung thư và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Việc điều trị theo phương pháp nào bác sĩ sẽ căn cứ vào tuổi tác, thể trạng sức khỏe, kích thước, vị trí khối u, mức độ di căn để đưa ra phác đồ phù hợp. Một số phương pháp điều trị ung thư gan giai đoạn cuối như:
- Hóa chất là sử dụng những thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt tế bào ung thư, thông qua đó giúp kìm hãm được tốc độ phát triển của khối u ác tính trong cơ thể.
- Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia sóng năng lượng cao chiếu vào vùng có khối u để tiêu diệt tế bào ác tính.
- Các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ: Tập trung vào điều trị những triệu chứng bệnh nhân đang gặp phải để tăng cường chất lượng sống cho người bệnh. Người bệnh đang đau nhiều sẽ được kê thêm thuốc giảm đau, rối loạn tiêu hóa sẽ được bổ sung thêm các thuốc hỗ trợ tiêu hóa, sử dụng vitamin, thuốc bổ để tăng cường thể trạng cho bệnh nhân.
Ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì?
Những thực phẩm nên ăn
Thực phẩm giàu Protein
Đây là nhóm thực phẩm giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, đồng thời tham gia tạo cơ bắp giúp phục hồi thể trạng cho người bệnh. Người bệnh ung thư gan nên bổ sung nguồn protein từ thịt trắng hoặc đạm thực vật để cơ thể dễ hấp thu, tiêu hóa hơn. Mỗi ngày, người bệnh nên bổ sung hàm lượng chất đạm khoảng 1,2g/kg cân nặng.
Một số thực phẩm cung cấp protein người bệnh nên ăn như thịt gà, cá, đậu lăng, súp lơ xanh, măng tây, củ cải trắng, đậu phụ, các loại nấm,…
Thực phẩm cung cấp axit amin
Nguồn axit amin dồi dào sẽ giúp cơ thể người bệnh ung thư gan tăng cường trao đổi chất, kích thích quá trình tái tạo lại tế bào gan. Một số thực phẩm giàu axit amin người bệnh nên ăn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, tảo biển, trứng, cá,…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Các loại hoa quả và rau củ là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn vitamin khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Các vitamin A, C, E, D mà trái cây và rau củ cung cấp giúp cơ thể người bệnh tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa tế bào góp phần làm chậm lại tốc độ phát triển của tế bào ung thư.
Bổ sung thêm sữa dành cho người bệnh ung thư
Nhiều trường hợp, người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối ăn uống không ngon miệng, hoặc không ăn được nhiều thì sử dụng thêm các loại sữa năng lượng cao dành cho người bệnh ung thư là phương pháp dinh dưỡng tối ưu cho người bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về loại sữa và liều lượng sử dụng hàng ngày phù hợp với thể trạng hiện tại cho người bệnh. Một số loại sữa sử dụng cho người bệnh ung thư bạn có thể tham khảo như Prosure, Forticare, Peptamen,…
Những thực phẩm không nên ăn.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh ung thư cần tránh ăn một số loại thực phẩm sau để không làm tình trạng bệnh nặng thêm:
- Hạn chế các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,… sẽ làm tăng cảm giác đầy bụng cho người bệnh. Các đồ ăn nên chế biến dưới dạng hấp luộc, nấu thức ăn mềm, lỏng để người bệnh dễ hấp thu hơn.
- Hạn chế ăn những đồ lên men, muối chua.
- Không ăn đồ chứa nhiều chất bảo quản như đồ hộp, xúc xích, thịt xông khói vì thành phần hóa học trong chất bảo quản làm gan phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng gánh nặng cho gan.
- Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Chế độ luyện tập, nghỉ ngơi
Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, chế độ luyện tập, sinh hoạt nghỉ ngơi phù hợp sẽ giúp tăng cường chất lượng sống cho người bệnh tốt hơn.
Nếu không quá đau đớn và điều kiện sức khỏe cho phép, người bệnh nên vận động, luyện tập nhẹ nhàng để tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác đói sẽ giúp người bệnh ăn uống được ngon miệng hơn, đỡ mệt mỏi hơn là chỉ nằm một chỗ. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập thêm các bài tập thể dục đơn giản hoặc các bài tập yoga dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế sao cho phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân.
Người bệnh nên ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể nhanh phục hồi và giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Nếu các cơn đau khiến người bệnh không ngủ được, hoặc khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kê thêm các loại thuốc hỗ trợ để người bệnh có giấc ngủ tốt hơn.
Gia đình cần lưu ý gì khi chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối
- Gia đình cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị và hướng dẫn chăm sóc từ bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
- Đưa bệnh nhân đi kiểm tra thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn bác sĩ đưa ra.
- Trong quá trình chăm sóc người bệnh luân tâm sự, động viên, tạo cảm giác thoải mái để người bệnh lạc quan, có niềm tin về các phương pháp điều trị và không cảm thấy cô đơn, đơn độc một mình.
- Vệ sinh răng miệng và vệ sinh thân thể người bệnh thường xuyên để người bệnh luôn được thoải mái.
- Phòng bệnh chăm sóc bệnh nhân phải luôn sạch sẽ, thoáng đãng, có ánh nắng chiếu vào.
- Nếu người bệnh bị ung thư gan có bệnh nền viêm gan virus, người nhà cần chủ động các biện pháp phòng ngừa để không bị lây nhiễm chéo trong quá trình chăm sóc.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm rõ được ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì và lưu ý về cách chăm sóc cho bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối để tăng cường chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: