[Góc Tư Vấn] Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?

Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không là cụm từ khóa được tìm kiếm nhiều hiện nay. Bởi ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính, có tỷ lệ tử vong cao nên việc tầm soát là rất cần thiết đối với mọi người, nhất là những người nguy cơ cao. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không, các bạn hãy cùng Genk STF khám phá dưới đây.

Xem thêm:

1. Những đối tượng nào nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày?

Ung thư dạ dày là căn bệnh ác tính và ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Bệnh có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào của niêm mạc dạ dày. Sau đó, các khối u sẽ phát triển và xâm lấn ra toàn bộ dạ dày, di căn đến cả những cơ quan khác trong cơ thể. 

Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, việc tầm soát căn bệnh này vẫn đang là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa ung thư dạ dày ngay từ sớm. 

xet-nghiem-mau-co-biet-ung-thu-da-day-khong-1
Ung thư dạ dày có được phát hiện qua xét nghiệm máu không

Dưới đây là những đối tượng nên thực hiện tầm soát, làm xét nghiệm ung thư dạ dày sớm:

  • Những đối tượng trên 40 tuổi, đặc biệt là nam giới.
  • Những người hút thuốc lá nhiều và thường xuyên.
  • Những đối tượng ăn uống không khoa học như thường xuyên sử dụng thực phẩm lên men, đồ ăn chế biến sẵn, món ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều muối…
  • Những người có các thành viên gia đình từng mắc ung thư dạ dày.
  • Những đối tượng bị trào ngược dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày…

Ngoài ra, nếu bất cứ ai mà thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây dù chỉ 1 dấu hiệu thì cũng nên đi thăm khám ngay:

  • Cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn mà không tìm thấy nguyên nhân.
  • Thường xuyên ợ nóng, luôn cảm thấy trong bao tử nóng rát, tức ngực, buồn nôn.
  • Thường xuyên xuất hiện cơn đau bụng.
  • Đi ngoài phân lẫn máu.
  • Sụt cân nhanh và nghiêm trọng.

2. Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?

Khi bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ung thư dạ dày thì xét nghiệm máu là một trong những danh mục không thể thiếu. Bởi xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng bởi sẽ giúp các bác sĩ tìm thấy một loại protein đặc biệt do các hormone hay thế bào ung thư sinh ra. Vì thế, xét nghiệm máu còn có nhiệm vụ là tìm ra các dấu ấn ung thư.

2.1. Vai trò của xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm máu khi kết hợp với các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu khác sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm máu giúp các bác sĩ theo dõi hiệu quả việc điều trị ung thư dạ dày.
  • Mang tác dụng trong việc phát hiện ung thư dạ dày có tái phát hay không.

2.2. Xét nghiệm máu tìm ra những chỉ điểm marker nào?

Tùy từng bệnh ung thư mà sẽ có những dấu ấn ung thư riêng. Đối với bệnh ung thư dạ dày cũng vậy, các chỉ điểm marker khi thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá dấu ấn ung thư bao gồm CA 72-4, CEA và CA 19-9. Khi các chỉ điểm marker tăng cao một cách đột biến thì bác sĩ sẽ nghi ngờ ung thư dạ dày. Cụ thể từng chỉ điểm marker như sau:

  • CA 72-4: Đây là một trong những chỉ số quan trọng liên quan đến dấu ấn ung thư dạ dày. Định lượng CA 72-4 ở người bình thường sẽ là ≤ 6 Ul/ ml. Nếu chỉ số này tăng cao thì các bác sĩ sẽ nghi ngờ mắc ung thư dạ dày.
  • CEA: Đây là một trong những marker ung thư dạ dày và ung thư đại tràng. Thực chất CEA là một glycoprotein có trong máu và nồng độ CEA ở người trưởng thành khỏe mạnh là khoảng 0-5ng/ ml.
  • CA 19-9: Đây cũng là dấu ấn để chẩn đoán ung thư dạ dày. Đối với người bình thường thì CA 19-9 có nồng độ là <37 Ul/ ml.

2.3. Xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày không?

Trên thực tế, nếu chỉ thực hiện riêng lẻ xét nghiệm máu thì không thể hiện bản chất ung thư 100%. Bởi nhiều khi máu có những bản chất tương đồng với khối u nên việc xét nghiệm máu có thể cho kết quả dương tính giả. Bên cạnh đó, có thể do một số bệnh lý khác ngoài ung thư mà nồng độ của các chất chỉ điểm ung thư tăng cao.

Chẳng hạn như ở những người bị xơ gan, viêm tụy, nghiện thuốc lá… thì dấu ấn CA 72-24 cũng sẽ tăng cao chứ không chỉ có riêng ở người bị ung thư dạ dày. Vì thế, để kết luận chính xác có bị ung thư dạ dày hay không, ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.

xet-nghiem-mau-tam-soat-ung-thu-da-day-2
Xét nghiệm máu giúp tìm ra dấu ấn ung thư dạ dày nhưng không thể khẳng định chính xác có bị ung thư dạ dày hay không

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng xét nghiệm máu chỉ giúp tìm ra dấu ấn ung thư để bác sĩ đánh giá xem có sự tồn tại của tế bào ung thư không. Còn lại xét nghiệm máu không thể chẩn đoán chính xác 100% về ung thư dạ dày. Do đó, nếu các chỉ số xét nghiệm máu tăng cao thì bạn hãy thực hiện thêm các bước khám chuyên sâu khác từ bác sĩ mà không nên quá lo lắng, hoang mang.

Xem thêm >>> Ung thư dạ dày có di truyền không?

3. Những phương pháp chuyên sâu khác chẩn đoán ung thư dạ dày

Ngoài xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp thăm khám chuyên sâu khác để chẩn đoán ung thư dạ dày. Bao gồm: 

  • Nội soi dạ dày: Phương pháp này có mục đích là phát hiện các tổn thương ở dạ dày như viêm loét dạ dày, tăng sản biểu mô tuyến… Đây là những tổn thương tiền ung thư. Thông qua nội soi, bác sĩ cũng quan sát rõ ràng hơn về niêm mạc dạ dày có những thay đổi như thế nào.
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp chẩn đoán hình ảnh về dạ dày nhằm tầm soát ung thư dạ dày. Siêu âm không xâm lấn nên không gây đau và đảm bảo an toàn.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Nếu có phát hiện bất thường trong quá trình nội soi thì bác sĩ sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Thông qua phương pháp này, bác sĩ sẽ đánh giá được dạ dày có tình trạng và mức độ tổn thương như thế nào. Đồng thời, bác sĩ cũng biết được mức độ xâm lấn của khối u.
  • Sinh thiết: Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm giúp bác sĩ đánh giá được có tế bào ung thư ở dạ dày hay không. Theo đó, một mẫu mô phẩm từ khối u sẽ được lấy trong quá trình nội soi rồi đi nhuộm màu, phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả sinh thiết sẽ giúp bác sĩ biết chính xác có tế bào ác tính hay không.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp: 

  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
  • Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
  • Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
  • Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hỗ trợ hạ mỡ máu
GENK STF ho tro dieu tri ung thu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang 

Kết luận

Như vậy, bài viết đã giúp nắm rõ tầm quan trọng của xét nghiệm máu để tìm ra dấu ấn ung thư dạ dày. Đồng thời, giải đáp câu hỏi xét nghiệm máu có biết ung thư dạ dày hay không? Việc tầm soát ung thư dạ dày là rất quan trọng để sớm phát hiện bất thường nhằm có hướng xử lý phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Do đó, nếu thuộc đối tượng nguy cơ cao hay phát hiện bất thường của cơ thể thì các bạn nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác.

BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ