[Chuyên Gia Giải Đáp] Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền
Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền đang là từ khóa được nhiều người tìm kiếm hiện nay. Xét nghiệm sinh thiết là một trong những phương pháp phổ biến để xác định xem có tế bào ung thư trong mẫu bệnh phẩm hay không. Vậy xét nghiệm sinh thiết là gì và xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền thì các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu dưới đây.
Xem thêm:
- VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
- Sinh thiết phổi là gì? Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả?
- Ung thư phổi nên ăn quả gì? Thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng?
Nội dung bài viết
1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?
Xét nghiệm sinh thiết là một phần của xét nghiệm cơ bản, trong đó có cả sinh hóa, huyết học, vi sinh, tế bào. Các mẫu mô hay tế bào được chỉ định xét nghiệm sinh thiết sẽ được quan sát trên kính hiển vi với độ phóng đại rất lớn lên đến hàng trăm, hàng nghìn lần. Thủ thuật y khoa này ngày càng được lựa chọn và ứng dụng nhiều trong y học cũng như phân tích hóa học.
Xét nghiệm sinh thiết phục vụ mục đích chính là phát hiện sự hiện diện của tế bào ung thư, đánh giá tình trạng bệnh lý của người bệnh. Mặt khác, làm xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ nhận định được sự bất thường và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Mẫu xét nghiệm sinh thiết được lấy ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể từ nội tạng đến tế bào da như: Sinh thiết gan, phổi, dạ dày, tuyến giáp, tế bào da… Khi bác sĩ không chẩn đoán được bệnh mặc dù thấy có những dấu hiệu của bệnh lý thì sẽ được chỉ định sinh thiết. Đây cũng là biện pháp giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đánh giá và tiên lượng bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp nghi ngờ ung thư cũng được chỉ định làm sinh thiết để loại trừ bệnh.
2. Quy trình xét nghiệm sinh thiết
Quá trình sinh thiết luôn tuân theo một quy trình nhất định để vừa đảm bảo an toàn cho người bệnh vừa có kết quả chính xác. Theo đó, trước khi biết xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền, các bạn hãy tìm hiểu qua về quy trình xét nghiệm sinh thiết theo các bước cụ thể sau:
- Trước xét nghiệm sinh thiết
Trước khi tiến hành sinh thiết, người bệnh sẽ được chỉ định làm các chỉ số cận lâm sàng cơ bản như: Sinh hóa máu, nước tiểu, huyết học, siêu âm… Với một số thủ thuật nhất định, bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn, thụt tháo… Ngoài ra, bệnh nhân cần được đánh giá về khả năng dị ứng trước khi thực hiện để tránh những tai biến y khoa nghiêm trọng.
- Tiến hành sinh thiết
Mỗi loại sinh thiết sẽ có mức thời gian thực hiện khác nhau. Đối với mẫu sinh thiết ngoài da thì chỉ mất vài phút nhưng mẫu sinh thiết bên trong cơ thể như gan, phổi, dạ dày thì thời gian thực hiện sẽ lâu hơn. Trường hợp sinh thiết có nguy cơ gây đau đớn, khó chịu, người bệnh được gây tê cục bộ hoặc gây mê trước khi thực hiện sinh thiết.
- Sau sinh thiết
Các mẫu sinh thiết sẽ được mang đến trung tâm xét nghiệm để tiến hành phân tích. Thông thường kết quả sẽ có từ 1 giờ đến 1 tuần tùy từng mẫu bệnh phẩm. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại thuốc giảm đau hoặc theo dõi tại viện vài ngày nếu được gây mê trước đó.
3. Các loại xét nghiệm sinh thiết
Tùy từng loại sinh thiết mà xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền sẽ có mức giá khác nhau. Người bệnh sẽ được tiến hành các loại sinh thiết phù hợp với tình trạng bệnh lý. Theo đó, các loại sinh thiết phổ biến hiện nay trong y khoa bao gồm:
3.1. Sinh thiết mẫu bệnh phẩm phẫu thuật
Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ thấy có các khối bất thường, nghi ngờ ung thư hoặc chưa rõ nguyên nhân thì sẽ lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm. Ngoài ra, việc sinh thiết này còn giúp bác sĩ tiên lượng bệnh, xem tế bào ung thư đó đã di căn hay chưa và nhiều lợi ích khác.
3.2. Xét nghiệm sinh thiết tủy xương
Tủy xương là cơ quan sinh máu của cơ thể. Trường hợp người bệnh có bất thường về công thức máu các dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu thì được chỉ định sinh thiết tủy xương. Việc sinh thiết sẽ giúp phát hiện bệnh nhiễm trùng, tình trạng di căn ung thư, bệnh lý máu ác tính…
3.3. Sinh thiết nội soi
Bệnh nhân được chỉ định sinh thiết nội soi thường đi kèm với các chỉ định cận lâm sàng như: Nội soi bàng quang, dạ dày, phổi, dạ dày… Quá trình nội soi cần đến một ống mềm, nhỏ với kích thước phù hợp có đèn chiếu sáng ở đầu.
Khi thấy khối bất thường trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ được dùng kèm một chiếc kìm nhỏ để bấm lấy mẫu bệnh phẩm đem đi xét nghiệm. Việc nội soi có thể gây nên một số triệu chứng khó chịu, đau tức nhưng sẽ biến mất sau khi rút ống nội soi ra khỏi cơ thể.
3.4. Sinh thiết kim
Sinh thiết kim là phương pháp vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải lấy đúng vị trí và đủ số lượng nhất định thì kết quả xét nghiệm mới chính xác.
Trong y học hiện đại, sinh thiết kim bao gồm: Sinh thiết hỗ trợ chân không, sinh thiết kim lõi, sinh thiết kim nhỏ và sinh thiết tựa trục. Cụ thể:
- Sinh thiết hỗ trợ chân không có sử dụng các thiết bị hỗ trợ chân không để hạn chế đến mức tối đa tình trạng sẹo sau thực hiện.
- Sinh thiết kim lõi thường được chỉ định trong xét nghiệm sinh thiết u gan, u vú. Loại kim này có kích thước trung bình đến lớn để dễ dàng tiếp cận khối bệnh phẩm cần xét nghiệm.
- Sinh thiết kim nhỏ có sử dụng kim nhỏ để chọc hút mẫu bệnh phẩm. Ứng dụng của loại sinh thiết này đó là chọc hút ở các vị trí có thể sờ thấy được, điển hình là sinh thiết nhân tuyến giáp.
- Sinh thiết tựa trục ít được sử dụng và thường được dùng trong chỉ định chọc hút tuyến vú.
3.5. Sinh thiết da
Khi có tổn thương bất thường ngoài da và đã được điều trị nhiều nhưng bệnh không cải thiện mà vẫn trầm trọng hơn thì được tiến hành sinh thiết da. Người bệnh có thể được gây tê tại chỗ nhằm hạn chế đau đớn khi bác sĩ thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm da.
4. Xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền
Như đã phân tích ở trên, xét nghiệm sinh thiết có nhiều loại khác nhau ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vì thế, xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Vị trí khối u.
- Kỹ thuật thực hiện.
- Tình trạng người bệnh…
Do phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên có mẫu sinh thiết giá chỉ khoảng 150.000 đồng. Thế nhưng, cũng có mẫu lên đến hàng triệu đồng. Thậm chí, có trường hợp phải lấy mẫu sinh thiết nhiều lần hoặc 1 lần nhưng nhiều vị trí khác nhau. Do đó, chi phí xét nghiệm sinh thiết là không cố định ở một mức giá cụ thể.
Để biết chính xác xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền, bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở mà mình sẽ lựa chọn sinh thiết để được tư vấn, giải đáp cụ thể hơn.
5. Xét nghiệm sinh thiết để làm gì?
Xét nghiệm sinh thiết là một thủ thuật quan trọng, bác sĩ sẽ lấy các mẫu mô của cơ thể để kiểm tra khi không thể tiếp cận từ bên ngoài để chẩn đoán chính xác bệnh. Không chỉ giúp chẩn đoán bệnh ung thư mà sinh thiết còn được ứng dụng để đánh giá mức độ tiến triển bệnh hoặc một số tình trạng khác. Dưới đây là một số tác dụng của sinh thiết các bạn có thể tham khảo:
- Sinh thiết ung thư: Nếu nghi ngờ trong cơ thể ở vị trí nào đó bị ưng hoặc xuất hiện khối u mà không rõ nguyên nhân thì sinh thiết sẽ rất hữu ích lúc này. Sinh thiết sẽ xác định chính xác khối u đó là lành tính hay ác tính.
- Sinh thiết gan: Đối với sinh thiết gan, bác sĩ sẽ chẩn đoán được trong gan có khối u hoặc ung thư. Ngoài ra, cũng xác định được tình trạng xơ gan khi gan bị sẹo do bị bệnh hoặc chấn thương trước đó. Mặt khác, sinh thiết gan cũng phục vụ cho công tác đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh nhân như thế nào.
- Sinh thiết dạ dày: Có tác dụng xác định các vấn đề ở dạ dày như viêm loét dạ dày có phải do sử dụng thuốc chống viêm không steroid hay không. Ngoài ra, sinh thiết ruột non cũng giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thiếu máu, có bị mắc bệnh Celiac hay kém hấp thụ dinh dưỡng hay không.
- Xét nghiệm sinh thiết viêm: Thực hiện xét nghiệm sinh thiết viêm nhằm giúp xác định nguyên nhân gây ra tình trạng viêm là gì.
- Xét nghiệm nhiễm trùng: Mục đích là giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng để có hướng xử lý phù hợp.
6. Lấy mẫu sinh thiết có nguy hiểm không?
Xét nghiệm sinh thiết có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, sinh thiết là một thủ thuật an toàn và mức độ rủi ro thấp. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ những người thực hiện sinh thiết bị nhiễm trùng và phải điều trị bằng kháng sinh. Thế nhưng, sinh thiết cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.
- Gây thâm tím vùng da sinh thiết hoặc gây chảy máu.
- Khu vực sinh thiết có cảm giác đau.
- Vết thương khu vực sinh thiết lâu lành.
- Bị viêm hoặc nhiễm trùng.
- Một số bệnh nhân nữ khi thực hiện sinh thiết giải phẫu vú có thể gây biến dạng vú.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Kết luận
Bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sinh thiết cũng như xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền. Để có kết quả chính xác, an toàn, các bạn hãy lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để thực hiện xét nghiệm sinh thiết.
VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả