Sinh thiết phổi là gì? Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả?
Sinh thiết phổi là một trong những phương pháp xét nghiệm giúp đánh giá khối u ở phổi ở lành tính hay ác tính cho kết quả chính xác cao. Vậy sinh thiết phổi là gì? Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả? Các bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu nội dung dưới đây để giải đáp rõ hơn về những vấn đề này.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- Ung thư phổi nên ăn quả gì? Thực phẩm nào nên ăn và nên kiêng?
- Chụp X quang ung thư phổi là gì? Có chuẩn xác không?
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào về sinh thiết phổi?
Sinh thiết phổi chính là việc bác sĩ thực hiện lấy mẫu từ mô hoặc tế bào ở phổi ra khỏi cơ thể. Sau đó, đem nhuộm màu và kiểm tra dưới kính hiển vi để đánh giá xem có bệnh lý gì ở phổi hay không. Đặc biệt, nếu phổi có khối u thì đó là u ác tính hay lành tính.
Để thực hiện sinh thiết phổi, bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp mở hoặc phương pháp kín. Mỗi kỹ thuật sinh thiết sẽ có những đặc điểm riêng nhất định và tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn kỹ thuật phù hợp.
2. Những kỹ thuật sinh thiết phổi hiện nay
Hiện nay, có nhiều kỹ thuật khác nhau để thực hiện sinh thiết phổi. Bao gồm các kỹ thuật dưới đây:
2.1. Sinh thiết xuyên phế quản
Bác sĩ thực hiện kỹ thuật sinh thiết này thực hiện nội soi phế quản. Tức là thông qua ống nội soi phế quản, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô hoặc tế bào tại khu vực nghi ngờ để đem kiểm tra.
2.2. Sinh thiết qua nội soi lồng ngực
Bác sĩ sẽ gây mê cho bệnh nhân. Tiếp đến, một ống nội soi sẽ được đưa vào trung thành qua thành ngực. Để lấy mẫu mô phổi qua ống nội soi này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ sinh thiết khác nhau.
2.3. Sinh thiết bằng kim
Đây là kỹ thuật sinh thiết kín quá thành ngực. Bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho người bệnh trước khi thực hiện.
Sau đó, bác sĩ sẽ đâm qua thành ngực bằng kim sinh thiết dưới sự dẫn đường của chụp X-quang tăng sáng truyền hình hoặc chụp cắt lớp vi tính. Kim sinh thiết sẽ đâm vào khu vực nghi ngờ có tổn thương để lấy mẫu.
2.4. Sinh thiết mở
Bệnh nhân sẽ được gây mê. Sau đó, để lấy mẫu mô phổi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở ngực. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện những can thiệp sâu hơn như cắt bỏ thùy phổi khi có kết quả sinh thiết. Đây là kỹ thuật sinh thiết mở và thực chất là quá trình phẫu thuật. Vì thế, sau khi thực hiện, người bệnh cần nằm viện.
3. Sinh thiết phổi nhằm mục đích gì?
Nhiều người thắc mắc vì sao phải thực hiện sinh thiết phổi? Phương pháp này nhằm mục đích gì? Và câu trả lời sẽ có dưới đây, các bạn hãy cùng tìm hiểu:
- Những hình ảnh nghi ngờ trên phim sau khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X-quang sẽ được bác sĩ chỉ định sinh thiết. Nhờ sinh thiết, những nghi ngờ, tổn thương trên phim sẽ được bác sĩ đánh giá chính xác hơn.
- Sinh thiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán rõ ràng và chính xác hơn viêm nhiễm ở phổi cũng như các bệnh lý phổi khác.
- Nếu bị tràn dịch màng phổi, sinh thiết sẽ giúp tìm ra nguyên nhân so với những phương pháp khác.
- Sinh thiết phổi là một trong những xét nghiệm để xác định khối u ở phổi là ác tính hay lành tính. Đồng thời nếu là u ác tính cũng xác định được giai đoạn của bệnh.
Kỹ thuật sinh thiết phổi được thực hiện khi bác sĩ có nghi ngờ về một bệnh lý nào đó. Hay đánh giá vị trí tổn thương ở phổi, có cơ sở nắm rõ được toàn trạng của bệnh nhân… Từ đó, cân nhắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
4. Sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả?
Bất cứ ai khi làm xét nghiệm gì đều sẽ thắc mắc cần bao lâu thì có kết quả. Vì thế, sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả cũng là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Trên thực tế, sinh thiết phổi sẽ có kết quả sau 2 – 4 ngày. Thế nhưng, với một số mẫu mô xét nghiệm và cho bệnh nhiễm trùng thì kết quả có thể sẽ kéo dài đến vài tuần. Do đó, bạn nên trực tiếp hỏi bác sĩ làm xét nghiệm để biết được chính xác thời gian có kết quả. Như vậy, sẽ đỡ mất công phải chờ đợi và bản thân cũng sẽ sắp xếp thời gian để đến nhận kết quả khi có thông báo.
Một lưu ý quan trọng là các bạn nên làm sinh thiết tại những bệnh viện lớn, uy tín. Tại đây, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết, cụ thể về kỹ thuật sinh thiết dựa trên tình trạng sức khỏe. Đồng thời, với hệ thống máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu chuyên môn sẽ cho kết quả chính xác. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ lên kế hoạch xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao.
5. Sinh thiết phổi cần lưu ý những gì?
Sinh thiết phổi mặc dù hỗ trợ rất nhiều cho việc chẩn đoán nhiều bệnh nhưng chúng ta vẫn cần nằm lòng một số vấn đề quan trọng sau:
- Sinh thiết được thực hiện khá nhanh nhưng sẽ gây đau cho người bệnh. Vì thế, trước khi sinh thiết, bác sĩ sẽ gây tê cho bệnh nhân.
- Những rủi ro trong quá trình sinh thiết phổi hoàn toàn có thể xảy ra. Tùy từng kỹ thuật sinh thiết mà những rủi ro có thể sẽ khác nhau. Có thể kể đến như: Mất máu, khó chịu, huyết khối, nhiễm trùng, viêm phổi, tràn khí màng phổi, chảy máu trong phổi…
- Sau sinh thiết, nếu bệnh nhân bị đau quá sẽ được bác sĩ kê thuốc giảm đau. Lúc này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng liều trình, liều lượng mà bác sĩ chỉ dẫn. Tuyệt đối không lạm dụng sẽ dẫn đến nhờn thuốc và nhiều tác dụng phụ khác có hại cho sức khỏe.
- Sau sinh thiết vài ngày, người bệnh cần tránh vận động mạnh hay các hoạt động mạnh để tránh làm tổn thương hay chảy máu ở khu vực sinh thiết.
- Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu là: Đau ngực, đau khi thở, ho ra máu, khó thở, sốt hoặc rét run. Vị trí sinh thiết chảy máu, sưng đỏ hoặc chảy dịch bất thường.
6. Sinh thiết tại phổi có nguy hiểm không?
Sinh thiết phổi là một thủ thuật khá an toàn và ít gây nguy hiểm với người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, sau sinh thiết người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như mất máu, nhiễm trùng, viêm phổi, tràn khí phổi,…
Khi thực hiện sinh thiết, người bệnh được gây tê hoặc gây mê tại chỗ nên thường không có cảm giác đau khi thực hiện. Sau đó, tùy vào cơ địa, bệnh nhân có thể gặp phải các cảm giác đau tức tại vùng sinh thiết. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như ho ra máu, sốt cao, rét run người, khó thở, sưng tấy hoặc tiết dịch bất thường tại vị trí sinh thiết,… người bệnh cần thông báo tới bác sĩ để được thăm khám nhanh chóng.
7. Người bệnh cần chuẩn bị gì khi thực hiện sinh thiết phổi
Người bệnh cần chuẩn bị gì khi thực hiện sinh thiết phổi
Trước khi thực hiện thủ thuật sinh thiết tại phổi, bệnh nhân cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh lý của bạn, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng và tiền sử dị ứng với thuốc trước đó.
- Nếu nghi ngờ có thai hoặc đang mang thai, người bệnh cần thông báo với bác sĩ.
- Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ hơn về phương pháp mà mình thực hiện, các biến chứng có thể xảy ra sau tiến hành thủ thuật.
- Chuẩn bị một tâm lý thoải mái nhất, tránh tình trạng quá căng thẳng khiến quá trình sinh thiết là kéo dài hơn.
- Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi khi thực hiện sinh thiết.
- Người bệnh cần ký nhận bản cam kết để thực hiện sinh thiết.
- Người bệnh nên nhịn ăn từ 5 – 6 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.
- Sau thực hiện sinh thiết, người bệnh cần tránh vận động nặng trong vài ngày đầu. Đồng thời theo dõi các tình trạng bất thường có thể xảy ra, Nếu có, hãy nhanh chóng thông báo với bác sĩ.
- Uống thuốc giảm đau theo kê đơn và chỉ định của bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc có thể khiến bạn bị nhờn thuốc hay xảy ra các tác dụng phụ gây hại tới sức khỏe!
Kết luận
Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sinh thiết phổi và sinh thiết phổi bao lâu thì có kết quả. Điều quan trọng là mọi người cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo có được kết quả sinh thiết chính xác. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để đánh giá tình hình sức khỏe và có phác đồ điều trị phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao thể trạng cơ thể
- Giúp giảm nguy cơ ung bướu do gốc tự do gây ra
- Giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và sau phẫu thuật
- Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hỗ trợ hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị