Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái?
Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái được nhiều người tìm kiếm hiện nay. Chúng ta đều dễ dàng nhận diện được âm thanh nhờ thính giác. Thế nhưng, vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái thì không phải ai cũng biết. Các bạn hãy cùng Genk STF khám phá lời giải đáp cho câu hỏi này qua nội dung dưới đây.
Xem thêm:
- Hành trình chiến thắng ung thư tiền liệt tuyến ở tuổi 80
- Tác dụng của cây bồ công anh và những lưu ý khi sử dụng
- Bệnh u tuyến yên sống được bao lâu? Điều trị thế nào?
Nội dung bài viết
1. Âm thanh là gì?
Âm thanh là sự dao động cơ của các phân tử, nguyên tử, các hạt vật chất hay là sự biến đổi vị trí qua lại, dẫn đến lan truyền trong vật chất như sóng. Âm thanh đến màng nhĩ phải lan truyền qua môi trường trung gian. Khi màng nhĩ và âm thanh va chạm vào nhau sẽ khiến màng nhĩ rung lên. Lúc này, bộ não mới được kích thích để nhận biết về nó.
Có rất nhiều môi trường dẫn truyền âm thanh như chất khí, chất rắn, chất lỏng… Tuy nhiên, âm thanh không truyền được trong môi trường chân không. Một số vật liệu là chất hút âm như bông, xốp, vải… thì có khả năng truyền âm kém. Do đó, những chất này thường được dùng để giảm âm thanh, lót tường hay dùng trong phòng cách âm.
Môi trường mà âm thanh truyền qua sẽ chi phối vận tốc truyền âm thanh. Chẳng hạn nếu âm thanh đang truyền trong không khí mà gặp phải cây cối, núi đá hay tường thì sẽ bị phản xạ ngược lại một phần. Vì thế, vận tốc truyền âm thanh cũng giảm hơn.
2. Tìm hiểu về các thuộc tính của âm thanh
Âm thanh cũng như nhiều loại sóng khác đều sở hữu những thuộc tính nhất định, đó là:
Tần số của âm thanh
Tần số của âm thanh thể hiện âm thanh có độ trầm bổng, cao thấp như thế nào. Đây là chính số lần dao động trong một giây của không khí hay các môi trường dẫn truyền khác của âm thanh.
Tần số của âm thanh có đơn vị là Héc (Hz). Đối với những âm thanh có tần số khoảng 15 – 20.000 Hz thì tai người có thể nghe được.
Áp suất của âm thanh
Môi trường dẫn truyền âm thanh sẽ bị thay đổi về áp suất khi âm thanh truyền qua. Áp suất của âm thanh còn được gọi là thanh áp và có đơn vị là bar.
Công suất của âm thanh
Công suất của âm thanh được tính là năng lượng của âm thanh trong một thời gian xác định khi truyền một diện tích không gian truyền nhất định.
Cường độ của âm thanh
Cường độ âm thanh được tính khi xác định công suất của âm thanh truyền qua đơn vị là 1cm2 diện tích và thể hiện sự to nhỏ của âm thanh.
Trong các thuộc tính trên thì 3 thuộc tính luôn gắn liền với nhau là áp suất, cường độ và công suất. Những thuộc tính này với nguồn năng lượng của âm thanh là luôn biến thiên tỉ lệ thuận với nhau.
3. Cấu tạo và chức năng của tai
Tại được cấu tạo gồm 3 phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Cụ thể đặc điểm cấu tạo tại của từng phần như sau:
3.1. Tai ngoài
Tai ngoài bao gồm có ống tai và vàng tai. Đặc điểm của từng bộ phận như sau:
- Vành tai lại bao gồm lớp da phủ bên ngoài và sụn. Nhiệm vụ chính của vành tai là hứng và thu nhận âm thanh từ mọi phía để đưa vào trong ống tai.
- Ống tai sẽ được xác định từ vành tai đến màng nhĩ. Có nhiều sợi lông nhỏ và tuyến bã nhờn ở phần ngoài của ống tai với nhiệm vụ tạo thành ráy tai. Đồng thời, đẩy ráy tai ra phía ngoài cửa tai.
3.2. Tai giữa
Tai giữa được cấu tạo gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và một số xương con. Đặc điểm của từng bộ phận này như sau:
- Màng nhĩ có hình bầu dục và là màng mỏng. Màng nhĩ có màu trắng mờ hoặc trong và có thể nhìn xuyên qua, ở vị trí hơi nghiêng ra sau. Nhiệm vụ của màng nhĩ là ngăn cách hoàn toàn giữa ống tai ngoài với tai giữa.
- Hõm nhĩ: Đặc điểm của hòm nhĩ là nằm trong thái dương với đặc điểm là hốc xương gồ ghề. Hòm nhĩ thông với nhiều bộ phận là thông với mũi họng ở phía trước, thông với xoang chũm ở phía sau và thông với tai trong ở bên trong.
- Trong hòm nhĩ có ba xương con: Đó là xương bàn đạp, xương đe, xương búa. Nhiệm vụ của những xương này là dẫn truyền âm thanh đến tai trong từ vị trí của màng nhĩ.
- Vòi nhĩ: Vòi nhĩ có cấu tạo là 1/3 trên là phần xương và còn lại là phần sụn ở phía dưới. Vòi nhĩ sẽ ở trạng thái đóng kín khi bình thường. Chỉ khi cân cân bằng áp suất bên trong hòm nhĩ thì vòi nhĩ mới mở ra.
3.3. Tai trong
Tai trong có cấu tạo gồm ốc tai, tiền đình và ống bán khuyên. Cụ thể như sau:
- Ốc tai: Đặc điểm của ống tai là nằm bên trong các hạch thần kinh với cấu tạo là ống xương xoăn 2,5 vòng quanh trụ ốc. Ốc tai có nhiều chất dịch làm nhiệm vụ chuyển động để đón nhận âm thanh khi đưa đến. Nhờ đó, các tế bào lông ở trong ốc tai mới được kích thích để tạo xung điện. Xung điện sẽ thông qua dây thần kinh để gửi tới não bộ.
- Tiền đình: Đặc điểm của tiền đình có nhiều túi nhỏ, hình bầu dục và trong màng là túi bầu dục. Tiền đình sẽ thông theo 3 chiều là trên, sau, ngang đối với phần phía sau tương ứng với 3 khoang của ống bán khuyên.
- Ống bán khuyên: Mỗi tai sẽ có 3 ống bán khuyên. Nhiệm vụ của ống bán khuyên khi kết hợp với tiền định nhằm nhận biết di chuyển và giữ cho cơ thể được thăng bằng.
Với những chia sẻ trên đây, có thể thấy chức năng chính của tai là nghe và giữ thăng bằng cho cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đến biết chức năng nghe của tai mà không biết đến chức năng còn lại.
4. Vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái
Việc chúng ta phát hiện và xác định được âm thanh phát ra ở bên trái, phải, trước hay sau vì âm thanh sẽ làm cho không khí dao động cơ học, dẫn đến các luồng sóng được tạo thành. Những luồng sóng này sẽ lan truyền tiếp tục ở trong không khí và tác động đến cả hai màng nhĩ.
Hai màng nhĩ sẽ đón nhận sóng âm thanh từ nguồn âm thanh phát ra theo đúng nhịp điệu. Theo đó, màng nhĩ ở bên nào thì sẽ đón nhận được tác động và âm thanh phát ra từ bên đó trước. Tác động này sẽ truyền về não bộ thông qua các dây thần kinh thính giác để não bộ thực hiện phân tích, chỉ huy cơ thể phản xạ lại. Vì thế, chúng ta sẽ nhận biết được âm thanh phát từ từ bên trái hay bên phải, trước hoặc sau.
Kết luận
Nội dung bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về âm thanh, cấu tạo, chức năng của tai để giải đáp được thắc mắc vì sao ta có thể xác định được âm phát ra từ bên phải hay bên trái. Genk STF hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích với các bạn!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị