Tác dụng của cây bồ công anh và những lưu ý khi sử dụng

Tác dụng của cây bồ công anh là gì, có thực sự hiệu quả hay không được nhiều người tìm kiếm trong thời gian gần đây. Bởi bồ công anh vốn được nhiều người truyền tai nhau về không ít lợi ích đối với người dùng. Vậy tác dụng của cây bồ công anh và những lưu ý khi sử dụng là gì thì các bạn hãy cùng Genk STF khám phá dưới đây.

Xem thêm:

1. Những thông tin tổng quan về bồ công anh

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của cây bồ công anh, chúng ta hãy điểm qua những thông tin về cây này tại những khía cạnh dưới đây.

1.1. Tên gọi

Bồ công anh có tên tiếng Anh là Lactuca indica L, thuộc họ Cúc – Asteraceae và là thảo dược. Cây còn có nhiều tên gọi khác nhau theo từng vùng miền như cây diếp trời, cây mũi mác, cây bồ cóc, cây diếp hoang…

bo-cong-anh
Bồ công anh là thảo dược quen thuộc ở Việt Nam

1.2. Đặc điểm thực vật học của cây bồ công anh 

Bồ công anh thuộc dòng thân thảo dễ nhận biết bởi những đặc điểm bên ngoài sau:

  • Bồ công anh có thân dạng thẳng, nhỏ và không có các cành cây. Cây trưởng thành có chiều cao khoảng 40 – 60cm.
  • Bồ công anh có lá đơn và mọc ở phần rễ cây, hình răng cưa ở phần mép lá. Thân và lá đều có nhựa với đặc điểm là vị hơi đắng, màu trắng như sữa.
  • Bồ công anh khi nở hoa sẽ có màu vàng đậm và nở vào tháng 6 – 7 hàng năm. Kết quả vào tháng 8 – 9 cùng năm với đặc điểm là màu nâu đen hình bầu dục, bên ngoài quả có lông trắng nhạt.

1.3. Đặc điểm sinh thái, phân bố

Bồ công anh là cây dễ dàng sinh trưởng và phát triển ở nhiều điều trị thời tiết cũng như thổ nhưỡng. Do đó, cây xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể như sau:

  • Bồ công anh tìm thấy nhiều ở Mỹ, Pháp, California, khu vực châu Á, nhất là ở các nước Đông Nam Á…
  • Tại Việt Nam, bồ công anh xuất hiện ở nhiều nơi như sườn đồi, đồng cỏ…. Vì thế, chúng ta dễ dàng bắt gặp cây này và có thể thu hái để sử dụng. Trong đó, Đà Lạt, Sapa và những khu vực có khí hậu mát mẻ có lượng bồ anh anh là lớn nhất.
  • Bạn có thể trồng bồ công anh bằng gốc cây hay hạt đều được. Thời điểm lý tưởng để trồng là tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10. Sau khi trồng được 4 tháng thì cây có thể thu hoạch để sử dụng.

1.4. Bồ công anh có mấy loại

Bồ công anh có nhiều loại khác nhau. Thế nhưng, tại Việt Nam hiện nay phổ biến nhất là 3 loại sau đây:

  • Bồ công anh Việt Nam: Đây là loại bồ công anh cao nên thân cao khoảng 60 – 100cm. Cây sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở phía Bắc, Bắc Trung Bộ. Tại nước ta đây còn được gọi là bồ công anh trắng.
  • Bồ công anh Trung Quốc: Đây là loại bồ công anh thấp nên thân chỉ cao khoảng 40 – 60cm. Đây là loại phổ biến được dùng để chữa bệnh từ xưa đến nay. Tại nước ta, đây còn được gọi là bồ công anh vàng.
  • Cây chỉ thiên: Loại cây này mọc nhiều ở miền Nam nhưng hầu như không được dùng làm thuốc. Vì hoa của cây màu tím nên nhiều người còn gọi là bồ công anh tím.

Cả 3 loại bồ công anh kể trên đều có thể sử dụng để làm trà hoặc rau. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng sẽ khác nhau vì dược tính của mỗi loại không giống nhau.

1.5. Thu hái và sơ chế bồ công anh

Bồ công anh có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc như thân, lá, rễ. Bởi các bộ phận này đều chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe nên có thể thu hái để sử dụng. Cụ thể các thu hái và sơ chế như sau:

  • Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch bồ công anh là vào giữa tháng 4 đến tháng 5. Lý do là lúc này, cây chưa ra hoa nên các dưỡng chất tại lá, thân, rễ đều dồi dào nhất và thu hoạch được cả cây.
  • Tiến hành cắt lá của cây trước bằng liềm sắc. Tiếp đến, bạn dùng dao hoặc xẻng đào theo hình tròn xung quanh gốc cây với chiều sâu khoảng 30cm. Sau đó, để thu được toàn bộ rễ của cây, bạn hãy dùng xẻng để xúc đất lên.
  • Tiếp đến, loại bỏ những lá già, lá hỏng, lá bị sâu đi sau khi đã thu được toàn bộ cây. Hãy phân loại từng bộ phận của cây rồi đem rửa thật sạch. Phơi khô các bộ phận của cây trong bóng râm để không bị mất nhiều dưỡng chất.
  • Khi đã phơi khô, bạn hãy cho bồ công anh vào túi nilon hoặc túi đựng chuyên dụng. Bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ phòng để sử dụng mỗi khi cần.

2. Tác dụng của cây bồ công anh

Bồ công anh từ lâu đã trở thành thảo dược được Y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau. Đến nay, Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và nhận thấy nhiều dược chất trong cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Vậy tác dụng của cây bồ công anh là gì thì các bạn hãy cùng khám phá dưới đây.

2.1. Tác dụng của bồ công anh theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, bồ công anh có vị đắng nhẹ, tính mát, mùi thơm nồng. Vì thế, thảo dược này tác dụng vào kinh, tâm, can với khả năng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc hữu hiệu. Do đó, loài cây này có nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm:

  • Bồ công anh được sử dụng để điều trị tắc tia sữa, sưng vú một cách an toàn và rất tốt bởi nó có chứa chất kháng sinh tự nhiên.
  • Khả năng điều trị ăn uống khó tiêu, các bệnh về dạ dày khi kết hợp bồ công anh cùng một số thảo dược khác.
  • Các bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có thể được hỗ trợ hiệu quả nhờ bồ công anh.
  • Bồ công anh có tác dụng lợi mật, giải độc gan, làm mát gan và thúc đẩy lượng bài tiết dịch mật.
  • Bồ công anh nhờ tính kháng viêm nên được dùng để điều trị mụn nhọt, sưng mủ.

2.2. Tác dụng của cây bồ công anh theo Y học hiện đại

Y học hiện đại đã nghiên cứu và cho thấy có nhiều dược chất quan trọng trong bồ công anh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Vậy những lợi ích đó là gì thì các bạn hãy cùng khám phá bên dưới:

  • Hoạt chất Taraxasterol: Hoạt chất này có khả năng phòng ngừa nhiễm khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ.
  • Hoạt chất Inulin: Hoạt chất này có nhiều trong rễ của bồ công anh, tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy hệ vi sinh đường ruột phát triển. Đồng thời, còn giúp hệ miễn dịch được cải thiện.
  • Hoạt chất Pectin: Đây là chất xơ hòa tan, tác dụng là giảm nồng độ cholesterol, ngăn ngừa mỡ máu, hạn chế xơ vữa động mạch và tốt cho sức khỏe tim mạch.
tac-dung-cua-cay-bo-cong-anh
Bồ công anh được cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh
  • Hoạt chất Choline: Hoạt chất này giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, đảm bảo quá trình chuyển hóa năng lượng hiệu quả, ngăn ngừa tích tụ chất béo dư thừa ở cơ thể.
  • Hoạt chất Glucose: Có tác dụng giúp cơ thể được cung cấp nước cần thiết, tránh tình trạng mất nước.
  • Hoạt chất Sucrose: Tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường lưu thông máu và cải thiện hoạt động hô hấp.

Ngoài ra, thành phần trong cây bồ công anh còn chứa nhiều nguyên tố như sắt, natri, canxi, magie và các loại vitamin A, B, C, K. Vì thế, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nâng cao sức khỏe con người.

3. Một số cách chế biến bồ công anh

Bồ công anh có rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà các bạn có thể lựa chọn một trong những cách chế biến sau:

  • Trà bồ công anh: Bạn có thể sử dụng rễ và hoa bồ công anh hãm với nước sôi trong khoảng 30 phút là có thể đem thưởng thức.
  • Nấu nước rễ bồ công anh nướng: Rễ bồ công anh rửa sạch, cắt thành các lát vài cm rồi đem nướng khoảng 30 phút. Đem rễ trần qua nước sôi rồi đem đun với nước cho sôi để uống.
  • Làm nước sốt món ăn: Bạn có thể sử dụng lá, thân bồ công anh rửa sạch rồi kết hợp cùng rau ngò để làm sốt một số món ăn sẽ tăng hương vị mà lại tốt cho sức khỏe, hỗ trợ giải độc, chống các gốc tự do gây hại.
  • Sử dụng bồ công anh làm nguyên liệu cho món salad: Các món rau trộn như cải trắng, bông cải xanh có thêm bồ công anh sẽ tăng thêm hương vị và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng một ít bồ công anh chứ không nên dùng quá nhiều sẽ khiến món ăn có vị đắng gây khó ăn.
  • Bồ công anh xào tỏi: Bạn đã bao giờ thưởng thức lá bồ công anh xào tỏi hay chưa. Nếu chưa hãy thử để trải nghiệm món ăn vừa ngon vừa bổ này nhé. Đặc biệt, bạn nên thêm hành tây, ớt và vắt chút nước cốt chanh thì món ăn sẽ ngon, bắt mắt hơn.
  • Làm nguyên liệu cho một số món ăn khác: Bạn có thể dùng bồ công anh để làm nguyên liệu cho một số món ăn khác như hải sản, mì ống, cá hồi.

4. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh

Tác dụng của cây bồ công anh có rất nhiều nhưng sử dụng như thế nào mới mang lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn thì không phải ai cũng biết. Do đó, dưới đây là một số bài thuốc có thảo dược này mời các bạn cùng tìm hiểu.

4.1. Bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày 

Để gia tăng hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày, người ta sẽ kết hợp bồ công anh cùng một số thảo dược khác theo công thức dưới đây:

  • Lá bồ công anh: 20g.
  • Lá khôi: 15g
  • Lá khổ sâm: 10g

Cách thực hiện: 

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 500ml nước. 
  • Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 15 – 20 phút nữa thì tắt bếp.
  • Gạn phần nước thuốc chia làm 3 lần và uống hết trong ngày.

Đối với bài thuốc trên sẽ duy trì uống liên tục 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày. Sau đó, lại tiếp tục liệu trình mới cho đến khi bệnh thuyên giảm.

4.2. Bài thuốc chữa viêm phế quản, viêm phổi 

Nhờ có khả năng kháng viêm nên cây bồ công anh được dùng để điều trị viêm phổi, viêm phế quản theo công thức dưới đây:

  • Bồ công anh: 40g
  • Vỏ rễ dâu: 20g
  • Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Tía tô, cam thảo, kim ngân hoa.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu trên cho vào ấm, thêm 200ml nước vào. Đun kỹ cho đến khi còn khoảng ¼ lượng nước thì tắt bếp. Sử dụng nước thuốc uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

4.3. Sử dụng bồ công anh chữa tắc tia sữa

Sử dụng bồ công anh chữa tắc tia sữa được nhiều người áp dụng. Các mẹ có thể lựa chọn 1 trong 2 cách dưới đây: 

Cách 1: Sử dụng bài thuốc đắp

  • Rửa sạch 100g lá bồ công anh tươi.
  • Đem giã nát bồ công anh cùng với một chút muối.
  • Vệ sinh sạch 2 bên vú rồi đắp trực tiếp hỗn hợp này lên 2 bên vú mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi khắc phục được tình trạng tắc tia sữa.

Cách 2: Sử dụng bài thuốc uống

  • Với bài thuốc uống, các mẹ nên sử dụng 100g bồ công anh khô cùng 50g lá quýt, 50g sài đất.
  • Các vị thuốc trên đem rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 300ml nước. Tiến hành đun sôi thì hạ nhỏ lửa, đun thêm khoảng 5 – 10 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy phần nước và uống hết trong ngày.

4.4. Chữa viêm loét dạ dày, viêm tá tràng

Bài thuốc chữa viêm tá tràng, viêm loét dạ dày từ bồ công anh và các vị thuốc khác theo liều lượng dưới đay:

  • Bồ công anh: 40g
  • Mỗi vị thuốc 20g, gồm: Nghệ vàng, lá khô.
  • Mai mực: 10g
  • Cam thảo: 5g

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào ấm, thêm 200ml nước vào đun sôi thật kỹ. Gạn lấy nước thuốc và uống hết trong ngày.

ung-dung-bo-cong-anh
Bồ công anh có nhiều ứng dụng trong các bài thuốc chữa bệnh

4.5. Chữa đau mắt, sưng đỏ mắt 

Bồ công anh có chứa hàm lượng vitamin A lớn. Do đó, các bạn có thể sử dụng thảo dược này kết hợp với những thảo dược khác để chữa đau mắt, sưng đỏ mắt theo công thức dưới đây:

  • Bồ công anh: 40g
  • Dành dành: 10g

Cách thực hiện: 

  • Đem các nguyên liệu làm sạch rồi đun cùng 200ml. Đun đến khi còn khoảng ½ lượng nước thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc làm 2 phần và uống hết trong ngày. Sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh.

4.6. Điều trị mụn nhọt 

Chuẩn bị các nguyên liệu:

  • Mỗi vị thuốc 12, gồm: Bồ công anh, vòi voi, ké đầu ngựa, liên kiều.
  • Mỗi vị thuốc 10g, gồm: Kinh giới, kim ngân hoa, hạ khô thảo, cỏ mần trầu.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu rồi nấu cùng 400ml nước. Đun đến khi cạn còn khoảng 100ml nước thì tắt bếp. Chia làm 2 lần và uống hết trong ngày.

5. Bồ công anh chữa bệnh ung thư – thực hư ra sao?

Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau về khả năng chữa ung thư của bồ công anh với tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư như ung thư máu, ung thư vú, ung thư gan… Vậy thực hư vấn đề này như thế nào, các bạn hãy cùng tìm hiểu các nghiên cứu dưới đây:

  • Tại New Mexico Tech đã thực hiện thí nghiệm sinh hóa và y sinh học từ dịch chiết từ rễ cây bồ công anh. Kết quả cho thấy, dịch chiết này có khả năng ngăn ngừa khối u di căn, ức chế các tế bào ung thư vú phát triển và không cho chúng xâm lấn.
  • Trường đại học Windsor của Canada cũng đã nghiên cứu và cho thấy khả năng làm cho tế bào ung thư gan bị suy yếu bởi dịch chiết từ rễ cây bồ công anh. Ngoài ra, rễ cây bồ công anh còn có chất chống oxy hóa là Phenolic, giúp loại bỏ gốc tự do có hại trong cơ thể.

Trên đây là 2 trong số nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây bồ công anh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn dừng lại ở việc nghiên cứu và các nhà khoa học cần thêm thời gian để nghiên cứu cụ thể hơn. Vì thế, đến nay, tác dụng của cây bồ công anh đối với bệnh ung thư chỉ là hỗ trợ điều trị, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh để cơ thể khỏe mạnh chống chọi lại bệnh tật. Mọi người tuyệt đối không nên tin vào những tác dụng thổi phồng của bồ công anh mà điều trị ung thư tại nhà bằng thảo dược này.

Việc điều trị ung thư muốn mang lại hiệu quả cao cần phải thăm khám sớm, điều trị tích cực. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc tốt để gia tăng hiệu quả chữa bệnh.

6. Bồ công anh chống chỉ định với đối tượng nào?

Những đối tượng dưới đây tuyệt đối không dùng bồ công anh dưới bất cứ hình thức nào để tránh gây hại cho sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Trẻ em.
  •  Những người mẫn cảm, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thảo dược này.
  • Mắc một số bệnh lý: Những người bị tăng huyết áp, suy tim sung huyết, người bị đái tháo đường, người mất cân bằng điện – nước sinh lý.
  • Những đối tượng bị tắc nghẽn ống dẫn mất, tắc ruột, người mắc hội chứng ruột kích thích, người bị dị ứng nhựa cao su.

7. Sử dụng bồ công anh cần lưu ý những gì?

Tác dụng của cây bồ công anh có rất nhiều. Thế nhưng, để mang lại hiệu quả cao khi sử dụng và tránh gây tác dụng phụ, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên dừng lại nếu như việc sử dụng bồ công anh gây ra các dị ứng như ngứa, buồn nôn, da nổi mẩn đỏ.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và phụ nữ đang cho con bú không nên dùng bồ công anh. Trường hợp dùng bồ công anh để chữa tắc tia sữa chỉ nên sử dụng với liều lượng ít.
  • Những người đang bị đi ngoài, phân lỏng, trẻ em dưới 12 tuổi, người đang điều trị thuốc đông máu thì tuyệt đối không sử dụng bồ công anh.
  • Thuốc Tây và bồ công anh nếu dùng cùng lúc sẽ giảm tác dụng. Vì thế, cần sử dụng 2 loại này cách xa nhau để không gây ảnh hưởng đến hiệu của của từng loại.
  • Trước khi sử dụng bồ công anh cho bất cứ mục đích hay điều trị bệnh gì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tư vấn để sử dụng bài thuốc với liều lượng, liệu trình phù hợp với sức khỏe từng người.
  • Những đối tượng bị rối loạn tiêu hóa, suy tim, cao huyết áp, hội chứng ruột kích thích… nên cân nhắc kỹ lưỡng khi có nhu cầu sử dụng bồ công anh.
  • Bồ công anh chỉ là thảo dược nên hiệu quả điều trị bệnh chỉ ở mức độ nhất định và còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, mọi người không nên quá tin tưởng và thổi phồng tác dụng của cây bồ công anh.

Kết luận

Những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn về bồ công anh và tác dụng của cây bồ công anh theo Y học cổ truyền, Y học hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược này cần đúng liều lượng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ để mang lại hiệu quả cao, tránh gây hại cho cơ thể.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7