Ung thư đại tràng giai đoạn 2 và những thông tin liên quan
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 khiến nhiều người bệnh lo lắng không biết tiên lượng sống ở giai đoạn này ra sao, điều trị bằng cách nào, bệnh có những đặc điểm gì? Để nắm rõ những thông tin tổng quan về ung thư đại tràng giai đoạn 2, các bạn hãy cùng Genk STF khám phá nội dung dưới đây.
Xem thêm:
- Giải pháp giúp người phụ nữ 7 năm sống khỏe với ung thư
- Những thông tin tổng quan về ung thư đại tràng giai đoạn 3
- Những cách chữa bệnh ung thư đại tràng
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào về ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ung thư đại tràng là bệnh lý ác tính xảy ra ở đại tràng do có sự xuất hiện của khối u ác tính tại cơ quan này. Bệnh được chia thành 4 giai đoạn từ 1 đến 4 theo kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 là giai đoạn đã có sự tiến triển bệnh hơn so với giai đoạn 1. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển và xâm lấn ra bên ngoài lớp niêm mạc cũng như ở cả dưới lớp niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên, tế bào ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Do đó, việc điều trị vẫn khá thuận lợi cho và mang lại kết quả khả quan.
2. Ung thư đại tràng giai đoạn 2 chia thành các giai đoạn nào?
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn dựa vào mức độ xâm lấn của khối u. Cụ thể từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2A
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã phát triển đến các lớp bên ngoài của đại tràng. Tuy nhiên, chúng mới chỉ ở bên ngoài và chưa xâm lấn ra bên ngoài thành đại tràng hoàn toàn. Các hạch bạch huyết và các mô lân cận chưa bị xâm lấn bởi các tế bào ung thư.
- Giai đoạn 2B
Đến giai đoạn này, tế bào ung thư đã phát triển qua lớp ngoài của đại tràng và phúc mạc cũng bị ảnh hưởng bởi. Đồng thời, các hạch bạch huyết cũng chưa bị khối u xâm lấn.
- Giai đoạn 2C
Đến giai đoạn này, lớp ngoài cùng của đại trang đã bị tế bào ung thư lan đến. Những cấu trúc và các mô lân cận cũng bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư. Tuy nhiên, hạch bạch huyết chưa bị khối u lây lan đến.
3. Biểu hiện ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, ung thư đại tràng không có dấu hiệu đặc trưng nên khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. Do đó, khi thấy những dấu hiệu sau, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác:
3.1. Có máu trên phân
Đi ngoài ra máu hoặc có máu trong phân là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại tràng, bệnh trĩ… Do đó, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và xử lý kịp thời.
3.2. Thói quen đi đại tiện có sự thay đổi
Thói quen đi đại tiên thay đổi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, đời sống sinh hoạt.
Khối u xuất hiện ở đại tràng còn làm cho phân thay đổi hình dáng. Theo đó, phân hẹp mỏng dài như lá lúa hoặc bút chì. Thậm chí, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng đại tiện không hoàn toàn hoặc đại tiện không tự chủ.
3.3. Thiếu máu không rõ nguyên nhân
Do tình trạng đi ngoài ra máu và nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh thiếu máu không rõ nguyên nhân. Triệu chứng của thiếu máu là người bệnh khó thở, mệt mỏi, uể oải và không tập trung. Ngay cả khi nghỉ ngơi, ngủ đầy đủ tình trạng này cũng không được khắc phục.
3.4. Những dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu trên, ung thư đại tràng giai đoạn 2 còn gây ra một số triệu chứng khác, đó là:
- Người bệnh thường xuyên xuất hiện tình trạng chướng bụng, đau bụng, đau vùng chậu.
- Người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa.
- Người bệnh giảm cân không rõ lý do.
4. Biến chứng ung thư đại tràng giai đoạn 2
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, đó là:
- Thiếu máu: Tình trạng chảy máu đại tràng hoặc trực tràng do khối u chèn ép sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu. Thiếu máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân thông qua các biểu hiện điển hình là chóng mặt, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở.
- Tắc ruột: Khối u lớn dần sẽ khiến đại tràng và ruột bị chèn ép, gây tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn ở đây có thể là chất rắn, chất lỏng, thậm chí là khí. Tình trạng tắc nghẽn khiến người bệnh bị táo bón, đầy hơi, đau bụng, buồn nôn và nôn, co thắt cơ bụng.
- Nguy hiểm đến tính mạng: Ung thư đại tràng giai đoạn 2 nếu không được điều trị có thể chuyển biến sang giai đoạn 3 hoặc 4. Đặc biệt, khi chuyển sang giai đoạn 4, nguy cơ tử vong là rất cao.
5. Chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 2 bằng phương pháp nào?
Để chẩn đoán ung thư đại tràng, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu thực thể. Hỏi thăm về tiền sử bệnh lý của gia đình để có cơ sở chẩn đoán. Sau đó, các xét nghiệm chuyên sâu sẽ được chỉ định để mang lại kết quả chính xác cho việc chẩn đoán nhằm điều trị phù hợp. Dưới đây là một số xét nghiệm được được dùng:
- Nội soi đại tràng: Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi đại tràng bằng một ống chuyên dụng có gắn camera đưa vào đại tràng. Với thủ thuật này, người bệnh sẽ được dùng thuốc xổ hoặc thuốc nhuận tràng để làm sạch ruột trước khi nội soi. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ bên trong đại tràng để đánh giá có tổn thương, bất thường hay khối u hay không.
- Chụp CT đại tràng: Người bệnh sẽ được uống thuốc cản quang để hình ảnh hiển thị trên phim khi chụp sẽ rõ ràng, sắc nét hơn. Thông qua hình ảnh trên phim, bác sĩ sẽ đánh giá được khối u, tổn thương trong đại tràng.
- Xét nghiệm hóa miễn dịch trong phân (FIT): Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định trong phân có lượng máu là bao nhiêu. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng để người bệnh lấy phân tại nhà. Sau đó, mẫu phân sẽ được mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
- Xét nghiệm công thức máu toàn bộ: Đây là xét nghiệm nhằm giúp bác sĩ đánh giá trong máu của người bệnh khi có khối u có những bất thường gì hay không.
- Sinh thiết: Đây là xét nghiệm cần thiết để đánh giá chính xác tính chất của khối u là ác tính hay lành tính. Thông thường, thông qua nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô từ khối u luôn. Mẫu mô bệnh phẩm này sẽ được nhuộm màu rồi soi dưới kính hiển vi để đưa ra kết luận chính xác.
6. Ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Ở giai đoạn 2, khối u ở đại tràng vẫn còn nhỏ nên cơ hội chữa bệnh mang lại tín hiệu tích cực. Vì thế, tiên lượng sống của người bệnh cũng rất tốt, đó là:
- Tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh ở giai đoạn 2A là khoảng 87%.
- Ung thư đại tràng giai đoạn 2B với tỷ lệ sống sau 5 năm đạt khoảng 65%.
- Đến giai đoạn 2C, tỷ lệ này đã giảm hơn và còn khoảng 60%.
Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tham khảo. Tiên lượng sống của người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sức khỏe tổng thể, tâm lý người bệnh, chế độ chăm sóc, ăn uống, khả năng đáp ứng điều trị… Vì thế, tiên lượng sống hoàn toàn có thể được cải thiện tốt hơn nếu người bệnh lạc quan và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
7. Điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Tùy thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp thường dùng bao gồm:
7.1. Phẫu thuật
Do khối u còn nhỏ nên phẫu thuật xâm lấn tối thiểu thường được chỉ định để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2. Các loại phẫu thuật phổ biến đó là:
- Cắt bỏ niêm mạc thông qua nội soi: Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối u. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, một lượng nhỏ niêm mạc bên trong đại tràng cũng có thể bị loại bỏ.
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu: Ở thành bụng, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ rồi đưa dụng cụ phẫu thuật có camera và đèn vào để loại bỏ các khối u.
- Cắt bỏ một phần: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần ruột kết có chứa tế bào ung thư. Để ngăn ngừa tái phát, các mô lân cận và một số hạch bạch huyết xung quanh cũng sẽ được loại bỏ. Sau đó, bác sĩ sẽ nối hai đầu khỏe mạnh của đại tràng lại với nhau để giúp chức năng ruột của người bệnh được đảm bảo.
- Phẫu thuật loại bỏ hạch bạch huyết: Với phẫu thuật này, ngoài việc loại bỏ khối u thì các hạch bạch huyết gần gối u ác tính cũng sẽ được loại bỏ nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan.
7.2. Xạ trị
Xạ trị là dùng tia năng lượng cao chiếu vào khu vực có tế bào ung thư. Phương pháp này được dùng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại nhằm ngừa ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, xạ trị cũng được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Các mô hoặc cấu trúc gần đó đã bị khối u ác tính lan đến.
- Vị trí khối u ở những nơi phức tạp không thể phẫu thuật cắt bỏ.
- Vì những lý do nào đó nên người bệnh không thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u.
Xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ như giãn mao mạch, khô da, hoại tử mô ở khu vực chiếu xạ…
7.3. Hóa trị
Hóa trị là cách đưa thuốc vào cơ thể người bệnh qua tiêm truyền tĩnh mạch hoặc đường uống. Hóa trị sẽ được áp dụng trong những trường hợp sau:
- Người bệnh đang ở ung thư đại tràng giai đoạn 2B hoặc 2C với đặc điểm là khối u đã vượt ra khỏi thành đại tràng và phát triển kích thích lớn.
- Số lượng hạch bạch huyết đã được loại bỏ trong phẫu thuật là nhỏ hơn 12.
- Khối u đã xâm lấn đến phúc mạc, hạch bạch huyết cũng như mạch máu gần đó.
- Bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 2 với biến chứng thủng ruột hoặc tắc ruột.
- Hóa trị được dùng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn sự tái phát của bệnh.
Hóa trị gây ra một số tác dụng như thiếu máu, suy giảm đề kháng, rụng tóc, buồn nôn và nôn…
8. Biện pháp hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2
Để gia tăng hiệu quả trong quá trình điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 2, người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau:
8.1. Chế độ ăn uống khoa học
- Cần đảm bảo cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. Thực hiện ăn đủ bữa, đúng giờ và nên chia thành nhiều bữa để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
- Nên hình thành thói quen ăn nhạt thay vì ăn mặn. Trong quá trình ăn nên ăn chậm, nhai kỹ.
- Không sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm lên men, các chất kích thích, đồ cay nóng.
- Hạn chế các thực phẩm khó tiêu, nhiều chất béo như thực phẩm quá nhiều chất xơ, thịt đỏ, sữa nguyên chất, phô mai,…
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước như nước canh, nước ép trái cây, nước lọc. Tránh các đồ uống gây hại như nước ngọt, nước có gas, rượu bia…
8.2. Tinh thần lạc quan
Người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào khả năng chiến thắng bệnh tật. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị, đẩy lùi bệnh tật và có được sức khỏe tốt.
8.3. Tuân thủ theo phác đồ điều trị
Ung thư đại tràng giai đoạn 2 nếu được điều trị tích cực và ngay từ sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh nên tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Kết hợp với đó là ý chí kiên định và không bao giờ bỏ cuộc.
8.4. Vận động mỗi ngày
Vận động mỗi ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… là cách để giúp cơ thể khỏe mạnh, detox cơ thể. Đồng thời, mang lại sự thoải mái cho tinh thần, góp phần tăng sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật.
9. Làm gì khi ung thư đại tràng tái phát?
Sau khi điều trị, ung thư đại tràng vẫn có thể tái phát. Sự tái phát của ung thư có thể xảy ra ở cùng một khu vực trước đó hoặc cũng có thể di căn đến những cơ quan khác của cơ thể.
Ung thư tái phát cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Việc điều trị lúc này thường sẽ sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u.
- Thu nhỏ khối u hoặc hỗ trợ tiêu diệt khối u còn sót lại sau phẫu thuật bằng xạ trị hoặc hóa trị.
- Tùy từng mức độ bệnh mà có thể sử dụng các phương pháp lâm sàng khác.
10. Phòng ngừa ung thư đại tràng bằng cách nào?
Ung thư đại tràng là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong. Do đó, ngay từ bây giờ, mọi người nên tuân thủ những nguyên tắc sau để tốt cho sức khỏe và phòng tránh căn bệnh này:
- Tiêu thụ lượng thịt đỏ vừa đủ, hạn chế sử dụng các loại thịt nướng, thịt xông khói, xúc xích, đồ ăn nhanh.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong trái cây, rau xanh để tốt cho sức khỏe, cải thiện đường ruột và ngừa ung thư đại tràng.
- Hạn chế uống rượu bia, các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích, đồ uống có gas, nước ngọt đóng chai.
- Không sử dụng thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào, kể cả hút thuốc thụ động.
- Giữ cân nặng ổn định, có kế hoạch kiểm soát và giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì.
- Thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Đặc biệt, với những người có nguy cơ cao mắc bệnh thì nên tầm soát sớm.
- Tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút.
- Kiểm soát căng thẳng, giữ cho bản thân sự thư thái, lạc quan và thoải mái.
Kết luận
Những thông tin chi tiết về ung thư đại tràng giai đoạn 2 trên đây hy vọng đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về căn bệnh này. Ở giai đoạn này, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm. Vì thế, người bệnh hãy kiên trì chống chọi bệnh tật và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để mang lại hiệu quả tích cực.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị