Suy hô hấp sơ sinh là gì? Triệu chứng và cách điều trị
Suy hô hấp sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm và cần được xử lý đúng cách, kịp thời để tránh nguy cơ tử vong. Các bậc cha mẹ cần có sự hiểu biết về căn bệnh này để bảo vệ trẻ được an toàn và giúp con phát triển khỏe mạnh. Những thông tin mà Genk STF cung cấp dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về suy hô hấp sơ sinh.
Xem thêm:
- Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu
- Suy hô hấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao?
- Suy hô hấp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội dung bài viết
1. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là gì?
Tên gọi khác của suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là bệnh màng trong. Đây là tình trạng khi bé chào đời mà phổi vẫn chưa phát triển đầy đủ. Điều này làm cho hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) bị thiếu, diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí bị giảm. Vì thế, khi hít thở trẻ thường gặp khó khăn.
Hội chứng này có thể gặp ở bất cứ trẻ sơ sinh nào. Trong đó, trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đây là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ đứng đầu về số ca tử vong ở trẻ sơ sinh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây suy hô hấp sơ sinh là sinh non. Lý do là khi sinh không đủ tháng, tỷ lệ phổi của trẻ chưa hoàn thiện là rất cao nên thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt. Chính sự thiếu hụt này sẽ là tiền đề gây ra các vấn đề về hô hấp cũng như tình trạng khó thở ở trẻ.
Ngoài sinh non, một số yếu tố dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ mắc suy hô hấp ở trẻ sơ sinh:
- Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ từng mắc phải bệnh có yếu tố di truyền liên quan đến sự phát triển của phổi thì khả năng trẻ sinh ra mắc suy hô hấp sẽ cao hơn.
- Người mẹ thực hiện sinh mổ.
- Tiền sử gia đình có người thân cận huyết thống với trẻ bị suy hô hấp như bố mẹ, anh chị ruột.
- Người mẹ khi mang thai bị bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ mang đa thai khi sinh con thì nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sẽ cao hơn.
- Tổn thương chu sinh, tức là trước sinh xảy ra ngạt và xuất huyết.
- Trong thời kỳ mang thai, lượng máu cung cấp cho thai nhi bị suy giảm.
3. Dấu hiệu suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh thường được phát hiện ngay khi bé chào đời hoặc trong khoảng 24 giờ sau sinh. Những dấu hiệu điển hình của bệnh là:
- Tình trạng khó thở xuất hiện đột ngột và dữ dội ở trẻ, sau đó tăng nhanh về nhịp thở.
- Phập phồng ở cánh mũi trẻ, khi thở phát ra tiếng rên.
- Xuất hiện tình trạng lồng ngực co kéo. Xương ức và các cơ liên sườn lõm xuống.
- Do thiếu oxy trầm trọng nên trẻ tím tái toàn thân, tim đập nhanh.
- Trẻ đổ mồ hôi nhiều.
- Tình trạng thở khò khè do ngạt thở.
Những triệu chứng kể trên khá giống với một số bệnh lý nhiễm trùng và bệnh lý hô hấp. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan mà cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ khi thấy trẻ xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường. Như vậy, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán và có phương hướng điều trị chuẩn xác ngay từ sớm.
4. Suy hô hấp sơ sinh nguy hiểm như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện ở bé. Thậm chí, nhiều biến chứng nguy hiểm còn có thể đe dọa tính mạng của trẻ.
Dưới đây là một số biến chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh do suy hô hấp gây ra:
- Trẻ bị giảm thị lực.
- Trong cơ thể hình thành huyết khối.
- Máu bị nhiễm trùng.
- Trẻ chậm phát triển về trí tuệ.
- Không khí xung quanh tim và phổi bị tích tụ.
- Xuất huyết não hoặc phổi.
- Làm phế quản phổi bị loạn sản.
- Viêm phổi.
- Suy thận và nhiều rối loạn khác nếu trẻ bị suy hô hấp nặng.
Biến chứng gặp phải ở mỗi trẻ sẽ khác nhau vì phụ thuộc vào tình trạng cũng như mức độ bệnh.
5. Chẩn đoán suy hô hấp sơ sinh
Ngoài việc quan sát về hơi thở, hình dáng bên ngoài để xem có điều gì bất thường hay không thì các xét nghiệm sẽ được chỉ định để chẩn đoán suy hô hấp trẻ sơ sinh. Những xét nghiệm thường được thực hiện bao gồm:
- Tiến hành chụp X-quang ngực để đánh phổi có tổn thương hay bất thường nào không.
- Xét nghiệm khí máu: Mục đích của xét nghiệm này để xem nồng độ oxy, carbon dioxide trong máu là bao nhiêu. Đồng thời, kiểm tra trong dịch cơ thể có sự hiện diện của axit dư thừa hay không.
- Siêu âm tim: Mục đích của siêu âm tim nhằm giúp bác sĩ đánh giá xem tim của trẻ có gặp vấn đề gì hay không.
6. Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh được điều trị thế nào?
Điều trị suy hô hấp sơ sinh cần được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ sau này. Theo đó, một số cách điều trị thường được áp dụng dưới đây:
Liệu pháp thay thế surfactant
Liệu pháp này sẽ được chỉ định khi phổi của bé thiếu chất hoạt động tạo tính bề mặt. Theo đó, thông qua đường nội khí quản, bác sĩ sẽ đưa chất surfactant vào phổi. Để hỗ trợ hô hấp, máy thở sẽ được đặt sau khi thực hiện thành công việc đưa vào phổi chất surfactant.
Thời gian và tần suất thực hiện phương pháp này sẽ được căn cứ vào tình trạng bệnh ở mỗi trẻ. Nếu trong 6 giờ đầu sau sinh mà thực hiện liệu pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Liệu pháp oxy
Khi các cơ quan không đủ oxy sẽ không hoạt động đúng. Do đó, liệu pháp oxy sẽ được thực hiện nhằm chuyển oxy đến cơ quan của trẻ, giúp chức năng của các cơ quan hoạt động ổn định. Lúc này, để kiểm soát oxy của bé, máy thở sẽ được sử dụng.
Thở CPAP
Thở CPAP là phương pháp đưa vào đường thở liên tục một áp lực dương thông qua đường mũi. Lúc này, bác sĩ sẽ đặt lên mũi của bé một mặt nạ nhỏ.
Mục đích của phương pháp này là nhằm đảm bảo các phế nang có khuynh hướng xẹp luôn được duy trì độ mở. Đồng thời, các phế nang bị xếp sẽ được mở ra.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp cần thiết, nếu quá trình điều trị bé phải chịu nhiều đau đớn thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc để giảm đau. Tuy nhiên, việc dùng thuốc đối với trẻ sơ sinh sẽ gây nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ.
7. Phòng ngừa suy hô hấp trẻ sơ sinh thế nào?
Sinh non là nguyên nhân chính gây suy hô hấp sơ sinh. Do đó, biện pháp phòng ngừa tốt nhất là người mẹ cần cố gắng để con sinh ra được đủ tháng.
Để giảm nguy cơ sinh non, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các biện pháp phù hợp. Kết hợp với đó là việc duy trì thói quen tốt trong thời gian mang thai như không hút thuốc lá, rượu bia, tránh xa chất kích thích.
Nếu vì lý do nào đó, bạn bắt buộc phải sinh sớm cần nói với bác sĩ để được dùng thuốc corticosteroid. Thuốc này sẽ giúp phổi của bé tăng cường khả năng sản xuất chất tạo tính bề mặt cho phổi và cũng giúp phổi của bé phát triển nhanh hơn.
Kết luận
Suy hô hấp sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tính mạng nếu không được phát hiện sớm. Do đó, ngay khi nhận thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu nào bất thường sau sinh, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và có hướng điều trị tích cực, hiệu quả.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 8: BÉ LÊ THÙY LINH VÀ HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ XƯƠNG
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị