Những biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung nếu được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ điều trị khỏi rất cao. Vậy những biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì? Làm cách nào để có thể phát phát hiện được ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu? Mời các bạn tiếp tục tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của GenK STF.
Xem thêm:
- Câu chuyện về người phụ nữ chiến thắng tử thần ung thư tử cung di căn một cách ngoạn mục
- Những câu hỏi thường gặp khi chích ngừa ung thư tử cung
- Tìm hiểu bệnh ung thư tử cung có chữa được không?
Nội dung bài viết
1. Biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Bệnh ung thư cổ tử cung có tỷ lệ điều trị khỏi cao nếu được chẩn đoán sớm ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khó xác định, chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Lí do là bởi các triệu chứng của bệnh thường rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa thông thường khác. Tuy nhiên, nếu có những biểu hiện sau, chị em nên đến ngay trung tâm y tế để được xét nghiệm và điều trị:
1.1. Xuất hiện dịch âm đạo bất thường
Bình thường, trong những ngày rụng trứng, dịch âm đạo sẽ có màu hơi trắng hoặc trong, không có mùi. Thế nhưng, nếu dịch âm đạo xuất hiện màu sắc lạ như xanh, vàng hoặc có lẫn máu hay mủ, kèm theo mùi khó chịu thì rất có thể là triệu chứng của ung thư tử cung.
Ngoài ra, dịch âm đạo bất thường cũng có thể là biểu hiện của viêm vòi trứng, ung thư buồng trứng. Do đó, để biết chính xác, chị em nên đi thăm khám phụ khoa.
1.2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Ung thư tử cung sẽ làm thay đổi sự cân bằng hormone và ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Lúc này, bạn sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt không đều như trước với các biểu hiện điển hình như kinh nguyệt kéo dài, trễ kinh, máu kinh nguyệt đen sẫm…
1.3. Âm đạo bị chảy máu bất thường
Một trong những dấu hiệu ung thư tử cung giai đoạn đầu chính âm đạo bị chảy máu bất thường. Khi này, dù không phải chu kỳ kinh nguyệt, người bệnh vẫn bị chảy máu. Thế nhưng, mức độ chảy máu nhiều ít có sự khác nhau giữa từng người. Tuy nhiên, điểm chung là mọi người đều không rõ nguyên nhân bị chảy máu. Do đó, để an toàn bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán và có hướng xử lý kịp thời, tránh để mất máu quá nhiều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.4. Gặp tình trạng bất thường trong tiểu tiện
Bệnh ung thư tử cung giai đoạn đầu có thể gây ra tình trạng bất thường trong tiểu tiện. Các biểu hiện điển hình là khi hắt hơi, vận động mạnh bị rò rỉ nước tiểu, đi tiểu bị đau, có máu trong nước tiểu… Lúc này không được chủ quan mà cần sớm đi thăm khám bởi nếu là ung thư tử cung thì khả năng các tế bào ung thư đã lây lan sang những bộ phận khác.
1.5. Quan hệ tình dục gây đau hoặc chảy máu
Tình dục gây đau rát hoặc chảy máu thì chị em không nên chủ quan. Bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đây cũng là dấu hiệu ung thư tử cung giai đoạn đầu, nhất là khi biểu hiện này diễn ra thường xuyên, trong thời gian dài.
1.6. Thiếu máu
Người mắc bệnh ung thư tử cung có thể bị thiếu máu. Lý do là vì lúc này các tế bào hồng cầu sẽ được thay thế bằng các bạch cầu nhằm đẩy lùi tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu âm đạo bất thường do căn bệnh này gây ra nếu không được xử lý kịp thời cũng sẽ gia tăng nguy cơ thiếu máu.
Biểu hiện thiếu máu dễ nhận biết nhất là cơ thể xanh xao, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bên cạnh đó, người bệnh không còn sức sống, thậm chí ăn uống mất cảm giác ngon miệng và gây giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
1.7. Vùng lưng dưới xuất hiện cơn đau
Ung thư tử cung còn có thể gây ra cơn đau ở vùng lưng dưới. Nguy hiểm hơn những cơn đau này không được khắc phục kịp thời sẽ lan xuống chân, thậm chí còn khiến chân bị sưng phù, gây ảnh hưởng đến vận động, đi lại.
1.8. Xuất hiện cơn đau xương chậu hoặc đau bụng dưới
Phụ nữ thường bị đau bụng dưới, đau xương chậu vào thời điểm trước và trong những ngày kinh nguyệt. Đây là hiện tượng rất bình thường. Thế nhưng, nếu việc đau này xảy ra một cách bất thường và trước đó không hề vận động, luyện tập thể dục thể thao, không bị va đập… thì cần cẩn trọng. Bởi triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung.
1.9. Phụ nữ đã mãn kinh ra máu âm đạo
Với những phụ nữ mãn kinh sẽ không còn kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu không hề có tác động mạnh nào đến âm đạo mà lại xuất hiện máu âm đạo thì chị em tuyệt đối không nên chủ quan. Dù lượng máu xuất hiện có ít hơn so với bình thường nhưng đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư tử cung.
2. Làm cách nào để phát hiện được ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu?
2.1. Tầm quan trọng của việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Thời gian vàng trong điều trị ung thư nói chung hay ung thư cổ tử cung là bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) của bệnh. Ở giai đoạn này ung thư mới chỉ xuất hiện và khu trú ở cổ tử cung nên chưa có hiện tượng xâm lấn hay di căn. Để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung lời khuyên cho các chị em là nên đi kiểm tra, tầm soát ung thư định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông qua những đợt thăm khám, các bác sĩ sẽ có thể làm những xét nghiệm để kiểm tra, đánh giá tình trạng ung thư của bạn.
Khi các bác sĩ xác định bạn chưa bị ung thư mà chỉ ở giai đoạn nhiễm HPV, hay tổn thương tiền ung thư (các tế bào ung thư vẫn khu trú ở cổ tử cung) thì các bác sĩ có thể điều trị một cách dễ dàng và có thể bảo tồn được khả năng sinh nở của chị em phụ nữ. Ngày nay, một số phương pháp điều trị thường được các cơ sở Y tế áp dụng để điều trị ung thư cổ tử cung như: phẫu thuật, kết hợp xạ trị. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, đặc điểm của bệnh, giai đoạn của bệnh của nó.
2.2. Các thủ thuật kiểm tra
- Kiểm tra test vi rút HPV: Trong hàng trăm loại vi rút HPV, chỉ có 14 loại có thể gây ung thư cổ tử cung. HPV16 và HPV18 là nguyên nhân gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung và 30% là do 12 chủng còn lại.
- Test PAP: Lấy phết ở tế bào màng cổ tử cung để kiểm tra phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này sẽ tìm kiếm và phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở cổ tử cung, có nguy cơ dẫn đến ung thư.
- Các bác sĩ đôi khi chỉ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để xác định cổ tử cung của bạn tổn thương thế nào.
3. Những trường hợp nào nên tầm soát để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu?
Việc tầm soát ung thư thường thường được thực hiện đình kỳ 1 đến 3 năm một lần tùy loại xét nghiệm bạn lựa chọn. Tất cả những trường hợp được các chuyên gia đánh giá là có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thì nên thực hiện tầm soát sớm. Những đối tượng này bao gồm:
- Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên: Những người ở tuổi này thường đã quan hệ tình dục và nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung. Trong đó, nhóm có nguy cơ cao nhất là phụ nữ 35-44 tuổi đã quan hệ tình dục.
- Phụ nữ đã từng có, bà, mẹ, chị em gái từng mắc ung thư cổ tử cung
- Những phụ nữ có dấu hiệu chảy máu bộ phận sinh dục
- Phụ nữ sinh con muộn, sau tuổi 35
4. Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa khỏi được không?
Do ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu vẫn giới hạn ở cổ tử cung và chưa có bất kì dấu hiệu xâm lấn nào nên có tiên lượng sống tốt nhất. Vì vậy, cơ hội điều trị thành công cho bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu rất tốt. Khoảng 80 – 93% bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có cơ hội sống trên 5 năm nếu được điều trị tích cực.
5. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để khẳng định ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa khỏi không, lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường được chỉ định là phẫu thuật và xạ trị, tùy vào mức độ xâm lấn cổ tử cung. Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp bổ trợ khác nhau để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Trường hợp khối u dưới 3 mm, bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể được chỉ định khoét chóp cổ tử cung để loại bỏ khối u, bảo toàn tử cung để không ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nữ giới. Bác sĩ cũng sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tử cung để loại bỏ triệt căn khối u. Trường hợp đánh giá nguy cơ lây lan rộng, bác sĩ cũng có thể chỉ định cắt bỏ âm đạo và loại bỏ hạch bạch huyết lân cận. Phẫu thuật thường được kết hợp với phương pháp bổ trợ khác là xạ trị.
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia bức xạ năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất. Tia xạ có thể đến từ máy bức xạ bên ngoài hoặc hạt phóng xạ được đặt bên trong cơ thể, gần khối u. Xạ trị được các bác sĩ đánh giá là có tác dụng như phẫu thuật trong điều trị cho bệnh nhân giai đoạn đầu.
Hi vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với bạn. Để tìm hiểu sâu hơn về các biểu hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu và những thông tin liên quan, hãy liên hệ với chuyên gia của chung tôi.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
- Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
- Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị