Giải đáp thắc mắc ung thư cổ tử cung có mang thai được không
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Đây là bệnh lý phụ khoa nên nhiều chị em băn khoăn liệu mắc ung thư cổ tử cung có mang thai được không? Để tìm lời giải đáp cho vấn đề này, các bạn hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Hiểu thế nào về bệnh ung thư cổ tử cung?
Cổ tử cung là là cơ quan tiếp nối giữa âm đạo và thân tử cung, thuộc một phần trong cơ quan sinh dục nữ.
Ung thư cổ tử cung khởi phát từ những tế bào ở cổ tử cung tăng sinh, phát triển một cách mất kiểm soát. Kết quả là hình thành nên các khối u trong cổ tử cung. Nếu không phát hiện và xử lý sớm, các khối u có thể xâm lấn, chèn ép lên những khu vực xung quanh khi chúng phát triển lớn hơn.
Tỷ lệ nữ giới mắc ung thư cổ tử cung cao nhất là trong độ tuổi sinh sản, thường là ở tuổi từ 30 – 45. Tỷ lệ nữ giới dưới 20 tuổi mắc bệnh chiếm tỷ lệ rất thấp.
2. Ung thư cổ tử cung có mang thai được không?
Ung thư cổ tử cung có mang thai được không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Bởi đây là căn bệnh phụ khoa, có liên quan đến cổ tử cung. Để giải đáp cho vấn đề này, các bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
2.1. Ung thư cổ tử cung làm suy giảm khả năng mang thai
Trên thực tế, nguy cơ vô sinh khi chị em bị ung thư cổ tử cung là rất cao. Nguyên nhân là vì:
- Trứng và tinh trùng sẽ phải đi vào tử cung để làm tổ sau khi thụ tinh. Trong khi đó, các tế bào ở cổ tử cung tăng sinh bất thường và hình thành nên các khối u. Các khối u này sẽ cản trở việc di chuyển của phôi.
- Quá trình điều trị ung thư cổ tử cung bằng phẫu thuật đều sẽ gây ra những biến chứng nhất định đến cơ quan sinh sản. Do đó, gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này.
- Xạ trị và hóa trị có thể gây ra tác dụng phụ khiến âm đạo hẹp lại. Điều này làm cho quá trình di chuyển của tinh trùng để gặp trứng bị cản trở hoặc tổn thương. Thậm chí, 2 phương pháp điều trị này còn làm tế bào trứng bị phá hủy.
2.2. Những phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân muốn sinh con
Ung thư cổ tử cung sẽ làm giảm khả năng mang thai. Thế nhưng, người bệnh vẫn có thể mang thai nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Do đó, ung thư cổ tử có mang thai được không phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào cũng như phương pháp điều trị.
Với những phụ nữ có nhu cầu mang thai và sinh con, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp điều trị sau:
2.2.1. Điều trị nội tiết
Đây là phương pháp điều trị ung thư mới hiện nay có tác dụng toàn thân. Cơ chế của phương pháp này là ngăn chặn tế bào ung thư tiếp xúc với nội tiết tố bằng cách sử dụng thuốc. Vì thế, tế bào ung thư không lấy được nội tiết tố nên chúng sẽ không thể phát triển, phân chia.
Loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư cổ tử cung thường có chứa progesterone. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần làm các xét nghiệm nội tiết cân nhắc bệnh nhân đáp ứng với phương pháp điều trị hay không.
Việc điều trị ung thư cổ tử cung bằng phương pháp nội tiết có ưu điểm vượt trội là khả năng sinh sản của phụ nữ được bảo tồn. Vì thế, bệnh nhân sau điều trị vẫn có thể mang thai và sinh con.
2.2.2. Sinh thiết nón
Sinh thiết nón còn được gọi là khoét chóp cổ tử cung. Phương pháp này được áp dụng với chị em mắc ung thư giai đoạn đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ ở cổ tử cung một mảnh mô dạng hình chóp nón.
Sau sinh thiết nón, chị em hoàn toàn có thể mang thai và sinh con nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, trong thời gian này, việc theo dõi và kiểm tra bệnh chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ là rất cần thiết.
Sau sinh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số phương pháp chuyên sâu để hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao.
2.2.3. Cắt bỏ cổ tử cung
Phương pháp điều trị này sẽ giữ nguyên vẹn đáy tử cung và chỉ loại bỏ toàn bộ cổ tử cung cùng phần trên của âm đạo bị bệnh. Phụ nữ sau phẫu thuật vẫn có cơ hội mang thai. Thế nhưng, việc sinh con chỉ được thực hiện bằng phương pháp mổ lấy thai.
Trong quá trình mang thai, chị em cũng cần thăm khám và theo dõi sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có vấn đề gì cần xử lý, bác sĩ sẽ sớm xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý: Với chị em mắc ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn tiến triển, bác sĩ sẽ hóa trị trước nhằm tiêu diệt, thu nhỏ tế bào ung thư. Sau đó, sẽ tiến hàn phẫu thuật để cắt bỏ cổ tử cung và loại bỏ các tế bào ung thư dễ dàng hơn.
3. Biện pháp đơn giản giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện muộn. Do đó, thay vì lo lắng ung thư cổ tử cung có mang thai được không, chị em hãy cùng tìm hiểu cách phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bằng những biện pháp sau:
3.1. Hình thành thói quen tốt
- Tiêm phòng vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 9 – 26 để phát huy khả năng phòng ngừa bệnh tốt nhất.
- Tầm soát ung thư định kỳ để sớm phát hiện triệu chứng bất thường và có hướng khắc phục phù hợp.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Duy trì cân nặng ổn định.
- Không thức khuya, không làm việc quá sức, giữ tâm trạng thoải mái, ổn định.
- Hàng ngày cần vệ sinh vùng kín đúng cách. Vào chu kỳ kinh nguyệt cần thay bằng vệ sinh sạch sẽ. Trước và sau quan hệ tình dục cần vệ sinh cẩn thận.
3.2. Chú ý vấn đề tình dục
- Không nên quan hệ tình dục quá sớm vì lúc này cổ tử cung chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm sẽ gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
- Nên duy trì quan hệ tình dục lành mạnh 1 vợ 1 chồng. Không nên có nhiều bạn tình rất dễ rất đến làm tăng nguy cơ nhiễm virus HPV.
- Nếu chưa có nhu cầu mang thai, hãy sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
3.3. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Xây dựng thực đơn đảm bảo cân bằng các dưỡng chất thiết yếu nhưng cần lành mạnh và tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
- Không sử dụng thuốc lá, thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào. Cần hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas, nước đóng chai.
Kết luận
Ung thư cổ tử cung có mang thai được không phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh và phương pháp điều trị. Nếu không bị cắt bỏ tử cung, chị em vẫn có cơ hội mang thai và sinh con.