Những câu hỏi thường gặp khi chích ngừa ung thư tử cung
Việc thực hiện chích ngừa ung thư tử cung để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này ngay từ sớm là một điều rất cần thiết. Nguyên nhân là bởi bệnh ung thư này khá phổ biến ở nữ giới với tỉ lệ tử vong đứng thứ 4 trong số các bệnh ung thư hiện nay. Các bạn hãy cùng tìm hiểu một số thông tin liên quan đến vấn đề này để có được những hiểu biết đúng đắn về bệnh cũng như việc tiêm phòng ngừa bệnh.
Nội dung bài viết
1. Chích ngừa ung thư tử cung cho đối tượng nào?
Tính đến thời điểm hiện tại thì phương pháp hiệu quả nhất để có thể giúp các chị em phụ nữ phòng ngừa ung thư cổ tử cung chính là tiêm vắc xin. Vắc xin phòng HPV là loại vắc xin chích ngừa ung thư tử cung vừa an toàn vừa có tính hiệu quả cao. Nó có thể chống lại virus HPV gây ra hầu hết các bệnh lý trên cơ thể, trong đó có ung thư tử cung.
Vậy độ tuổi thích hợp nhất để thực hiện chích ngừa ung thư tử cung là độ tuổi nào? Theo các chuyên gia thì việc tiêm phòng vắc xin HPV được tiến hành càng sớm càng tốt. Theo đó, từ 9 đến 26 tuổi là độ tuổi vàng để thực hiện tiêm phòng bệnh. Và hiệu quả sẽ càng cao hơn nếu trẻ được tiêm phòng vắc xin HPV trong độ tuổi từ 9 tuổi đến 15 tuổi.
Một số thông tin cho rằng, việc tiêm vắc xin phòng HPV chỉ có hiệu quả khi đối tượng tiêm phòng chưa quan hệ tình dục. Trên thực tế, thì thông tin này chưa thực sự chính xác. Khuyến cáo của các nhà sản xuất là có thể tiêm vắc xin HPV cho nữ giới từ 9 đến 26 tuổi khi chưa quan hệ tình dục để có kết quả cao nhất. Còn những người đã có quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm phòng nhưng hiệu quả sẽ không cao như độ tuổi đã được khuyến cáo.
Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu và đề xuất vấn đề tiêm chủng phòng ngừa HPV cho cả các bé trai. Lý do là bởi không chỉ nữ giới có nguy cơ mắc ung thư tử cung khi nhiễm HPV. Nam giới khi nhiễm loại virus này cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc phải một số loại ung thư khác. Ví dụ như ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, ung thư đường sinh dục…
2. Có bao nhiêu loại vắc xin phòng HPV?
Tại Việt Nam, vắc xin phòng ung thư tử cung, âm hộ, âm đạo, các tổn thương tiền ung thư và loạn sản, mụn cóc sinh dục và bệnh lý do nhiễm virus HPV đang được lưu hành rộng rãi. Loại vắc xin này có nguồn gốc từ Mỹ và có thể phòng ngừa 4 loại virus HPV gây bệnh chủ yếu là HPV 6, HPV 11, HPV 16, HPV 18.
Với loại vắc xin ngừa HPV này, tác dụng của nó trên cơ thể người được tiêm sẽ kéo dài khoảng 30 năm. Việc thực hiện chích ngừa ung thư tử cung với vắc xin phòng HPV không cần phải thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm. Chỉ cần đối tượng là nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26, không có bầu, không sử dụng thuốc điều trị các bệnh cấp tính, không dị ứng với thành phần của thuốc.
Trong trường hợp mang thai khi đang tiêm phòng HPV thì cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để thực hiện hoãn lịch tiêm. Việc hoàn thành quá trình tiêm phòng HPV sẽ được xem xét và hoàn tất sau khi sinh.
Ngoài những vấn đề trên thì có rất nhiều các thắc mắc về việc chích ngừa ung thư tử cung. Có thể kể đến một số thắc mắc phổ biến sau:
3. Liệu khi đã nhiễm HPV có thể tiêm phòng nữa hay không?
Như đã trình bày ở trên, các nhà sản xuất vắc xin phòng HPV cho biết, các đối tượng đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm phòng HPV. Nghĩa là dù nhiễm HPV thì vẫn có thể tiến hành tiêm vắc xin như bình thường.
Lý do bởi virus HPV là loại rất dễ tái nhiễm. Việc cơ thể tự đào thải loại virus này theo cơ chế tự nhiên thì sau đó, chúng hoàn toàn có thể quay lại. Tuy nhiên, khi sử dụng vắc xin thì việc tái nhiễm là khó xảy ra.
Ngoài ra, HPV là loại virus có khá nhiều chủng khác nhau. Có thể bạn đang nhiễm chỉ một hoặc một vài loại HPV và chúng chưa phải là loại có nguy cơ cao gây bệnh. Do vậy, vẫn cần đến việc chích ngừa ung thư tử cung bằng vắc xin để phòng tránh bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều người thắc mắc rằng khi virus HPV đã phát triển và gây ra bệnh thì có thể tiêm phòng nữa không? Ví dụ như virus HPV chủng 6 và chủng 11 gây bệnh sùi mào gà. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị bệnh sùi mào gà. Nếu vẫn muốn tiêm phòng HPV thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và tiến hành xét nghiệm PCR HPV để xác định các chủng HPV đã bị. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn có nên tiêm phòng nữa hay không.
4. Khi tiêm vắc xin phòng HPV có tác dụng phụ không?
Việc tiêm phòng một số loại vắc xin phòng bệnh có thể dẫn đến một số những tác dụng phụ. Vì vậy, câu hỏi liệu rằng khi tiến hành tiêm vắc xin HPV có xảy ra tác dụng phụ nào không được khá nhiều người quan tâm.
Trên thực tế, khi chích ngừa ung thư tử cung bằng vắc xin HPV, nhiều người hoàn toàn không hề gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, một số người khác thì lại gặp phải một hoặc một số những biểu hiện sau:
- Tại chỗ tiêm có hiện tượng sưng, đau, có quầng đỏ.
- Bị nổi mề đay ở một số vùng trên cơ thể.
- Có hiện tượng đau cơ, đau khớp.
- Bị buồn nôn và nôn.
- Gặp phải hiện tượng đau bụng, đi ngoài, đầy hơi, trướng bụng
- Mệt mỏi.
- Sốt nhẹ.
Ung thư tử cung là căn bệnh mà tại tử cung của người nữ giới, các tế bào phát triển một cách không bình thường, gây ra nhiều biến động trong bộ phận này. Đại đa số các trường hợp mắc bệnh đều do nguyên nhân là nhiễm phải virus HPV – Human Papilloma Virus.
Sự tồn tại của loại virus này khá đa dạng với hơn 200 chủng loại khác nhau. Việc nhiễm phải virus HPV đôi khi không nguy hiểm, và theo nghiên cứu thì hầu hết phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục đều nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Tuy nhiên, nếu như nhiễm phải hai loại HPV dạng nguy cơ cao là HPV 16 và HPV 18 thì khả năng mắc ung thư tử cung là rất cao.
Diễn biến của căn bệnh ung thư tử cung từ việc nhiễm HPV rất thầm lặng. Virus lặng sẽ sinh sôi, phát triển bên trong cơ thể người phụ nữ mà không gây ra quá nhiều triệu chứng đặc trưng nào của bệnh trong những giai đoạn đầu. Chỉ khi các khối u lớn dần và tác động đến cơ thể người bệnh, tức là bệnh đã đi đến giai đoạn nặng thì nhiều người mới biết mình mắc bệnh.
Vì vậy, việc sớm có những hiểu biết về bệnh và được thực hiện chích ngừa ung thư tử cung trong độ tuổi được khuyến cáo là cần thiết. Nó sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và đem lại sự yên tâm trong cuộc sống sau này.
Các triệu chứng trên hầu hết chỉ xuất hiện ở mức nhẹ và sẽ nhanh chóng tự hết sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn tiêm phòng HPV và gặp phải các triệu chứng trên, hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ.
Hiện nay, chương trình chích ngừa ung thư tử cung cho trẻ em gái đã được phổ biến rộng rãi. Rất nhiều các cơ sở y tế uy tín có thực hiện tiêm phòng loại vắc xin này. Các bậc phụ huynh hãy chú ý và sớm cho con em mình thực hiện tiêm phòng để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh.