Giải đáp thắc mắc: Xuất huyết dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không là vấn đề khiến nhiều người quan tâm hiện nay. Tình trạng xuất huyết dạ dày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Để tìm lời giải đáp cho thắc mắc xuất huyết dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không, các bạn hãy cùng Genk STF khám phá dưới đây.

Xem thêm:

1. Xuất huyết dạ dày là gì?

Xuất huyết dạ dày là tình trạng dạ dày bị chảy máu do niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chưa được chưa được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thậm chí, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm

Theo thống kê số lượng người bệnh bị xuất huyết dạ dày ngày càng có xu hướng tăng lên. Số lượng nam giới bị xuất huyết dạ dày nhiều hơn nữ giới và độ tuổi phổ biến là từ 20 – 50 tuổi.

Nhiều nghiên cứu thống kê cho thấy có trên 80% trường hợp xuất huyết dạ dày sẽ tự cầm. Còn lại cần phải sử dụng phương pháp nội soi để điều trị. Tuy nhiên, sau khi điều trị nội soi thì có khoảng 5 – 20% trường hợp bị tái xuất huyết.

2. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Việc nắm được nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày sẽ giúp việc điều trị và phòng bệnh được tốt. Theo đó, các nguyên nhân phổ biến gây bệnh bao gồm:

  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Ung thư dạ dày.
  • Viêm dạ dày.
  • Các bệnh về máu như: Ung thư máu dòng tiểu cầu, suy gan nặng, bệnh thiếu các yếu tố đông máu, sốt xuất huyết, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch…
  • Những bệnh lý khác: Tăng áp tĩnh mạch cửa, thoát vị hoành, chảy máu dạ dày do chấn thương, polyp dạ dày tá tràng, thủng dạ dày, hội chứng Mallory Weiss.

3. Xuất huyết dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không?

Nôn ra máu là một trong những dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày. Hầu như khi bị xuất huyết dạ dày thì người bệnh nào cũng bị nôn ra máu. Theo đó, người bệnh sẽ có các triệu chứng là đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn và cảm giác ở miệng có mùi tanh lợm. Bệnh nhân có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen, có thể lẫn thức ăn trong máu. Nhiều trường hợp, người bệnh nôn ra thức ăn rồi mới trào ra máu.

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là dấu hiệu không được chủ quan. Bởi đây là một trong những triệu chứng hết sức nguy hiểm. Nôn ra máu sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, xanh xao do mất máu. Trong trường hợp nôn ra máu nặng sẽ khiến cơ thể mất lượng máu nhiều và gây đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời để cầm máu nhằm tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Những triệu chứng khác của xuất huyết dạ dày

Ngoài nôn ra máu thì xuất huyết dạ dày còn gây ra nhiều triệu chứng khác để mọi người dễ dàng nhận biết. Đó là:

  • Thay đổi sắc tố da: Khi dạ dày bị xuất huyết thì cơ qua này sẽ yếu nên việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng không đảm bảo. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến cơ thể người bệnh bị suy ngược, không có sức sống và da dẻ trở nên nhợt nhạt.
  • Đau vùng thượng vị dạ dày: Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày. Sau đó, cơn đau sẽ lan dần đến hết vùng bụng. Các cơn đau thường dữ dội kèm theo tình trạng bụng căng cứng, mặt tái nhợt, vã mồ hôi lạnh…
Xuất huyết dạ dày nôn ra máu kèm theo nhiều triệu chứng khác dễ nhận biết
  • Đi ngoài ra phân có màu đen: Tình trạng nôn ra máu khi bị xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài phân có màu đen. Đặc điểm của phân là có màu bã cà phê, mùi thối khắm khó chịu và phân sền sệt. Nếu chảy máu dạ dày càng nặng thì phân càng có màu đen sậm.
  • Dấu hiệu thiếu máu: Nôn ra máu và đi ngoài ra máu sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, mất máu. Vì thế, sẽ xuất hiện các biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, mệt mỏi, tụt huyết áp, vã mồ hôi…
  • Những dấu hiệu khác: Xanh xao, gầy yếu, sụt cân, chảy máu nướu răng, đi tiểu ra máu, xuất huyết dưới da,…

5. Điều trị xuất huyết dạ dày như thế nào?

Xuất huyết dạ dày là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, ngay khi gặp các triệu chứng bất thường kể trên, người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị đúng cách. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ xuất huyết dạ dày mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:

5.1. Điều trị nội khoa

Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày do viết loét dạ dày tá tràng mức độ nhẹ thì điều trị nội khoa ngoại trú sẽ được ưu tiên với các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Thuốc kháng acid.
  • Thuốc ức chế bơm proton.
  • Thuốc tăng cường chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. 
  • Người bệnh sẽ được chỉ định thêm thuốc kháng sinh nếu như xác định bị nhiễm Helicobacter Pylori.

Đối với trường hợp xuất huyết ồ ạt, việc cấp cứu cho người bệnh là cần thiết và phải thực hiện sớm. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi để cầm máu kết hợp bơm thuốc cầm máu vào dạ dày hoặc đặt sonde Blackmore.

5.2. Điều trị chuyên khoa Ung bướu

Trường hợp ung thư dạ dày gây chảy máu dạ dày thì lúc này việc loại bỏ khối u bằng phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào giai đoạn bệnh ung thư mà lựa chọn thêm phương pháp xạ trị hoặc hóa trị.

Trường hợp ung thư máu gây xuất huyết dạ dày thì phương pháp được chỉ định để điều trị sẽ là hóa trị kết hợp xạ trị.

5.3. Điều trị Ngoại khoa

Nếu thủng dạ dày, chấn thương gây xuất huyết dạ dày thì điều trị bằng phương pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cầm máu và tiến hành khâu lại khu vực dạ dày bị thủng, tổn thương.

5.4. Những hướng điều trị khác

Nếu xuất huyết dạ dày do các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn thì bác sĩ sẽ căn cứ vào từng bệnh cụ thể để có hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn như truyền tiểu cầu, truyền yếu tố đông máu, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch… Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao.

6. Phòng ngừa xuất huyết dạ dày

Những biện pháp dưới đây được khuyến khích để phòng bệnh xuất huyết dạ dày, mời các bạn tham khảo:

  • Luôn giữ tinh thần, tâm lý tốt, vui vẻ và lạc quan. Tránh để bản thân bị stress, căng thẳng quá mức.
  • Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
  • Không nên lạm dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thức uống có cồn, nước ngọt có ga, chất kích thích, thuốc lá.
  • Hạn chế đồ ăn cay nóng, không ăn quá no, không để bụng quá đói.
  • Không nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn. Không thức khuya, không làm việc quá sức.
  • Khi thấy các triệu chứng như nôn ra máu, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, đi cầu phân đen, nôn ra máu thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám, điều trị kịp thời.
  • Từ 40 tuổi trở đi nên thực hiện tầm soát bệnh ung thư dạ dày 6 tháng/lần để sớm phát hiện và được xử lý đúng cách, hiệu quả.

Mách bạn: Để hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày tá tràng các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Kết luận

Xuất huyết dạ dày nôn ra máu có nguy hiểm không và những thông tin cơ bản về xuất huyết dạ dày đã được giải đáp trên đây. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì các bạn cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa để điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa