Xơ gan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Theo thống kê tỷ lệ người mắc các bệnh về gan nói chung và xơ gan nói riêng ở nước ta đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy thì hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu xem xơ gan là gì và cách điều trị căn bệnh này nhé.

Xem thêm: 

1. Xơ gan là gì?

Theo các tài liệu, xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan. Xơ gan có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu trong thời gian dài.

Sau mỗi lần tổn thương, các tế bào gan sẽ cố gắng tự phục hồi. Tuy nhiên, trong quá trình phục hồi này sẽ hình thành các nên mô sẹo. Khi tổn thương càng kéo dài, thì sẽ càng hình thành nhiều mô sẹo.

Các mô sẹo sẽ làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Các tế bào xơ hoá này sẽ cản trở dòng chảy của máu qua gan và làm ảnh hưởng đến quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Ngoài ra, các mô sẹo cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra.

Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bệnh xơ gan là gì?

2. Phân loại bệnh xơ gan

Xơ gan được phân loại thành xơ gan còn bù và xơ gan mất bù.

2.1. Xơ gan còn bù

Xơ gan còn bù là tình trạng của gan dù đã bị tổn thương nhưng vẫn còn có thể thực hiện được các chức năng quan trọng của nó.

Xơ gan còn bù là giai đoạn đầu của bệnh xơ gan. Tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm và thường không biểu hiện triệu chứng. Các triệu chứng nếu có của xơ gan còn bù cũng rất mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như mệt mỏi, chán ăn,

Theo thời gian bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn, mức độ tổn thương gan sẽ ngày càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Do vậy, việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý để loại bỏ nguyên nhân của bệnh là rất quan trọng để làm chậm sự tiến triển bệnh và phục hồi chức năng gan.

2. Xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù (hay còn gọi là xơ gan cổ trướng) là tình trạng khi gan bị tổn thương lan tỏa. Khi đó các mô xơ hóa chiếm phần lớn của gan và gan không còn khả năng thực hiện các chức năng.

Xơ gan mất bù là giai đoạn sau của xơ gan còn bù với những biểu hiện rõ rệt hơn nhiều. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cũng dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm và thậm chí là ung thư gan.

3. Các giai đoạn xơ gan

3.1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, gan không có dấu hiệu bị tổn thương. Tuy nhiên, gan cũng đã bắt đầu bị viêm.

Các tế bào gan bị viêm liên tục nên gan tự sản sinh ra cơ chế đảo ngược lại quá trình viêm này và bắt đầu hình thành sự xơ hóa.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và không còn năng lượng tại giai đoạn này tuy nhiên bệnh nhân cũng không thể biết được nguyên nhân là do đâu.

Ở giai đoạn này, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và điều trị đúng cách gan vẫn có thể phục hồi và trở lại như bình thường.

3.2. Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, áp lực tĩnh mạch cửa đang tăng dần. Các mô xơ bắt đầu hóa xuất hiện nhiều hơn.

Do đó, cần phải loại bỏ căn nguyên gây bệnh thì mới có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.

3.3 Giai đoạn 3

Ở giai đoạn 3, bệnh nhân đã xuất hiện hiện tượng xơ gan cổ trướng.

Lượng dịch tại ổ bụng tăng nhanh là dấu hiệu cảnh báo hiệu gan đã bị xơ hóa rất nhiều.

Ở giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường do vậy ghép gan thường được chỉ định là phương pháp để điều trị bệnh.

Trong giai đoạn này, đã bắt đầu xuất hiện rất nhiều dấu hiệu đáng chú ý như:

  • Ăn không ngon
  • Sụt cân nhanh
  • Mệt mỏi
  • Bối rối
  • Da vàng, nhợt nhạt, thở nhanh
  • Viêm da, ngứa không hồi phục
  • Eczema
  • Đường huyết tăng giảm thất thường
  • Phù chân, mắt cá

3.4 Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn cuối của bệnh, khi đó xơ hóa đã xảy ra hoàn toàn trên gan.

Các biến chứng có thể xuất hiện như:

  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Bệnh não gan
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Nếu những triệu chứng này không được phát hiện thì bệnh nhân cũng sẽ không thể tiến hành ghép gan.

Thời gian sống của người bệnh bị xơ gan sẽ vào khoảng trên dưới 12 tháng.

Dấu hiệu cũng giống như giai đoạn 3 và có thêm một vài triệu chứng:

  • Mệt mỏi về tinh thần
  • Rất buồn ngủ
  • Lòng bàn tay son
  • Tính cách thay đổi
  • Suy thận và dẫn tới thiểu niệu
  • Sốt cao
  • Viêm màng bụng.

Do hiện này vẫn chưa có phương pháp điều trị cho xơ gan giai đoạn cuối, cách tốt nhất là điều trị sớm nhất có thể.

4. Triệu chứng bệnh xơ gan

Các triệu chứng của bệnh nhân xơ gan tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh.

Theo các chuyên gia cho biết, trong giai đoạn đầu của xơ gan, bệnh nhân có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu có thì cũng khỏng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác.

Các dấu hiệu ban đầu của xơ gan bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Buồn nôn
  • Sốt nhẹ
  • Giảm cân không chủ ý

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, sẽ có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da, sạm da
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu
  • Lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son)
  • Xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da, còn gọi là các nốt sao mạch
  • Sưng (phù) ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
  • Cổ trướng còn gọi là báng bụng
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân có thể màu nhạt
  • Lú lẫn, giảm trí nhớ
  • Thay đổi tính cách
  • Đi ngoài ra máu, hoặc ói ra máu
  • Giảm ham muốn tình dục, biểu hiện dấu hiệu mãn kinh sớm (ở phụ nữ) hoặc tuyến vú phát triển (ở nam giới) và tinh hoàn teo lại.
Vàng da là biểu hiện của xơ gan

5. Nguyên nhân của xơ gan

Bất cứ tác nhân nào làm tổn thương gan đều có thể dẫn đến xơ gan.

Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh lý này viêm gan virus và lạm dụng rượu trong thời gian dài.

5.1. Xơ gan do virus

Viêm gan do virus hiện nay đang chiếm tỷ lệ cao nhất về trong số các nguyên nhân gây xơ gan tại Việt Nam.

Đặc biệt, viêm gan virus B và C có thể phát triển thành xơ gan và ung thư gan. Hiện tại, số người mắc viêm gan B và C ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất cao với khoảng 10 triệu trường hợp mắc viêm gan B và 1 triệu trường hợp mắc viêm gan C.

5.2. Xơ gan do rượu

Sử dụng rượu trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan hiện nay chỉ sau viêm gan do virus.

Trước đây, rượu bia từng là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan được phát hiện. Sau khi uống vào cơ thể, rượu sẽ làm tổn thương các tế bào gan một cách từ từ. Ban đầu, rượu có thể gây ra tình trạng nhiễm mỡ ở gan, sau đó là viêm gan mạn tính và cuối cùng là dẫn đến xơ gan.

5.3. Các nguyên nhân xơ gan khác

  • Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu

Xơ gan liên quan đến thừa cân, béo phì, gan nhiễm mỡ và tiểu đường type 2.

  • Viêm gan tự miễn

Viêm gan tự miễn là tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể quay sang tấn công các mô gan khỏe mạnh, làm tổn thương các tế bào gan.

  • Lạm dụng thuốc bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (acetaminophen, thuốc kháng sinh và một số loại thuốc chống trầm cảm) có thể dẫn đến xơ gan.
  • Xơ gan do ký sinh trùng

Amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan là những tác nhân thường gặp nhất gây nên các tổn thương tế bào gan và có thể dẫn đến xơ gan

  • Một số các tình trạng di truyền

Bệnh Wilson, thiếu enzym alpha-1 antitrypsin, hemochromatosis, hội chứng Alagille, các bệnh về dự trữ glycogen… có thể gây xơ gan

  • Xơ gan do các bệnh làm tổn thương hoặc tắc nghẽn ống dẫn mật trong gan: Viêm đường mật, tắc ống mật, ung thư đường mật…
  • Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài: Bệnh suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan

6. Các đối tượng có nguy cơ cao bị xơ gan

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng nguy cơ bị mắc xơ gan.

Tuy nhiên, các đối tượng sau có khả năng mắc bệnh cao hơn:

  • Nghiện rượu
  • Bị viêm gan siêu vi
  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Béo phì
  • Tiêm chích ma túy, sử dụng chung bơm kim tiêm
  • Có tiền sử mắc các bệnh về gan
  • Quan hệ tình dục không an toàn.

7. Xơ gan có nguy hiểm không?

Bệnh xơ gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến:

  • Tăng áp tĩnh mạch cửa: Xơ gan có thể là nguyên nhân làm tăng huyết áp ở tĩnh mạch cửa gây xuất huyết tiêu hóa và dẫn tới tử vong.
  • Cổ trướng
Cổ trướng là biến chứng của xơ gan

Tăng áp tĩnh mạch cửa ở xơ gan và giảm nồng độ đạm trong máu dẫn đến gây tích tụ chất lỏng ở chân (phù nề) và ở bụng (cổ trướng).

Sử dụng thuốc hợp lý và áp dụng ăn ít muối có thể giúp cải thiện tình trạng này.

  • Nhiễm trùng

Người bệnh xơ gan thường dẫn nhiễm trùng.

Cổ trướng kéo dài có thể là nguyên nhân gây viêm phúc mạc tiên phát do vi khuẩn. Đây là một bệnh nhiễm trùng khá nguy hiểm với các biểu hiện sốt, đau tức bụng, tiêu lỏng, nôn ói… Khi thấy xuất hiện có các biểu hiện trên, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

  • Hội chứng gan – thận (HRS)

Bệnh nhân xơ gan cổ trướng có thể làm suy giảm chức năng thận với các biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, lách to, teo cơ, rung giật cơ, dấu sao mạch trên ngực và thiểu niệu.

Nếu bệnh nhân không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới tử vong.

  • Hội chứng gan – phổi (HPS)

Biến chứng này xảy ra là do sự kết hợp của bệnh gan, giãn mạch máu trong phổi và những bất thường trong quá trình trao đổi khí.

Triệu chứng điển hình của tình trạng này là hiện tượng khó thở và thiếu oxy, nặng hơn khi người bệnh xơ gan đứng thẳng.

Hội chứng gan – phổi làm tăng nguy cơ tử vong.

  • Vấn đề xương khớp

Bệnh xơ gan làm xương bệnh nhân yếu đi và có nguy cơ gãy xương cao hơn.

  • Ung thư gan

Xơ gan là yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ ung thư gan. Theo các thống kê về số ca ung thư tại Việt Nam cho thấy, ung thư gan đang đứng thứ nhất cả về số ca mắc mới và số ca tử vong.

Nguy hiểm hơn, căn bệnh xơ gan này thường không biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Đa số các bệnh nhân chỉ phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm ổ bụng.

8. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh xơ gan

Để chẩn đoán xác định được bệnh xơ gan, ban đầu các bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về:

  • Tiền sử bệnh tật của người bệnh
  • Các loại thuốc (kê đơn và không kê đơn)
  • Các chất bổ sung hoặc sản phẩm thảo dược mà người bệnh đang sử dụng

Việc tìm hiểu kỹ những vấn đề này giúp bác sĩ có thể phát hiện ra một số yếu tố nguy cơ của bệnh xơ gan như tiền sử uống rượu trong một thời gian dài, lạm dụng thuốc tiêm hoặc tiền sử đã từng bị viêm gan B hoặc C.

Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số kiểm tra và các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh xơ gan và xác định mức độ tổn thương gan, bao gồm:

8.1. Khám thể chất của bệnh nhân

  • Bác sĩ sẽ quan sát bệnh nhân có một số triệu chứng của bệnh xơ gan như:
  • Vàng da hoặc lòng trắng mắt;
  • Mạch máu mạng nhện trên da;
  • Vết thâm trên da;
  • Lòng bàn tay đỏ;
  • Sưng đau ở bụng…

8.2. Xét nghiệm máu

Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở gan. Các dấu hiệu của của tổn thương gan bao gồm:

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán tổn thương gan
  • Nồng độ albumin và các yếu tố đông máu trong máu thấp hơn mức bình thường
  • Tăng nồng độ men gan (gợi ý tình trạng viêm)
  • Nồng độ bilirubin tăng
  • Nồng độ natri thấp hơn
  • Mức sắt cao hơn (có thể cho thấy bệnh huyết sắc tố).
  • Sự xuất hiện của các tự kháng thể (có thể chỉ ra viêm gan tự miễn hoặc xơ gan ứ mật nguyên phát).
  • Số lượng bạch cầu tăng cao (khả năng nhiễm trùng).
  • Nồng độ creatinin cao (một dấu hiệu của bệnh thận – gợi ý xơ gan giai đoạn cuối).
  • Nồng độ alpha-fetoprotein tăng lên (có thể cho thấy sự hiện diện của ung thư gan).

Ngoài ra, việc làm các xét nghiệm máu còn giúp bác sĩ tìm ra các dấu hiệu của thiếu máu do xuất huyết nội. Hoặc để kiểm tra viêm gan B hoặc C thông qua các xét nghiệm viêm gan siêu vi.

8.3. Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh

Xét nghiệm có thể cho bác sĩ thấy kích thước, hình dạng và kết cấu của gan. Đồng thời có thể giúp xác định tình trạng các mô sẹo gan, lượng chất béo ở gan cũng như lượng dịch tích tụ trong ổ bụng.

Các xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định bao gồm:

  • Siêu âm tổng quát
  • Siêu âm đàn hồi gan
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Cộng hưởng từ gan (MRI).

8.4. Sinh thiết

Sinh thiết gan là phương pháp mà có thể giúp bác sĩ xác định chẩn đoán xơ gan, xác định được mức độ tổn thương gan hoặc chẩn đoán ung thư gan.

9. Phương pháp điều trị bệnh xơ gan

9.1. Điều trị nguyên nhân gây xơ gan

Trong giai đoạn đầu, điều trị nguyên nhân gây xơ gan có thể làm giảm các tổn thương cho gan.

Một số phương pháp điều trị có thẻ sử dụng bao gồm:

  • Sử dụng thuốc để kiểm soát viêm gan siêu vi
  • Cai rượu
  • Giảm cân
  • Sử dụng thuốc kiểm soát các nguyên nhân và triệu chứng khác của xơ gan

9.2. Điều trị các biến chứng của xơ gan

Trường hợp xơ gan đã chuyển nặng và xuất hiện các biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị các loại biến chứng đó và mức độ nghiêm trọng của chúng.

  • Cổ trướng và phù

Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn ít muối (natri) và sử dụng các loại thuốc có tác dụng lợi tiểu,… có thể giúp kiểm soát tình trạng này.

Trong trường hợp đã bệnh nhân đã chuyển nặng, người bệnh có thể phải thực hiện các thủ thuật để dẫn lưu dịch ổ bụng hoặc giảm áp lực tĩnh mạch cửa bằng kỹ thuật thông nối tĩnh mạch cửa của gan và tĩnh mạch chủ trên.

  • Tăng áp tĩnh mạch cửa

Sử dụng một số loại thuốc huyết áp có thể kiểm soát tình trạng tăng áp tĩnh mạch cửa và ngăn ngừa hiện tượng xuất huyết tiêu hóa.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân nội soi đường tiêu hóa định kỳ xác định các tĩnh mạch bị giãn ở thực quản hoặc dạ dày để có phương án xử lý thích hợp.

  • Nhiễm trùng

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị nhiễm trùng khác. .

  • Bệnh não gan

Các bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân một số loại thuốc có tác dụng giảm tình trạng tích tụ chất độc trong máu do chức năng gan bị xơ.

  • Phòng ngừa ung thư gan

Khi bệnh nhân đã bị xơ gan các bác sĩ có thể sẽ đề nghị người bệnh xét nghiệm máu định kỳ và siêu âm để có thể phát hiện các dấu hiệu của ung thư gan.

9.3. Phẫu thuật ghép gan

Trong những trường hợp xơ gan tiến triển nặng khiến gan bị tổn thương và mất khả năng hoạt động thì ghép gan là lựa chọn điều trị duy nhất của người bệnh.

10. Bệnh xơ gan có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Nếu đang ở giai đoạn còn bù

Nếu xơ gan ở giai đoạn đầu thì bệnh nhân vẫn còn cơ hội có thể chữa khỏi và phục hồi được. Khi điều trị xơ gan trong giai đoạn này cần phải nắm được căn nguyên của bệnh.

Việc kịp thời điều trị bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển thêm vô cùng có ý nghĩa, nếu như là xơ gan do rượu thời gian đầu, tuyệt đối phải cai rượu.

Nếu như gan bị xơ hóa do viêm gan virus thì cần tích cực điều trị, thăm khám thường xuyên và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa xơ gan, ung thư gan…

Nếu như là bệnh xơ gan do thuốc gây ra, bệnh nhân nên dừng ngay việc sử dụng loại thuốc làm tổn thương gan theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với xơ gan mất bù

Các biện pháp điều trị chỉ là điều trị biến chứng, chứ không thể hồi phục hoàn toàn được.

Riêng đối với xơ gan do viêm gan B hay viêm gan C mãn tính, nếu điều trị ức chế virus thành công thì xơ gan có thể ngừng tiến triển hay tiến triển rất chậm.

Do vậy, người bệnh cần phải tuân thủ các chế độ sau để việc điều trị đạt được kết quả:

  • Thường xuyên thăm khám
  • Chủ động theo dõi tình trạng bệnh
  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống hợp lý
  • Kiêng tuyệt đối rượu bia…

11. Cách phòng ngừa bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan tuy khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại rất dễ phòng tránh bằng các biện pháp đơn giản:

Hạn chế rượu bia giúp phòng ngừa xơ gan
  • Hạn chế sử dụng rượu: Trường hợp đã mắc bệnh về gan, người bệnh cần kiêng hoàn toàn đồ uống có cồn.
  • Có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý: bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Hạn chế ăn nhiều chất béo và cắt giảm lượng muối trong bữa ăn.

Ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, đặc biệt không nên ăn sống các loại hải sản có vỏ vì chúng có thể chứa vi sinh vật gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Luyện tập thể dục đều đặn
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Tránh các thực hiện các hành vi nguy cơ cao làm lây nhiễm viêm gan B hoặc C, ví dụ như tiêm chích ma túy hay quan hệ tình dục không an toàn.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A  và B (đặc biệt là viêm gan B)
  • Không tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì việc dùng thuốc sai chỉ định có thể ảnh hưởng xấu đến gan.

Trên đây là những thông tin về bệnh xơ ganGENK STF cung cấp cho bạn. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân của bạn.

XEM VIDEO: Chia sẻ từ người chồng của bệnh nhân ưng thư giai đoạn cuối

https://www.youtube.com/watch?v=tUShDxThJ74