[Giải đáp] Xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Xơ gan giai đoạn cuối là tình trạng gan đã bị thương tổn nghiêm trọng và gần như không còn khả năng phục hồi. Việc điều trị xơ gan giai đoạn cuối chỉ có mục đích chính là kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Hôm nay, hãy cùng với GENK STF tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng bệnh này.

Xem thêm: 

Điều kỳ diệu cho sức khỏe của bé trai bị ung thư máu

Bệnh xơ gan nên ăn gì? – Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

Ung thư biểu mô tế bào gan sống được bao lâu? Điều trị thế nào?

1. Xơ gan giai đoạn cuối là gì?

Xơ gan là hiện tượng các tế bào gan bị xơ hóa do tác động của nhiều các tác nhân độc hại. 

Gan bị xơ sẽ khiến cho các nhu mô và tế bào gan suy giảm khả năng đào thải, và dần dần sẽ mất đi chức năng vốn có của chúng. 

xo-gan-giai-doan-cuoi

Xơ gan giai đoạn cuối

Bệnh xơ gan chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (F1): là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này các triệu chứng gần như chưa xuất hiện.
  • Giai đoạn 2 (F2): là giai đoạn tiếp theo của F1, các triệu chứng của xơ gan vẫn chưa quá rõ ràng.
  • Giai đoạn 3 (F3): Là giai đoạn tiến triển từ giai đoạn F2, các triệu chứng của bệnh đã thể hiện tương đối rõ rệt.
  • Giai đoạn 4 (F4): Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này, các triệu chứng của xơ gan đã rất nghiêm trọng và bệnh đã trở nên vô cùng khó điều trị.

Xơ gan giai đoạn cuối là tình trạng khi mà các mô bị xơ hoá đã dần thay thế hoàn toàn tế bào gan khỏe mạnh. 

Đến giai đoạn này, gan đã gần như mất hoàn toàn chức năng của nó. Sức khỏe của người bệnh bị xơ gan suy yếu nặng nề và tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây bệnh xơ gan

Những nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan phải kể đến như là:

  •    Lạm dụng rượu bia.
  •    Viêm gan do virus B, C
  •    Tác dụng phụ của thuốc
  •    Gan nhiễm mỡ
  •    Bệnh di truyền (như thừa chất sắt và xơ nang)
  •    Xơ gan mật nguyên phát,…

3. Những triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối

Khi xơ gan đã chuyển sang giai đoạn cuối, thì thường xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

vang-da

 

Bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có biểu hiện vàng da

3.1. Vàng da, vàng mắt

Bilirubin bị tích tụ lại trong gan nhưng gan lại không có khả năng giải độc đồng thời ống mật không hoạt động dẫn đến hậu quả là móng tay và mắt chuyển màu vàng của bilirubin. 

Khi bệnh xơ gan trở nên nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến tay, chân, thậm chí là toàn thân sẽ đều bị vàng. 

Độ đậm nhạt của màu vàng trên da cũng thay đổi theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.

3.2. Xuất huyết tiêu hóa

Theo các thống kể thì trong tổng số những người bệnh mắc xơ gan giai đoạn cuối thì có đến gần 50% bệnh nhân có triệu chứng của tình trạng xuất huyết nội tạng.

3.3. Cổ trướng

co-truong

 

Cổ trướng là triệu chứng điển hình của xơ gan giai đoạn cuối

Cổ trướng là có thể coi là một triệu chứng rất dễ nhận thấy ở những bệnh nhân mắc xơ gan giai đoạn cuối. 

Theo thống kê, thì có đến 85% bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối có những dấu hiệu của cổ trướng. 

Dịch cổ trướng khi bị tích tụ nhiều ở khoang bụng sẽ tạo ra một áp lực lên bụng. Hậu quả là gây ra tình trạng nặng nề, đau đớn và có những tác động xấu đến đường hô hấp của bệnh nhân. Và cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc màng bụng.

3.4. Chứng não gan

Bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối có thể có những biểu hiện của chứng não gan như việc mất ý thức về lời nói, hành vi, cảm thấy mệt mỏi, yếu cơ. 

Nguyên nhân có thể giải thích là do ở giai đoạn cuối của xơ gan, gan gần như bị mất hoàn toàn chức năng lọc máu và thải độc cho cơ thể. 

Điều này làm cho các độc tố đặc biệt là amoniac bị tích tụ lại ở máu gây ra chứng não gan.

3.5. Các triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng kể trên thì bệnh nhân xơ gan giai doạn cuối có thể mắc một số các triệu chứng khác như:

  • Sụt cân trong thời gian ngắn 
  • Mệt mỏi, uể oải 
  • Da khô 
  • Sắc mặt xanh xao
  • Quáng gà 
  • Thiếu máu 
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Có thể bị sốt nhẹ, tiêu chảy 
  • Người bệnh cũng có thể phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng gan

4. Biến chứng của xơ gan giai đoạn cuối 

Khi bệnh xơ gan đã chuyển sang giai đoạn cuối thì tiên lượng sống thêm rất ngắn và có thể xảy ra một số biến chứng sau:

  • Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ 

Tỷ lệ bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối gặp biến chứng này rất cao. Đây là tình trạng có thể đe dọa trực tiếp chức năng sống của bệnh nhân. 

Do đó, bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối cần phải được cấp cứu sớm, xử trí kịp thời tại cơ sở y tế có trang bị máy nội soi. 

Tăng áp lực tĩnh mạch chủ có thể gây xuất huyết tiêu hóa do giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch phình vị dạ dày. Đây là biến chứng có thể gây tử vong hàng đầu ở nhóm bị xơ gan do rượu.

  • Ung thư gan

Xơ gan giai đoạn cuối có thể dẫn đến biến chứng rất nguy hiểm đó là ung thư gan. 

Có thể nói đối với xơ gan có nguyên nhân là do virus viêm gan B thì nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chính là ung thư gan. 

  • Hội chứng nhiễm trùng, đặc biệt là viêm phúc mạc tự phát

Biến chứng này thường xuất hiện ở nhóm bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối mà căn nguyên do rượu. 

Nguyên nhân là do bệnh nhân xơ gan bị suy giảm sức đề kháng trầm trọng. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng và có thể là viêm phúc mạc tự phát.

5. Xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

xo-gan

 

Xơ gan giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Khi bị xơ gan giai đoạn cuối bệnh nhân đã xuất hiện những triệu chứng vô cùng nguy hiểm. 

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh nhân bị tử vong do xơ gan giai đoạn cuối xếp đứng thứ 3 trong những nguyên nhân gây ra tử vong chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư. Trong đó thì xơ gan với căn nguyên do rượu được xem là có nguy cơ gây ra tử vong cao hơn bệnh xơ gan do nguyên nhân khác.

Những người mắc bệnh xơ gan nếu may mắn được phát hiện và điều trị đúng cách thì có thể kéo dài tuổi thọ từ 15  đến 20 năm.

Những người phát hiện bệnh muộn hơn, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2 thì có thể sống thêm được từ 6 đến 10 năm. 

Còn nếu như phát hiện ra bệnh khi bệnh đã chuyển sang xơ gan giai đoạn cuối thì thường người bệnh chỉ có thể sống được từ 1 đến 3 năm. 

Theo các chuyên gia thì thời gian sống còn lại của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: 

  • Sức khỏe tổng thể của bệnh nhân
  • Mức độ của những triệu chứng ở giai đoạn này
  • Phương pháp điều trị 

Nếu như tìm được gan phù hợp để ghép gan thì người bệnh cũng có thể sống thêm được từ 15 đến 20 năm. 

Lời khuyên cho bệnh nhân là nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời có chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

6. Phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn cuối

Việc điều trị xơ gan giai đoạn cuối là điều trị theo triệu chứng và biến chứng xuất hiện. Trong điều trị xơ gan trong giai đoạn cuối thì các bác sĩ có thể điều trị theo một số các hướng sau:

6.1. Do viêm gan virus

Nếu xơ gan có nguyên nhân là do virus gây nên thì trong quá trình điều trị bệnh nhân xơ gan cần đặc biệt quan tâm tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. 

Trong khẩu phần ăn của bệnh nhân nên bổ sung các chất đạm, các chất xơ, cung cấp đủ các dưỡng chất để giúp gan phục hồi được chức năng.

Cùng với đó, người bệnh nên chỉ được dùng thuốc và các phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để có thể kìm hãm sự phát triển của virus.

6.2. Do rượu bia

Rượu là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ gan nhiều thứ hai chỉ sau virus. 

Người bệnh cần phải cai rượu bia, các chất kích thích ngay lập tức nếu không muốn tình trạng bệnh của mình càng trở nên nặng hơn. 

Nếu bệnh nhân cảm thấy quá khó khăn trong việc cai rượu thì có thể xin ý kiến của bác sĩ về chương trình cai rượu hợp lý.

6.3. Chọc hút dịch cổ trướng

Khi xơ gan giai đoạn cuối, bụng của bệnh nhân bị chướng to khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu. 

Do đó, cần chọc hút dịch cổ trướng định kỳ cho người bệnh để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. 

Ưu điểm của phương pháp này là bệnh nhân sẽ không bị biến chứng suy gan và suy thận.

6.4. Điều trị bằng công nghệ tế bào gốc

Công nghệ tế bào gốc có thể coi là một trong các phương pháp tiên tiến của khoa học trong điều trị xơ gan giai đoạn cuối. 

Các bác sĩ thực hiện phương pháp này bằng cách phân li tế bào đơn nhân trong máu và chuyển hóa chúng thành tế bào. Các tế bào này sau đó được gia tăng khả năng nhận biết các tế bào bất thường thông qua một quá trình nuôi cấy đặc biệt. 

Sau đó, các bác sĩ sẽ tiêm các tế bào này trở lại cơ thể để chúng có thể tiêu diệt những tế bào bất thường tại các mô xơ gan. 

Tuy nhiên phương pháp này là cần rất nhiều thời gian và không phải bệnh nhân nào cũng thích hợp để điều trị.

6.5. Điều trị bằng ghép gan

Đây là biện pháp cuối cùng khi không còn phương pháp nào để can thiệp được nữa. 

Gan của người bệnh sẽ được cắt bỏ và thay thế bằng lá gan khỏe mạnh của người hiến tạng. 

Đây là phương pháp đòi hỏi cần có phương tiện kỹ thuật hiện đại và trình độ chuyên môn của bác sĩ cao. 

Tuy nhiên phương pháp này rất tốt kém và không phải lúc nào cũng có người hiến tặng gan cùng với đó thì tỷ lệ thành công khi ghép gan cũng không cao.

7. Chế độ ăn hợp lý cho bệnh nhân điều trị bệnh xơ gan giai đoạn cuối

Những người bị mắc xơ gan giai đoạn cuối cần phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng riêng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị hoặc của các chuyên gia dinh dưỡng. 

uong-nuoc

 

Mỗi ngày bệnh nhân nên uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước
  • Cân đối đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn như: chất béo, đường, đạm, chất xơ
  • Không ăn nhiều đồ cay nóng
  • Hạn chế đồ chiên rán, đồ có nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế ăn mặn, lượng natri mỗi ngày khuyến cáo cho bệnh nhân chỉ khoảng 2,5g
  • Hạn chế sử dụng thức ăn đóng hộp vì chúng có chứa nhiều muối và bột ngọt
  • Mỗi ngày nên uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước, tuy nhiên không nên uống quá nhiều
  • Tập thể dục, thể thao thường xuyên

Ngoài ra, bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối cần phải theo dõi, thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào bất thường thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và thăm khám điều trị kịp thời.  Đặc biệt là người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối pháp đồ điều trị của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Trên đây là những thông tin về bệnh xơ gan giai đoạn cuối mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thể tự phòng bệnh cho chính bạn và những người thân của bạn.

XEM VIDEO: BS Nguyễn Văn Sỹ – bệnh nhân u não dùng GENK STF dự phòng tái phát, ác tính hóa

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7