Bệnh xơ gan nên ăn gì? – Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan

Bệnh xơ gan là một bệnh lý khá là phổ biến hiện nay, do vậy bệnh xơ gan nên ăn gì chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Hôm nay hãy cùng với GENK STF cùng tìm hiểu xem bệnh xơ gan nên ăn gì, cũng như các nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan.

Xem thêm: 

1. Người bị xơ gan nên ăn gì?

xo-gan-nen-an-gi
Xơ gan nên ăn hoa quả gì?

Một số thực phẩm tốt cho gan mà người bị bệnh xơ gan nên bổ sung trong thực đơn của mình phải kể đến như:

1.1. Thực phẩm giàu protein

Bệnh nhân bị xơ gan rất dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên là người trưởng thành cần nạp tối thiểu 1g protein/kg cân nặng/ngày. Và dưới đây là một số loại thực phẩm giàu protein mà người bị xơ gan nên ăn:

  • Trứng
  • Thịt gà
  • Sữa chua Hy Lạp
  • Các loại hạt và các loại đậu

Ngoài ra, bệnh nhân xơ gan nên sử dụng gia vị không có natri để dùng để nấu ăn.

1.2. Thực phẩm giàu vitamin

Những người bị các vấn đề về gan nên ăn các thực phẩm giàu vitamin.

Các vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với người bị xơ gan để giúp cải thiện sức khỏe cũng như làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

Vitamin và khoáng chất có rất nhiều trong các loại rau xanh và trái cây.

Đối với những bệnh nhân bị xơ gan, thì nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A, E, D, C, B1, B6, B9 và B12. Những vitamin này có nhiều các loại trái cây như dưa hấu, cam, chuối, nho, quả mâm xôi, kiwi, dứa.

Ngoài việc bổ sung các loại vitamin từ thực phẩm, thì bệnh nhân xơ gan có thể thêm trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các thuốc bổ gan có chứa vitamin.

1.3. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Thực phẩm nhiều chất xơ rất tốt cho những người bị xơ gan. Vì chất xơ có thể giúp người bệnh gan tăng cường chức năng giải độc gan đồng thời giúp gan loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó, các chất xơ còn giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa.

Một số thực phẩm như rau chân vịt, cải xoăn, măng tây… không chỉ chứa rất nhiều chất xơ mà còn chứa có nhiều loại vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cơ thể.

Ngoài rau củ thì trái cây tươi cũng chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin A, B, C… giúp cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, cải thiện tiêu hóa, đồng thời cũng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả.

Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị xơ gan nên bổ sung khoảng từ 100 đến 120g rau củ và từ 200 đến 300g trái cây mỗi ngày.

1.4. Thực phẩm giàu Omega-3

omega-3Xơ gan nên ăn uống như thế nào?

Omega-3 rất tốt cho bệnh nhân bị xơ gan. Nếu người bệnh vẫn không biết nên ăn gì để bổ sung omega-3 thì có thể bổ sung một số thực phẩm như cá mòi, cá hồi, cá thu,…

Omega-3 từ trong các thực phẩm trên có thể giúp gan của bạn hạn chế hoạt động để không bị quá tải và thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào gan.

Nếu là bạn là người ăn chay, không thể ăn cá thì bạn có thể bổ sung omega-3 qua một số thực phẩm như sữa, hạt hạnh nhân, óc chó, ngũ cốc…

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, những người mắc xơ gan nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 6 đến 8 bữa.

2. Bệnh xơ gan kiêng ăn gì?

Những loại thực phẩm người bệnh xơ gan cần kiêng:

xo-gan-khong-nen-an-giXơ gan mất bù không nên uống rượu bia

2.1. Thực phẩm có chứa nhiều đường

Đường từ trước đến nay vẫn được biết đến là một loại thực phẩm không tốt cho sức khoẻ nếu như ăn nhiều.

Đặc biệt, đối với người bị xơ gan thì càng cần phải chú ý hạn chế ăn ăn nhiều hơn.

Nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của gan, và khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng hơn.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người mắc bệnh xơ gan nên kiêng những ăn đồ ngọt như bánh kem, kẹo, chocolate, trà sữa…

2.2. Thực phẩm nhiều chất béo

Bệnh nhân bị xơ gan nên hạn chế tối đa ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ chiên xào hay thức ăn nhanh.

Vì đây đều là những thực phẩm rất khó tiêu do đó chúng sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hoá.

Ngoài ra, những thực phẩm này cũng có thể gây nóng gan nếu sử dụng quá nhiều và gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh xơ gan.

Bệnh nhân bị xơ gan cũng không nên ăn những đồ ăn chế biến sẵn vì những thực phẩm này có chứa nhiều chất bảo quản hoặc màu thực phẩm nhân tạo, không tốt cho gan.

2.3. Thực phẩm chứa nhiều natri

Bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn cuối cần phải hạn chế tiêu thụ nhiều muối để tránh tình trạng cổ trướng và các triệu chứng như phù nề, chướng bụng.

Khi bệnh nhân ăn quá nhiều muối sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan và khiến cơ quan này tổn thương hơn.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh nên ăn nhạt.

Đồng thời những bệnh nhân bị xơ gan giai đoạn đầu cũng không nên ăn quá 3g muối mỗi ngày. Đối với người mắc xơ gan giai đoạn cuối thì chỉ nên nạp 500mg muối và 1 lít nước mỗi ngày.

2.4. Tránh xa đồ uống có cồn

Rượu bia và các đồ uống có cồn khác là tác nhân khiến gan bị thương tổn và xơ hóa theo dần thời gian.

Bất kỳ một thức uống có cồn nào dù nồng độ cồn có thấp bao nhiêu, cũng không tốt cho người xơ gan vì nó sẽ khiến gan bị tổn thương nhiều hơn.

3. Chăm sóc bệnh nhân xơ gan như thế nào?

3.1. Vai trò của người chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Những người mắc xơ gan đến giai đoạn nặng thì rất cần phải người chăm sóc vì lúc này sức khỏe cũng như khả năng nhận thức của họ đã bị suy giảm đáng kể.

Do đó, người chăm sóc bệnh nhân xơ gan có một vai trò rất quan trọng đối với người bệnh:

  • Giúp đỡ người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như cho ăn, tắm rửa và mặc quần áo.
  • Hỗ trợ bệnh nhân trong các công việc nhà như dọn dẹp, nấu ăn hay chuẩn bị bữa ăn.
  • Giúp bệnh nhân xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cần nắm rõ người bệnh xơ gan nên ăn gì và cần kiêng gì.
  • Hỗ trợ bệnh nhân đi lại trong nhà và bên ngoài.
  • Ở bên lắng nghe cũng như hỗ trợ về mặt tinh thần cho người thân của bạn.

3.2. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân xơ gan

Lập kế hoạch ăn uống khoa học

Đối với bệnh nhân bị xơ gan thì chế độ ăn uống đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến quá trình điều trị bệnh.

Và sau đây là điều cần lưu ý giúp bạn chuẩn bị chế độ ăn uống cho người bệnh:

  • Không cho bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm quá giàu chất béo, đường và muối.
  • Hạn chế tối đa những thức ăn chiên rán trong bữa ăn. Cùng với đó, bệnh nhân cần phải kiêng tuyệt đối hải sản có vỏ chưa được nấu chín như hàu và nghêu.
  • Trao đổi với bác sĩ điều trị về việc người bệnh có thể uống các thức uống có cồn không.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng gồm các dưỡng chất cần thiết như ngũ cốc, trái cây, rau, thịt và đậu, sữa và dầu.
  • Khuyến khích bệnh nhân nên ăn nhiều chất xơ.
  • Uống nhiều nước.

Chế độ tập luyện thể dục, thể thao đều đặn

tap-luyen-the-duc

 

Luyện tập thể dục đều đặn rất tốt cho bệnh nhân xơ gan

Đi bộ là có thể coi là bài tập tốt nhất đối với bệnh nhân xơ gan.

Đi bộ để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.

Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân bị xơ gan thường cảm thấy khá mệt mỏi và không muốn vận động. Do đó, người thân nên cùng bệnh nhân đi bộ ở công viên hay khu vực gần nhà.

Ngoài đi bộ ra, thì người thân cũng có thể cho người bệnh đạp xe hoặc chạy bộ với quãng ngắn nếu sức khỏe của họ có thể.

Tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người thân của bệnh nhân cần phải nhắc nhở người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đúng liều và đúng giờ.

Cùng với đó, người chăm sóc cũng có thể cho họ dùng thêm các thuốc bổ gan có chứa phospholipid, vitamin nhóm B và vitamin E. Các thuốc này rất tốt cho những người mắc bệnh gan, giúp duy trì chức năng gan, hỗ trợ quá trình sửa chữa tế bào gan, giúp điều trị xơ gan hiệu quả hơn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu

GENK STF ho tro dieu tri ung thu

GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Trên đây là những thông tin để giải đáp cho câu hỏi bệnh xơ gan nên ăn gì mà chúng tôi cung cấp cho bạn. Hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp có những kiến thức trong việc chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân bị xơ gan.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI

Thông tin liên hệ
GENK STF - Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Genk 100 viên (1.890.000đ/hộp)
Genk Liquid 200ml (750.000đ/hộp)
GenK Tea (600.000đ/hộp)
GenK Plus (1.890.000đ/hộp)
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, đào thải gốc tự do
  • Genk STF hỗ trợ giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng miễn dịch
  • Giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GenK
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7