[XEM NGAY] Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?

Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người thắc mắc hiện nay. Bởi ung thư máu là căn bệnh ác tính và tỷ lệ chữa khỏi là rất thấp dù được điều trị tích cực. Vậy ghép tủy ung thư máu là gì? Và ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu? Các bạn hãy cùng Genk STF tìm hiểu rõ vấn đề này qua nội dung dưới đây.

Xem thêm:

1. Ung thư máu là gì?

Ung thư máu xảy ra khi sự tăng trưởng quá nhanh ở các tế bào bạch cầu. Vì thế, chỉ trong thời gian ngắn, số lượng các tế bào bạch cầu đã tăng lên. Khi số lượng tế bào bạch cầu tăng sẽ ăn cả các tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu suy giảm sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu trầm trọng. Điều này làm cho hệ miễn dịch của cơ thể bị giảm sút đáng kể.

Ung thư máu là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc

Hiện nay, ung thư máu được phân thành 3 loại chính. Đó là:

  • Bệnh bạch cầu.
  • Ung thư hạch bạch huyết.
  • Đa u tủy xương.

Đến nay, chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây ung thư máu. Thế nhưng, một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thì có rất nhiều, có thể kể đến như:

  • Ô nhiễm môi trường.
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Yếu tố di truyền.
  • Môi trường bị nhiễm chất phóng xạ.
  • Tiếp xúc nhiều với tia xạ.

2. Ung thư máu có dấu hiệu như thế nào?

Ung thư máu là căn bệnh nguy hiểm và cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu dưới đây, bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để được chẩn đoán kịp thời:

  • Trên da xuất hiện các đốm đỏ lạ bất thường.
  • Thường xuyên chảy máu cao một cách bất thường và lượng chảy máu cao mỗi lần thường nhiều.
  • Dễ xuất hiện các vết bầm tím trên da mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng với tần suất thường xuyên. Bên cạnh đó, còn kèm theo đau nhức xương, nhất là vùng xương khu vực sườn, xương cột sống, vùng khung chậu.
  • Hệ miễn dịch suy giảm. 
  • Nhức đầu và sốt kéo dài.

3. Điều trị ung thư máu bằng phương pháp nào?

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư máu. Phổ biến phải kể đến xạ trị, hóa trị, ghép tủy/cấy tế bào gốc. Mỗi phương pháp sẽ có ưu, nhược điểm nhất định. Bác sĩ sẽ căn cứ vào mức độ, giai đoạn bệnh cũng như thể trạng sức khỏe của bệnh nhân để cân nhắc phương pháp điều trị phù hợp.

Trong đó, ghép tủy là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao cho những người mắc ung thư máu mà lại ít gây tác dụng phụ như đối với hóa trị, xạ trị. Bởi xạ trị và hóa trị có thể tác động, thậm chí tiêu diệt cả tế bào lành nên các tác dụng phụ gây cho người bệnh là rất lớn. Do đó, nhiều bệnh nhân ung thư máu khi sức khỏe yếu, hệ miễn dịch suy giảm sẽ khó đáp ứng được phương pháp điều trị là xạ trị, hóa trị.

Ghép tủy điều trị ung thư máu là phương pháp phổ biến hiện nay

Thế nhưng, với ghép tủy thì khác. Ghép tủy sẽ giúp người bệnh lấy lại được các tế bào của mình mà không hề gây hại các tế bào lành cũng như tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, các tế bào ghép sẽ không không bị bạch cầu tấn công do đó mà hạn chế được tình trạng thải ghép. Vì vậy, so với các phương pháp còn lại thì ghép tủy mang lại hiệu quả cao và an toàn hơn.

4. Ghép tủy cho bệnh nhân ung thư máu là thế nào?

Ghép tủy còn có tên gọi khác là cấy tế bào gốc tạo máu hay ghép tế bào gốc tạo máu. Đây là phương pháp được dùng để điều trị bệnh trong ngành ung thư học và ngành huyết học. Trong đó, ghép tủy là phương pháp phổ biến được dùng để điều trị ung thư máu và cho hiệu quả cao.

Ghép tủy chính là quá trình thay các tế bào máu khỏe mạnh của người hiến tặng cho người bệnh nhằm thay thế những tế bào máu gốc bất thường. Tế bào máu gốc này sẽ truyền bằng đường tĩnh mạch để vào cơ thể người bệnh. Sau đó, những tế bào sẽ di chuyển trong mạch máu và tìm đến tủy xương. Tại tủy xương, chúng sẽ phát triển và tạo ra cho cơ thể những tế bào máu cần thiết.

5. Các phương pháp ghép tủy điều trị ung thư máu

Phương pháp ghép tủy điều trị ung thư máu hiện nay có 2 phương pháp chính. Đó là ghép tự thân và dị ghép. Đặc điểm của mỗi phương pháp sẽ có dưới đây.

5.1. Phương pháp ghép tự thân

  • Phương pháp ghép tủy tự thân được chỉ định điều trị cho những người mắc ung thư máu ở các nhóm là u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, đa u tủy xương…
  • Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ lấy tủy từ chính bản thân người bệnh. Còn máu sẽ lấy từ máu ngoại vi huy động hoặc dịch tủy xương. Sau đó, bác sĩ sẽ đem bảo quản đông lạnh.
  • Bác sĩ sẽ loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể người bệnh bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị. Sau để để phục hồi các tế bào hư hại, bác sĩ sẽ truyền tế bào gốc đã được bảo quản trước đó.

5.2. Phương pháp dị ghép

  • Đối với phương pháp này, tủy sẽ được lấy từ người hiến tặng. Người hiến tặng tủy có thể là một phần kháng nguyên bạch cầu hoặc toàn phần với người bệnh. Người hiến tủy có thể cùng huyết thống hoặc không cùng huyết thống với người bệnh.
  • Để điều trị ung thư máu thì vị trí lấy tế bào gốc thường là dịch tủy xương, máu ngoại vi hoặc từ dây rốn.
  • Những bệnh nhân ung thư máu ác tính sẽ được chỉ định phương pháp ghép tủy dị ghép.

6. Ghép tủy chữa ung thư máu có quy trình như thế nào?

Ghép tủy chữa ung thư máu được thực hiện với quy trình như sau:

  • Bước 1: Trước vài ngày cấy ghép, người bệnh sẽ được thăm khám và làm một số xét nghiệm máu cần thiết. Trong thời gian nằm viện, tĩnh mạch lớn của người bệnh sẽ được bác sĩ đặt một ống catheter tĩnh mạch trung ương vào đó. Mục đích của việc đặt ống này là để bác sĩ dễ dàng lấy máu xét nghiệm hoặc trực thực hiện truyền dịch.
  • Bước 2: Để phá hủy các tế bào gốc trong tủy xương đã bị hư hỏng, người bệnh sẽ trải qua một liều xạ trị hoặc hóa trị cao. Liều điều trị này cũng đóng vai trò quan trọng để hệ miễn dịch của cơ thể sẽ không tấn công những tế bào gốc mới khi ghép vào cơ thể người bệnh.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép tế bào gốc tương tự như hình thức truyền máu. Tức là thông qua đường tĩnh mạch trung tâm, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc vào máu của người bệnh. Các tế bào gốc này khi vào được cơ thể sẽ theo dòng máu đến tủy xương. Từ đây, chúng bắt đầu tạo hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu mới.

Thời gian thực hiện cấy ghép tế bào gốc diễn ra khá nhanh trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

7. Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?

Ghép tủy là một trong những phương pháp điều trị ung thư máu phổ biến và cho hiệu quả cao hiện nay. Vậy ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu là thắc mắc của nhiều người bệnh cũng như người nhà của họ.

Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu còn phụ thuộc vào loại ung thư

Thông qua các con số thống kê cho thấy, số bệnh nhân ung thư máu sau khi ghép tủy có đến khoảng 50% các ca bệnh có thể kéo dài thêm thời gian sống. Tuy nhiên, thời gian sống của người bệnh là bao lâu còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, khả năng đáp ứng điều trị cũng như từng loại ung thư. 

7.1. Ung thư máu bạch cầu dòng tủy mạn tính

  • Ung thư máu bạch cầu dòng tủy mạn tính mà được phát hiện và thực hiện ghép tủy ngay từ giai đoạn đầu thì thời gian sống của người bệnh có thể kéo dài thêm khoảng 8 năm. 
  • Thời gian sống trung bình của người bệnh chỉ còn khoảng 5 – 6 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn giữa.
  • Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối thì tiên lượng sống sẽ giảm, chỉ còn khoảng gần 4 năm dù được điều trị tích cực.

7.2. Ung thư máu bạch cầu dòng tủy cấp tính

Đây là loại ung thư ở người trưởng thành phổ biến nhất hiện nay. Nếu thực hiện ghép tủy ngay từ giai đoạn sớm thì tiên lượng sống ít nhất là khoảng 5 năm. Tuy nhiên, những người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu khi mắc bệnh  thì tiên lượng sống sẽ thấp hơn so với những người trẻ.

7.3. Ung thư máu bạch cầu lympho mạn tính

Ung thư máu bạch cầu lympho mạn tính mà chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B thì tiên lượng sống của người bệnh khá tốt. Trung bình, người bệnh có thể sống thêm khoảng 10 – 20 năm khi thực hiện ghép tủy để điều trị bệnh.

Thế nhưng, bệnh ung thư đã tác động đến những tế bào lympho T thì tiên lượng sống của người bệnh rất thấp.

7.4. Ung thư máu bạch cầu lympho cấp tính

Ung thư máu bạch cầu lympho cấp tính có tiên lượng sống rất thấp đối với người trưởng thành. Theo đó, thời gian sống trung bình của người bệnh chỉ khoảng 4 tháng.

Thế nhưng, nếu trẻ em mắc bệnh và được điều trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn rất cao, lên đến khoảng 80%, nhất là ở nhóm trẻ 3 – 7 tuổi. Còn tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở người lớn chỉ khoảng 40%.

8. Điều trị ung thư máu cần lưu ý những gì?

Để đảm bảo quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao và an toàn cho sức khỏe thì người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau khi thực hiện điều trị ung thư máu:

8.1. Có biện pháp để hạn chế nhiễm trùng ở mức thấp nhất

Như đã nói ở trên, trước khi thực hiện cấy tế bào gốc tạo máu thì bác sĩ sẽ thực hiện một liều hóa trị cao hoặc xạ trị. Hóa trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ như hệ miễn dịch suy giảm. Điều này càng tạo điều kiện để các bệnh nhiễm trùng của cơ thể hình thành và phát triển.

Do đó, lời khuyên cho người bệnh và người chăm sóc người bệnh là cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Trước khi chăm sóc người bệnh cần vệ sinh tay sạch sẽ. Đồng thời, người bệnh cũng cần thường xuyên rửa tay, sát khuẩn tay để tránh những loại vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể.

8.2. Dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh

  • Điều trị ung thư máu thường khiến người bệnh gặp phải cảm giác buồn nôn, nôn, chán ăn. Do đó, người nhà cần chú ý đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng sao cho phù hợp để tăng cảm giác ngon miệng nhằm giúp cơ thể hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Như vậy, gia tăng hiệu quả phục hồi cho người bệnh.
  • Người bệnh nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, làm việc căng thẳng sau khi điều trị ung thư máu.
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và có ý chí quyết tâm chiến thắng bệnh tật nhằm hỗ trợ điều trị đạt kết quả tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư máu cũng như lời giải đáp cho thắc mắc ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ và có chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt lành mạnh cùng tinh thần lạc quan để kéo dài tuổi thọ cho mình. 

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GENK STF hỗ trợ điều trị ung thư

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Bản tin tối VTC1 ngày 10/08/2016: Sản xuất thành công Fucoidan sulfate hóa cao với sản phẩm GENK