Tìm hiểu về ung thư buồng trứng và phương pháp xạ trị ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng và phương pháp xạ trị ung thư buồng trứng là vấn đề mà rất nhiều chị em quan tâm tìm hiểu. Bởi vì ung thư buồng trứng là căn bệnh không phải hiếm gặp ở các chị em phụ nữ hiện nay do đó các phương pháp điều trị ung thư buồng trứng như thế nào là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Vậy để hiểu rõ về phương pháp xạ trị ung thư buồng trứng thì bạn hãy cùng GENK STF tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- U nang buồng trứng xoắn là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- U nang buồng trứng lạc nội mạc tử cung và những thông tin cần biết
Nội dung bài viết
1. Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng (tiếng Anh là Ovarian cancer) là tình trạng mà 1 hoặc cả 2 buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường và phát triển thành những khối u ác tính dẫn đến xâm lấn và tấn công phá hủy các mô, cơ quan bộ phận trong cơ thể. Thậm chí, các khối u này có thể di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, gây ung thư tại các cơ quan đó. Theo thống kê thì có khoảng 90% trường hợp bệnh ung thư buồng trứng được bắt đầu từ lớp ngoài của buồng trứng, trường hợp này được gọi là ung thư biểu mô buồng trứng.
Các thể khối u ác tính ở buồng trứng có thể bao gồm:
- Ung thư biểu mô buồng trứng: Là thể ung thư buồng trứng thường hay gặp nhất, ở thể này các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào có trên bề mặt buồng trứng.
- Ung thư tế bào mầm: Là thể ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng.
- Các loại ung thư khác: Ung thư có nguồn gốc từ mô đệm sinh dục hay ung thư bắt nguồn từ trung mô và các ung thư di căn đến buồng trứng.
2. Các dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng
Thông thường, các triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư buồng trứng thường không rõ ràng nên rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của nhiều bệnh lý thường gặp khác. Do đó, việc chẩn đoán ở giai đoạn đầu cũng tương đối khó khăn và thậm sử dụng cả phương pháp xét nghiệm phết mỏng tế bào tử cung (Pap smear) đôi khi cũng không thể phát hiện ra.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ cần khám phụ khoa định kỳ để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác ngay khi có xuất hiện những thay đổi bất thường sau:
- Cảm thấy đầy bụng hay đau bụng ở vùng khung chậu
- Ăn uống không ngon miệng
- Sút cân không rõ lý do
- Xuất hiện các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón;
- Ợ nóng
- Đau lưng
- Đi tiểu thường xuyên
- Hay mệt mỏi và cáu gắt
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường hay chảy máu âm đạo sau bất thường sau mãn kinh;
- Cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục.
Cần lưu ý rằng, những triệu chứng kể trên cũng có thể có nguyên nhân là do các bệnh lý khác gây ra. Do đó, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và nên kết hợp thực hiện thêm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định được chính xác căn nguyên của những triệu chứng lạ thường và dai dẳng. Từ đó mà có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý.
3. Nguyên tắc và mục tiêu điều trị ung thư buồng trứng
Mục tiêu điều trị ung thư buồng trứng đó là nhằm loại bỏ khối u triệt để nhất có thể thông qua phẫu thuật và sau đó có thể kết hợp hóa trị hoặc xạ trị.
Nếu bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể thực hiện phẫu thuật triệt căn là giải pháp tốt nhất để điều trị bệnh ung thư buồng trứng.
Với ung thư buồng trứng khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn, đặc biệt là khi đã sang giai đoạn ung thư di căn thì việc điều trị cần phải kết hợp giữa nhiều phương pháp điều trị khác nhau, với phác đồ điều trị toàn diện thì mới đưa đến những kết quả khả quan cho bệnh nhân. Thông thường người bệnh ung thư ở giai đoạn muộn cần phải điều trị hóa trị,xạ trị hay hóa kết hợp với xạ trị trước để nhằm giảm kích thước khối u thì mới có thể phẫu thuật được.
4. Những phương pháp điều trị ung thư buồng trứng
Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư buồng trứng. Và việc lên kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào:
- Loại ung thư của bạn
- Giai đoạn ung thư
- Toàn trạng
- Cảm nhận của người bệnh về việc điều trị cũng như các tác dụng phụ của điều trị.
4.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị ung thư buồng trứng. Mục tiêu của phương pháp phẫu thuật là đánh giá mức độ xâm lấn của ung thư, từ đó sẽ loại bỏ đi tổ chức ung thư nhiều tối đa có thể. Mức độ và loại phẫu thuật được lựa chọn sẽ dựa vào mức độ lây lan của ung thư, thể trạng của người bệnh (trừ bệnh lý ung thư ra) và mức độ mong muốn có con của của người bệnh. Do ung thư buồng trứng có thể gây xâm lấn ra những cơ quan tổ chức xung quanh nên các bác sĩ còn cần phải loại bỏ các phần cơ thể đã có tế bào ung thư. Do đó trước khi phẫu thuật người bệnh hãy hỏi bác sĩ của mình về loại phẫu thuật, cũng như những mục tiêu được đặt ra trong quá trình phẫu thuật.
4.2. Điều trị hóa chất
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc thông qua đường truyền tĩnh mạch hoặc đường uống để điều trị ung thư. Hóa trị có tác dụng giúp tiêu diệt tế bào ung thư hay làm thu nhỏ khối u. Hầu hết bác sĩ đều cho rằng sử dụng nhiều hơn 1 loại thuốc hóa trị để điều trị ung thư buồng trứng sẽ có hiệu quả hơn là điều trị đơn độc 1 loại.
4.3. Điều trị đích
Điều trị đích là phương pháp mới trong điều trị ung thư, là phương pháp sử dụng các loại thuốc đặc hiệu đến tìm và tấn công các tế bào ung thư và trong khi đó chỉ gây ra những tổn thương nhỏ cho các tế bào bình thường. Tuy nhiên không phải phác đồ điều trị đích nào cũng hoạt động theo những cơ chế giống nhau, mà chúng sẽ thay đổi tùy theo cách mà các tế bào sinh trưởng, phân chia, hồi phục và hoạt động.
4.4. Điều trị nội tiết
Điều trị nội tiết là phương pháp sử dụng các hormone hay các thuốc ức chế hormone để điều trị ung thư. Đây là phương pháp điều trị được sử dụng thường xuyên hơn đối với ung thư trung mô. Ở mỗi người bệnh khác nhau bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị nội tiết. Do đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về phác đồ bạn đang dùng cũng như những kỳ vọng mà nó đem lại.
4.5. Xạ trị ung thư buồng trứng
Xạ trị liệu là việc sử dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u. Phương pháp xạ trị chỉ tác động đến các tế bào ung thư ở trong vùng chiếu xạ. Tia xạ có thể phát ra từ máy được gọi là xạ trị ngoài. Bên cạnh đó một vài bệnh nhân ung thư buồng trứng còn được điều trị bằng phương pháp gọi là xạ trị trong màng bụng và theo cách này một dung dịch chứa chất phóng xạ sẽ được bơm trực tiếp vào khoang bụng qua một ống catheter.
Tia xạ có thể sẽ ảnh hưởng đến cả tế bào ung thư và tế bào bình thường. Do đó, phương pháp điều trị này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như: chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, tiêu chảy,… Các tác dụng phụ của phương pháp này thường phụ thuộc vào liều lượng và vùng cơ thể bị chiếu xạ.
5. Những biện pháp hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ và kiểm soát ung thư buồng trứng
Mắc ung thư buồng trứng chưa phải là bản án tử hình do đó người bệnh cũng như người nhà cần hết sức bình tĩnh nên đi thăm khám và điều trị sớm tại các bệnh viện ung bướu uy tín trên khắp cả nước. Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và đặc biệt nên quan tâm đến việc tăng sức đề kháng để có kết quả điều trị tích cực nhất.
Trong suốt quá trình điều trị bệnh ung thư buồng trứng, để hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ của phương pháp phẫu thuật hay hóa xạ trị cũng như nâng cao sức đề kháng, kiểm soát bệnh hiệu quả thì bản thân người bệnh cũng như người nhà của bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về các vấn đề sau:
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau điều trị bằng cách có chế độ dinh dưỡng, tập luyện,… khoa học.
- Giữ tinh thần người bệnh lạc quan và có niềm tin vững vàng chiến thắng căn bệnh
- Đi tái khám và thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của khối u và có kế hoạch điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề xạ trị ung thư buồng trứng như thế nào. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về các phương pháp xạ trị ung thư buồng trứng.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua Genk STF tại đây >>> https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTC1: Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư giữa ma trận hàng giả