Viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt già trẻ, giới tính. Bài viết hôm nay, Genk STF sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về viêm phế quản để sớm nhận biết, điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm:
- Lời tâm sự của cô giáo 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư phổi
- Viêm phế quản kiêng ăn gì, nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?
- Viêm phế quản bội nhiễm: Các thông tin quan trọng không thể bỏ qua
Nội dung bài viết
1. Viêm phế quản là gì?
Phế quản là cơ quan thuộc hệ hô hấp dưới của con người với đặc điểm là một ống dẫn khí, có nhiệm vụ chính là dẫn khí vào phổi.
Viêm phế quản xảy ra khi niêm mạc ống phế quản bị viêm với các dấu hiệu dễ nhận biết là ho, đờm. Để thuận tiện cho việc điều trị, bác sĩ chia bệnh thành thể cấp tính và mạn tính với đặc điểm cụ thể như sau:
- Viêm phế quản cấp tính
Đây là giai đoạn đầu của bệnh, thường là do virus, vi khuẩn hoặc cả hai gây ra. Lúc này, niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương.
- Viêm phế quản mạn (mạn tính)
Viêm phế quản cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị tận gốc thì sau thời gian sẽ phát triển theo hướng xấu đi, chuyển sang thể mạn tính. Khi chuyển sang thể mạn tính, bệnh sẽ rất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm với thời gian từ vài tháng đến vài năm.
Ống phế quản ở giai đoạn này sẽ liên tục bị kích thích, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh, thậm chí là các biến chứng nguy hiểm.
2. Viêm phế quản triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng bệnh viêm phế quản khá giống với cảm cúm thông thường. Do đó, người bệnh cần tinh ý để nhận biết sớm bệnh nhằm có hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình dễ nhận biết các bạn hãy cùng tham khảo:
Viêm phế quản gây ho
Ho khi bị viêm phế quản là triệu chứng điển hình và cũng là đầu tiên. Bệnh có thể gây ho khan hoặc ho có đờm, kéo dài trong nhiều ngày liên tục, thậm chí cả vài tuần. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, các cơn ho còn gây hiện tượng tức ngực ở người bệnh.
Đau rát cổ họng
Những cơn ho kéo dài và liên tục sẽ làm cổ họng bị khô, đau. Mức độ đau rát sẽ tăng lên khi người bệnh ho, ăn uống và nói chuyện. Triệu chứng này làm cho người bệnh chán ăn uống, ngại giao tiếp.
Viêm phế quản gây sốt
Sốt là một trong những triệu chứng khi phế quản bị viêm. Tùy từng mức độ tổn thương mà người bệnh có thể sốt nhẹ, sốt cao. Các cơn sốt có thể kéo dài liên tục hoặc sốt theo từng cơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người bệnh không xảy ra triệu chứng này.
Viêm phế quản khó thở, thở khò khè
Niêm mạc phế quản bị viêm làm cho lòng phế quản bị thu hẹp, dẫn đến phù nề thành phế quản, cơ trơn phế quản co thắt nhiều hơn… Tình trạng này làm cho lượng không khí qua khe hẹp ở phế quản bị cản trở, gây ra những tiếng thở khò khè từ người bệnh.
Một số triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng phổ biến trên, người bệnh còn có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:
- Tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Phát ban trên da.
- Đỏ mắt.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Để phòng ngừa viêm phế quản hiệu quả, chúng ta cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:
- Virus: Đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm đến 90% các ca mắc viêm phế quản. Một số loại virus phổ biến gây bệnh như virus đại thực bào đường hô hấp, một số chủng herpes…
- Vi khuẩn: Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản do vi khuẩn ít hơn so với virus, chủ yếu là vi khuẩn Chlamydia và khuẩn Mycoplasma.
- Khói thuốc lá: Niêm mạc đường hô hấp rất dễ bị tổn thương và viêm từ chất nicotin có trong khói thuốc lá. Những người hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc lá sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản nói riêng và đường hô hấp nói chung cao hơn người khác.
- Làm việc trong môi trường độc hại cho đường hô hấp: Những đối tượng này thường là thợ may, thợ cơ khí, công nhân trong các nhà máy phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khó bụi trong quá trình sản xuất. Điều này làm cho phổi bị kích thích và tăng nguy cơ mắc viêm phế quản.
- Yếu tố thời tiết: Nhiệt độ thay đổi đột ngột từ hè sang đông khiên cơ thể không kịp thích nghi, làm cho niêm mạc đường hô hấp bị kích ứng. Từ đó, dẫn đến viêm phế quản.
- Yếu tố môi trường: Thường xuyên sống, làm việc tại môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn sẽ khiến đường hô hấp bị tổn thương, làm phế quản bị viêm.
- Sức đề kháng kém: Khi sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể kém, suy yếu sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công. Do đó, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người già, phụ nữ mang thai… là những đối tượng dễ mắc viêm phế quản cao hơn so với người khác.
- Trào ngược dạ dày: Các cơn ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày sẽ khiến vùng cổ họng, phế quản bị kích thích. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ là tác nhân làm phế quản bị viêm.
4. Viêm phế quản có lây không?
Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến nên nhiều người thắc mắc bệnh này có lây không. Thực tế, bệnh có lây hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm ở phế quản. Nếu nguyên nhân là do virus, đặc biệt là virus hợp bào thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra từ người bệnh sang người khỏe thông qua những con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp: Người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus thông qua dịch tiết đường hô hấp như ho, hắt hơi.
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân: Nếu dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải, thau chậu, cốc chén, bát đĩa… với người mắc viêm phế quản thì nguy cơ lây bệnh là rất cao.
Do đó, để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh, bạn cần hình thành những thói quen sau:
- Khi ho hoặc hắt hơi cần sử dụng khăn giấy để tránh phát tán vi khuẩn, virus ra xung quanh.
- Khi phát hiện thấy bản thấy có những dấu hiệu của viêm phế quản cần hạn chế đến nơi đông người, hạn chế đến mức thấp nhất việc tiếp xúc với những người xung quanh.
5. Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm phế quản nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì không gây nguy hiểm, thậm chí có thể chữa trị dứt điểm. Thế nhưng, nếu để bệnh dai dẳng, chuyển sang thể mạn tính thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị hơn, đó là:
- Bệnh viêm phổi: Hệ miễn dịch sẽ ngày càng suy yếu nếu như viêm phế quản diễn ra trong thời gian dài. Từ đó, dẫn đến biến chứng bệnh viêm phổi và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
- Bệnh hen phế quản: Hen phế quản là biến chứng phổ biến nếu như tình trạng phế quản bị viêm không được điều trị dứt điểm. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi hô hấp hít thở nếu như bị hen phế quản.
- Bệnh lý tim mạch: Biến chứng nguy hiểm khi phế quản bị viêm kéo dài là virus có thể lây lan sang cả những bộ phận khác, trong đó có tim mạch. Vì thế, khiến sức khỏe của tim mạch bị ảnh hưởng, dễ gây nhiều bệnh lý nguy hiểm về tim.
6. Chẩn đoán viêm phế quản thế nào?
Để xác định có phải phế quản bị viêm hay không, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về những dấu hiệu mà bạn đã, đang phải đối mặt. Sau đó, bác sĩ sẽ nghe kỹ tiếng phổi khi thở bằng cách sử dụng ống nghe.
Để có kết luận chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cận lâm sàng bằng những biện pháp sau:
- Chụp X-quang ngực: Phim chụp sẽ giúp bác sĩ phát hiện được ở trong phổi và phế quản có biểu hiện bất thường nào hay không.
- Tiến hành làm các xét nghiệm đờm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch từ phế quản hoặc phổi rồi làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá xem có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
- Thực hiện kiểm tra chức năng phổi: Bác sĩ sẽ đo xem phổi giữ được lượng không khí là bao nhiêu cũng như phổi có tốc độ đẩy không khí như thế nào. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra xem đó là bệnh viêm phế quản hay hen suyễn.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ căn cứ vào những chỉ số về bạch cầu tăng hay không tăng để đánh giá bệnh có do virus hay nhiễm trùng không. Đồng thời, cũng xem xét được những yếu tố viêm quan trọng khác nhằm đưa ra hướng điều trị phù hợp.
7. Những phương pháp điều trị
Bác sĩ sẽ căn cứ vào thể viêm phế quản là cấp tính hay mạn tính để có phương án điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Điều trị viêm phế quản cấp tính
Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để giảm triệu chứng của bệnh, đó là:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ những trường bệnh có nhiễm trùng với các triệu chứng như khạc đờm có mủ, sốt kéo dài… thì bác sĩ mới kê thuốc kháng sinh để điều trị.
- Thuốc ho: Nếu người bệnh bị ho quá nhiều, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc ho nhằm bảo vệ cổ họng, phế quản tránh bị tổn thương. Mặt khác, giúp người bệnh ngủ ngon hơn khi các cơn ho được khắc phục.
- Những loại thuốc khác: Tùy từng các triệu chứng mà bác sĩ sẽ sử cân nhắc sử dụng các loại thuốc khác sao cho phù hợp. Chẳng hạn như thuốc kháng virus, thuốc làm loãng đờm, thuốc hạ sốt…
Điều trị viêm phế quản mạn tính
Nếu phế quản bị viêm ở giai đoạn mạn tính thì bác sĩ sẽ tiến hành phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ thiết kế một chương trình tập luyện thể dục với các bài tập phù hợp, kết hợp những bài điều hòa hơi thở. Mục đích là tăng cường sức khỏe và làm giảm những triệu chứng khó chịu do viêm phê quản gây ra.
8. Phòng ngừa viêm phế quản bằng cách nào?
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng một số những biện pháp đơn giản mà hiệu quả dưới đây:
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày nhằm cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột, thời điểm giao mùa.
- Những chất gây kích ứng đường hô hấp bạn cần tránh xa như thuốc lá, khó bụi, các loại sơn…
- Khi đi ra ngoài, làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất, khói bụi… cần phải mang khẩu trang.
- Thường xuyên rửa tay, đặc biệt trước khi ăn, khi đi từ ngoài vào nhà và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế đến những nơi đông người khi không cần thiết là bệnh viện, trường học, các trung tâm mua sắm…
- Chú ý ăn uống đầy đủ các nhóm chất thiết yếu. Tích cực bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất mỗi ngày để cải thiện sức đề kháng.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Không nên uống nước lạnh, nước đá.
- Chú ý vệ sinh, giữ gìn môi trường sống, làm việc được trong lành, thoáng đãng và sạch sẽ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm phế quản. Hy vọng nội dung bài viết mà Genk STF chia sẻ sẽ hữu ích cho các bạn và có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ bản thân trước căn bệnh về đường hô hấp này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
XEM VIDEO: CÂU CHUYỆN CÔ GIÁO CHIẾN ĐẤU VỚI UNG THƯ PHỔI